Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng mạnh với những thay đổi thời tiết đột ngột, gây nổi mẩn đỏ, ngứa da, hắt hơi, chảy nước mũi. Bài viết dưới đây tổng hợp 10 loại thuốc dị ứng thời tiết được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Dị ứng thời tiết là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể bạn ứng với sự thay đổi của thời tiết. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy. Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp như khó thở thở, khò khè,…
Có 2 dạng dị ứng thời tiết:
- Dị ứng cấp tính: Triệu chứng bệnh diễn ra trong vòng 1 ngày đến dưới 6 tuần. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh sẽ tính triển lên thành mãn tính.
- Dị ứng mãn tính: Triệu chứng bệnh kéo dài trên 6 tuần, kèm theo triệu chứng nguy hiểm, như tụt huyết áp, sưng phù nề, nhiễm trùng da, sốc phản vệ, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết:
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại, khiến độ ẩm thay đổi. Điều này tạo điều kiện để các dị nguyên trong môi trường phát triển và làm rối loạn hệ miễn dịch cơ thể .
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sản sinh ra các phản ứng dị ứng tạo ra kháng thể và các chất hóa học để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại. Đồng thời, cơ chế sản sinh Histamine cũng chịu tác động nhất định, gây ra những phản ứng dị ứng thời tiết.
Cơ chế điều trị của thuốc dị ứng thời tiết
Thuốc dị ứng thời tiết thường có các công dụng như sau:
- Chống Histamin: Hầu hết các loại thuốc dị ứng thời tiết thuộc nhóm antihistamines có tác dụng ngăn chặn tác động của Histamin – Một hợp chất sinh học gây ra triệu chứng ngứa, chảy nước mũi, mẩn đỏ, sưng nổi da.
- Giảm viêm và ngứa: Các loại thuốc anti-inflammatory như corticosteroids có khả năng giảm viêm, ngứa, nhất là khi da bị kích thích và có các vết mẩn đỏ.
- Mở lỗ chân lông: Thuốc dị ứng thời tiết có thành phần bronchodilators giúp mở lỗ chân lông, giảm nguy cơ bít tắc, ngăn viêm nhiễm.
- Giảm sưng: Các thuốc kháng sưng như leukotriene modifiers giúp giảm sưng, kiểm soát các triệu chứng dị ứng hiệu quả.
- Dưỡng ẩm: Thuốc chứa ceramides hoặc các loại kem dưỡng ẩm giúp duy trì độ ẩm cho da, ngăn chặn tình trạng khô da, nứt nẻ.
- Thay đổi phản ứng miễn dịch: Các thuốc immunomodulators có thể tác động đến phản ứng miễn dịch, giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng thời tiết.
Khi nào cần sử dụng thuốc dị ứng thời tiết?
Bạn nên sử dụng thuốc trị dị ứng thời tiết khi các triệu chứng bệnh như sưng mắt, chảy mũi, ngứa da gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, công việc và chất lượng cuộc sống.
Việc dùng thuốc nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
Top 10 thuốc dị ứng thời tiết thường dùng
1. Siro uống Tiêu Ban Thủy
Siro Tiêu Ban Thủy giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, đặc biệt phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ. Sản phẩm được nhiều người bệnh tin dùng và đánh giá tích cực.
Tác dụng:
- Giảm nhanh tình trạng phát ban, ngứa ngáy, mẩn đỏ,…
- Đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, mát gan, thanh nhiệt.
Cách sử dụng:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Liều lượng 6ml mỗi ngày, chia thành 3 lần uổng. Nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Liều lượng là 5ml mỗi ngày, chia 3 lần.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi: Liều lượng 8ml mỗi ngày, chia 3 bữa.
- Trẻ từ 7 – 10 tuổi: Liều lượng là 10ml mỗi ngày, chia 3 lần.
- Trẻ trên 10 tuổi và người lớn: Liều lượng 20 – 30ml mỗi ngày, chia thành 3 lần sử dụng.
Giá tham khảo: 50.000đ.
