Đau khớp gối là tình trạng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, không nên xem thường. Nếu chậm trễ khi điều trị, bệnh nhân có thể bị liệt hoặc tàn phế suốt đời. Nhưng thực tế, nhiều người trẻ vẫn xem thường hiện tượng này, đến khi bệnh nặng thì quá trình cứu chữa đã gặp nhiều khó khăn.
Đau khớp gối là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Khớp gối là loại khớp phức tạp, hoạt động bởi sự phối hợp của cơ, gân, dây chằng, bao khớp, sụn khớp. Vì đây là vị trí liên kết xương chính, xương ống chân, xương bánh chè nên rất dễ bị tổn thương.
Tìm hiểu về đau khớp gối
Đau khớp gối hình thành do phần sụn khớp bị bào mòn, các khớp xương cọ xát làm sưng viêm và cản trở sự vận động của chi dưới. Đây là bệnh lý có tính phổ biến và đang trẻ hóa. Theo WHO, tỷ lệ người ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động bởi đau khớp gối là 10%.
Người bệnh có thể bị đau khớp gối trái, phải hoặc đau 2 đầu gối. Xét về cấu trúc, cả hai bệnh đều có nguyên nhân và triệu chứng tương tự.
Tuy nhiên, đầu gối bên chân thuận sẽ chịu trọng tải nhiều hơn bên còn lại. Nghĩa là, nếu bạn thuận bên phải, tình trạng đau đầu gối phải sẽ nhanh thoái hóa và dễ gặp chấn thương hơn.
Nguyên nhân gây đau khớp gối
Nguyên nhân hình thành đau khớp có thể đến từ nhiều yếu tố. Dựa trên các nghiên cứu, chuyên gia đã phân loại các nhóm sau:
Do yếu tố cơ giới
- Thói quen làm việc và sinh hoạt thiếu khoa học: tính chất công việc khiến nhiều người phải mang vác vật nặng, di chuyển nhiều,… Điều này đã tạo áp lực cho đầu gối khiến chúng đau âm ỉ.
- Do chấn thương: tai nạn tác động trực tiếp tới đầu gối làm căng dây chằng, đau khớp gối, trật bánh chè
- Ăn uống thiếu khoa học: người bệnh không bổ sung đủ omega – 3, canxi khiến khớp gối dễ bào mòn và ngày càng yếu
- Sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cafe hoặc đồ uống chứa chất có hại làm gia tăng tình trạng đau nhức
Do yếu tố bệnh lý
- Viêm khớp dạng thấp: đây là bệnh tự miễn phổ biến và rất thường gặp
- Thoái hóa khớp: vì thường chịu áp lực từ cơ thể nên khớp gối dễ bị thoái hóa và dẫn đến đau nhức
- Viêm bao hoạt dịch đầu gối: túi hoạt dịch bị rách gây nhiễm trùng, viêm đau khớp kéo dài
- Viêm xương khớp mãn tính: làm đau khớp, suy nhược cơ thể, khả năng vận động bị hạn chế
- Viêm gân bánh chè: tổn thương gân bánh chè dẫn tới viêm tấy gân quanh khớp gối
Đau khớp gối có triệu chứng gì?
Nhiều người chỉ biết mình mắc bệnh khi khớp gối xuất hiện cơn đau nhức. Tuy nhiên, bên cạnh dấu hiệu này, bệnh còn có nhiều triệu chứng điển hình khác. Chẳng hạn như:
- Nóng, sưng khớp: Viêm khớp gối làm vùng da tại khu vực này nóng, sưng, khi chạm tay sẽ đau dữ dội
- Đau cơ học: Sau khi vận động mạnh, người bệnh thấy đầu gối đau nhức. Sau thời gian nghỉ ngơi, cảm giác đau mới thuyên giảm
- Xuất hiện tiếng lạo xạo: Sụn khớp liên kết lỏng lẻo nên người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lục khục khi vận động
- Tê bì chân: Chèn ép dây thần kinh khiến lực chân dần yếu hơn
- Khớp biến dạng: Đau đầu gối kéo dài làm biến dạng khớp gối và chúng bị hóp vào trong
- Co cứng khớp: Chân khó co và duỗi vào buổi sáng
- Dấu hiệu khác: Bàn chân và cẳng chân tái nhợt, khi chạm vào sẽ thấy lạnh buốt, cơ thể suy nhược
Khi nào đau đầu gối cần gặp bác sĩ?
Nếu đau đầu gối trong 1, 2 lần và có thể cải thiện nhờ chế độ sinh hoạt, người bệnh không cần lo lắng. Ngược lại, những trường hợp sau đây cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ cơ xương khớp:
- Ngay khi bị chấn thương đã nghe thấy tiếng động phát ra tại đầu gối
- Cơn đau ngày càng nặng
- Đầu gối khó di chuyển
- Đi khập khiễng
- Chỗ bị thương sưng tấy, đau nhức
Đau khớp gối có thể đang cảnh báo bệnh xương khớp nguy hiểm. Nó khiến đầu gối đau dai dẳng, hạn chế vận động, nghiêm trọng hơn là teo cơ, biến dạng khớp và bại liệt suốt đời.