2. Thuốc Loratadine
Thuốc dị ứng thời tiết Loratadine có xuất xứ từ Ấn Độ, được bào chế dưới dạng là siro uống, viên ngậm hoặc viên nén. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thành phần: Magnesium Stearate, Lactose Monohydrate, Loratadine, Maize Starch,…
Tác dụng:
- Cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết như ngứa ngáy, phát ban, sưng tấy, sổ mũi,…
- Cải thiện tình trạng viêm mũi, hắt hơi, giúp hô hấp dễ dàng hơn.
- Các tác dụng chống histamin, giảm ngứa và đỏ da do dị ứng.
- Có hiệu quả tác động kéo dài, giúp giảm số lần sử dụng thuốc trong ngày.
Cách sử dụng:
- Trẻ từ 2 – 12 tuổi: Uống 5ml/ngày.
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống 10mg/ngày.
Tác dụng phụ: Hồi hộp, lo âu, đau đầu, mất ngủ, ho, viêm họng, miệng thường khô, đắng, nhiệt miệng. Thậm chí gây đau bụng, tiêu chảy nếu sử dụng quá liều.
Giá tham khảo: 15.000đ.
3. Thuốc Zyrtec
Thuốc dị ứng thời tiết Zyrtec là thuốc thuộc nhóm Histamin H1, được ưa dùng hàng đầu hiện nay. Ngoài những tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng thời tiết, thuốc Zyrtec còn hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý liên quan khác như: Viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay,…
Thành phần chính: Cetirizine Dihydrochloride
Tác dụng:
- Đẩy lùi triệu chứng dị ứng thời tiết phổ biến, như ngứa ngáy, mẩn đỏ, ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục
- Hạn chế tái phát dị ứng thời tiết.
- Giúp hạ sốt trong thời gian ngắn.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Liều dùng 1 viên Zyrtec/ngày.
- Trẻ nhỏ: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi điều trị bệnh bằng thuốc Zyrtec, không sử dụng nước có ga.
Giá tham khảo: 90.000đ.
4. Thuốc Cezil
Thuốc Cezil có nguồn gốc từ Ấn Độ, khá phổ biến ở Việt Nam. Thuốc Cezil chuyên được dùng để điều trị các bệnh da liễu như dị ứng thời tiết, nổi mề đay.
Thành phần: Cezil 10mg.
Tác dụng:
- Giảm bớt tình trạng ửng đỏ, da nổi vết sần, ngứa ngáy, bị phát ban khắp cơ thể.
- Giúp hạ sốt nhanh chóng.
- Cản trở quá trình giải phóng Histamin – Yếu tố gây kích ứng trên làn da.
Cách sử dụng:
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Liều dùng 1 viên/ngày.
- Người già uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn ngủ, đắng và khô miệng,…
Giá tham khảo: 150.000 – 160.000đ.
5. Thuốc dị ứng thời tiết Fexofenadine
Fexofenadine là một loại thuốc kháng histamin được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Thuốc cho hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt, cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết, giúp ức chế histamin, giảm kích ứng da. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang hoặc viên nén bao phim.
Thành phần: Fexofenadine Hydrochloride
Tác dụng: Giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, ửng đỏ và các vết sần trên da.
Cách sử dụng: Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: liều dùng 120mg/ngày.
Tác dụng phụ: Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
Giá tham khảo: 3000đ/viên.
6. Thuốc Telfast BD
Telfast BD là một loại thuốc dị ứng thời tiết giúp nhanh chóng giảm khó chịu, giảm tổn thương trên da. Công thức thuốc tập trung vào các thành phần chính, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người dùng.
Thành phần chính: Fexofenadine Hydrochloride.
Tác dụng:
- Giảm các triệu chứng nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa da, da nổi vết sần.
- Cải thiện triệu chứng ngứa họng, nghẹt mũi, ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt.
Cách sử dụng:
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Liều dùng 1 viên Telfast/ngày.
- Trẻ 2 – 12 tuổi: Liều dùng nửa viên/ngày.
Giá tham khảo: 36.000đ.
7. Thuốc Clorpheniramin 4
Thuốc Clorpheniramin 4 được thiết kế dưới dạng viên nén, giúp giảm nhanh triệu chứng dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng.