Các phương pháp điều trị đau khớp gối chuẩn xác
Đau khớp gối là triệu chứng phổ biến nên nhiều người mang tâm lý chủ quan, không quan tâm đến quá trình điều trị.
Điều này góp phần khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, bạn cần sớm đi khám để có phác đồ chữa bệnh viêm khớp chuẩn.
Đau khớp gối uống thuốc gì?
Với cách điều trị nội khoa, người bệnh có thể sử dụng cả nhóm thuốc cần kê toa hoặc không cần kê toa. Tác dụng chính là giảm đau, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
- Thuốc không cần kê toa
Thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc kháng viêm (NSAID Ibuprofen),… là nhóm thuốc người bệnh nên sử dụng. Tuy nhiên bạn không lạm dụng thuốc vì có thể tác động xấu tới dạ dày hoặc gan, thận.
- Thuốc bắt buộc phải kê toa
Thuốc ức chế chọn lọc (COX-2), thuốc kháng viêm, Glucosamin sulfat. Nhóm thuốc có khả năng kháng viêm toàn diện và loại bỏ triệu chứng đau khớp gối. Lưu ý, đây đều là các loại thuốc được bác sĩ kê đơn, vì vậy người bệnh tuyệt đối không tự ý mua ngoài tiệm.
Biện pháp can thiệp ngoại khoa
Khi quá trình dùng thuốc không đạt kết quả tốt, người bệnh cần tìm cách chữa khác. Nếu tình trạng đau nhức ngày càng nặng, bác sĩ có thể khuyến nghị các biện pháp hỗ trợ. Có thể kể đến như sóng cao tần, laser độ IV, siêu âm,… Đây là các liệu pháp không xâm lấn và có khả năng giảm đau đầu gối, kháng viêm tốt.
Khi không còn biện pháp nào hiệu quả hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật. Tuy nhiên, cách chữa này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên không phải ai cũng phù hợp. Những biện pháp được áp dụng là phẫu thuật nội soi làm sạch hoặc thay khớp nhằm loại bỏ thương tổn và tình trạng viêm nhiễm tại khớp gối.
Đẩy lùi đau khớp gối bằng mẹo tại nhà
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và bạn chưa muốn can thiệp bằng thuốc, hãy áp dụng các mẹo chữa tại nhà. Phương pháp này sẽ hạn chế khả năng gặp tác dụng phụ và hỗ trợ loại bỏ triệu chứng.
Người bệnh có thể sử dụng rau ngổ chữa viêm đau khớp hoặc áp dụng các dược liệu như:
- Hạt gấc: Nướng hạt gấc và ngâm chung với 2 lít rượu. Một tháng sau bạn có thể lấy ra sử dụng. Khi bị đau nhức, bạn hãy lấy rượu gấc xoa bóp tại khớp gối để cải thiện triệu chứng.
- Mật gấu: Bạn nên rửa sạch 8 lá mật gấu, có thể ngâm qua với nước muối để loại bỏ tạp chất. Tiếp theo, bạn xay dược liệu và hòa nước cốt cùng bia. Mỗi ngày bạn uống hỗn hợp khoảng 2 lần vào các buổi sáng – tối.
- Ngải cứu: Sơ chế sạch sẽ ngải cứu sau đó giã nát cùng muối. Bạn sao nóng dược liệu và đắp lên khớp gối. Đợi sau 15 phút thì ngừng đắp.
Lưu ý, mẹo tại nhà không có tác dụng mạnh như thuốc nên không thể điều trị khỏi hẳn. Người bệnh chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn, nếu thấy bệnh không thuyên giảm cần đổi sang hướng điều trị khác.
Đau khớp gối nên tập gì?
Bên cạnh các bài thuốc bằng mẹo, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập tại nhà. Bạn có thể tập kéo giãn cơ bắp chuối, squat, giãn cơ đùi sau, bài tập tăng sức mạnh cho cơ đùi trước,… Yoga cũng là một biện pháp tập luyện phù hợp, giúp lưu thông máu tốt và cơ thể dẻo dai hơn.
Tập kéo giãn cơ đùi sau
- Bạn nằm ngửa, chậm rãi co chân phải và nâng chân trái lên cao, luôn duỗi thẳng chân trái
- Sử dụng cả hai tay để đỡ chân trái rồi kéo về phía thân mình
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây, thả lỏng sau đó thu về trạng thái ban đầu
- Đổi chân và thực hiện tương tự
- Mỗi bên thực hiện động tác khoảng 5 lần
Tập vùng cơ tam đầu đùi
- Bạn nằm sấp trên mặt sàn, duỗi hai chân và để mu bàn chân phải song song với mặt sàn
- Nâng chân phải lên cao, duỗi hết phần ngón chân để kéo dãn cơ đùi
- Giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây và thu về vị trí ban đầu
- Mỗi đợt tập lặp lại từ 5 – 10 lần sau đó đổi chân
Tập yoga tư thế trái núi
- Người bệnh đứng thẳng, để hai bàn chân song song còn gót chân hơi cách nhau, tay xuôi thẳng
- Nâng đầu gối, điều chỉnh hai chân nhẹ nhàng nhưng không làm cứng cơ bụng, căng mắt cá chân
- Chuyển động thật nhẹ nhàng rồi thả lỏng ngón chân, giữ phần đầu và cột sống thẳng, giãn cổ
- Hóp bụng, nâng xương ức, mở rộng lồng ngực và hít thở đều
- Giữ nguyên tư thế vài giây rồi thả lỏng
- Bài tập này nên áp dụng sau bữa ăn từ 4 – 5 tiếng, mỗi ngày thực hiện động tác 10 lần trong 10 – 20 giây
Cách điều trị đau khớp gối bằng Đông y
Trong đông y, đau khớp gối gây ra bởi hai yếu tố nội nhân và ngoại nhân. Nghĩa là, người tuổi cao, mắc các bệnh liên quan đến tạng thận, tạng can khiến thận hư.
Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi, đối tượng có hệ miễn dịch kém dễ bị ngoại nhân xâm nhập làm tắc nghẽn khí huyết. Lúc này, các khớp bị tê, sưng đau, triệu chứng nặng dần khi nhiễm lạnh hoặc trong giai đoạn chuyển mùa.
Đông y sẽ giải quyết triệu chứng khó chịu và loại bỏ tận gốc căn nguyên bằng bài thuốc nam có nguồn gốc thảo dược. Dược liệu thuần từ nhiên, an toàn và lành tính nên không phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Cơ chế điều trị chuyên sâu, loại trừ hoàn toàn căn nguyên sẽ phòng ngừa bệnh tái phát.
Đau khớp gối kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Một thực đơn tốt và lành mạnh là điều kiện thuận lợi giúp cải thiện nhanh tình trạng đau khớp gối. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, triệu chứng khó chịu sẽ sớm bị loại bỏ. Đồng thời, thời gian khỏi bệnh cũng được rút ngắn.
Đau khớp gối nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng góp phần gia tăng tốc độ phục hồi của xương khớp. Khi cơ thể được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, các cơ sẽ thêm phần chắc khỏe. Theo đó, người bị đau khớp nên ăn gì::
- Thực phẩm giàu canxi
Hoạt chất giúp xương chắc khỏe, hạn chế sản sinh hoạt chất có hại cho sụn khớp. Từ đó, người bệnh có thể ngăn ngừa những bệnh lý về xương khớp
- Rau, củ, trái cây tươi
Rau xanh là thực phẩm tự nhiên có khả năng tăng độ nhờn cho khớp và rất tốt cho người bệnh. Trong rau chứa nhiều Sulforaphane cùng hợp chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa enzyme và kháng viêm tốt để cải thiện tình trạng tổn thương tại sụn.
- Thực phẩm chứa Beta Carotene
Đây là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng ngăn chặn gốc tự do khiến sụn bị tổn thương. Có thể tìm thấy hợp chất trong các loại rau hoặc trái cây có màu xanh, đỏ, cam,…
- Thực phẩm giàu Bioflavonoids và vitamin C
Các chất có khả năng gia tăng mức độ cột sống và xương đùi. Vì vậy nhóm thực phẩm này rất tốt đối với người bị xương khớp.
Viêm khớp gối kiêng ăn gì?
Không chỉ chú trọng vào nhóm thực phẩm nên ăn, người bệnh nên quan tâm đến các món ăn cần tránh để hạn chế biến chứng. Chẳng hạn như:
- Đồ ăn nhanh
Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chứa đường và photpho, triệu chứng đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, đồ ăn nhanh còn làm tăng hàm lượng lipid trong máu và khiến cơn đau dữ dội hơn.
- Các loại thịt đỏ
Trong thịt đỏ chứa lượng đạm khá cao, khi cơ thể hấp thụ sẽ khiến tình trạng viêm đau chuyển biến nặng thêm. Để ngăn chặn hiện tượng đau nhức, bạn nên tránh sử dụng thịt dê, thịt bò, thịt chó,…
- Thực phẩm chứa Cholesterol hoặc axit oxalic
Khi hàm lượng cholesterol quá cao, người mắc bệnh xương khớp và tim mạch đều chịu tác động xấu. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này để làm giảm mức độ đau nhức.
Thêm vào đó, axit oxalic cũng là thành phần hóa học không tốt đối với xương khớp. Tốt nhất, bạn nên tránh ăn thực phẩm chứa hoạt chất này.
- Muối
Ăn quá mặn khiến cơn đau ngày càng nghiêm trọng. Mặt khác, muối là một trong những yếu tố làm cản trở sự hấp thu canxi ở xương, từ đó phát sinh tình trạng loãng xương. Người bị đau khớp gối cần ăn nhạt để nhanh chóng phục hồi tình trạng viêm đau khớp
Đau khớp gối đang có tình trạng gia tăng và xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Ở giai đoạn nặng, hiện tượng này sẽ trở nên nghiêm trọng, làm hạn chế khả năng vận động và có thể dẫn đến bại liệt. Vì vậy, khi các cơn đau trở nặng, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, bạn nên sớm đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Tại đây, y bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh chuẩn xác để hạn chế biến chứng xấu.
GỢI Ý XEM THÊM