Tác dụng:
- Kháng histamin, ngăn chặn dị ứng thời tiết trở tặng.
- Giảm nhanh các triệu chứng trên làn da, cải thiện ngứa ngáy, nổi sần, phát ban, ngứa mũi, chảy nước mũi, hạn chế hắt hơi liên tục do dị ứng thời tiết.
- Ngăn chặn cơ thể tiết chất Acetylcholin, giúp giảm kích ứng và hạn chế nguy cơ tái phát dị ứng.
Cách sử dụng:
- Trẻ nhỏ: Liều dùng 1 viên/ngày.
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Liều dùng 3 viên/ngày.
Giá tham khảo: 40.000đ.
8. Thuốc dị ứng thời tiết Phenergan
Đây là thuốc thuộc nhóm kháng histamin, giảm cảm giác ngứa và ửng đỏ trên da. Sản phẩm này nổi bật với tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả triệu chứng dị ứng thời tiết.
Thành phần chính: Promethazine
Tác dụng:
- Giảm các triệu chứng ngứa rát, ửng đỏ, nổi sần trên da.
- Giảm những vết thương trên da do tia X, côn trùng và bỏng nhẹ.
Cách sử dụng:
- Bôi thuốc 3 lần/ngày.
- Bôi với lượng vừa đủ, dàn mỏng.
Tác dụng phụ: Da bị dị ứng nhẹ nếu như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị bằng thuốc.
Giá tham khảo: 20.000đ.
9. Thuốc Promethazin Hydroclorid
Thuốc Promethazin Hydroclorid có tác dụng điều trị triệu chứng dị ứng thời tiết. Thuốc được bào chế đa dạng dưới dạng viên nén uống, dung dịch tiêm, kem bôi, siro uống, rất tiện dụng.
Thành phần chính: Promethazin Hydroclorid
Tác dụng:
- Chống lại histamin, khắc phục các triệu chứng kích ứng trên da.
- Điều trị nhanh chóng và hiệu quả tình trạng dị ứng thời tiết, nổi mề đay, bỏng da, bị dị ứng bởi tia X,…
Cách sử dụng:
- Trẻ nhỏ: Liều dùng từ 0,1 – 0,5mg/kg
- Người lớn: Liều dùng 4 lần/ngày, mỗi lần dùng 12,5mg/kg.
Tác dụng phụ: Tim đập nhanh, khô và đắng miệng, mắt mờ, tăng huyết áp, buồn ngủ,…
Giá tham khảo: 25.000đ.
10. Macoxen
Macoxen là một sản phẩm chức năng có thành phần từ thảo dược, hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết. Macoxen giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da.
Thành phần: Hoàng kỳ, kim ngân hoa, kinh giới, liên kiều, sinh địa.
Công dụng:
- Giảm các biểu hiện khó chịu do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, hoặc nọc độc từ côn trùng gây ra.
- Tăng cường chức năng gan, thận
Cách sử dụng:
- Người lớn: Liều dùng 3 viên/ngày, uống vào sáng, trưa, tối sau bữa ăn.
- Trẻ em: Liều dùng 2 viên/ngày.
Giá tham khảo: 600.000đ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc dị ứng thời tiết
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc dị ứng thời tiết, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chấp nhận tư vấn y tế: Trước khi điều trị, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để lựa chọn được loại thuốc phù hợp và an toàn với tình trạng dị ứng của bạn.
- Tuân thủ đúng liều lượng: Luôn sử dụng thuốc theo liều lượng được bác sĩ hưỡng dẫn hoặc theo thông tin trên hộp thuốc.
- Không tự thay đổi liều lượng: Tránh tự chẩn đoán tình trạng và tự thay đổi liều lượng thuốc, loại thuốc.
- Không tự ý điều trị: Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm tự nhiên hoặc thảo dược, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc.
- Chú ý đến tác dụng phụ: Theo dõi mọi dấu hiệu trên da khi sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
- Giữ ghi chú tình trạng sức khỏe: Ghi chép triệu chứng và phản ứng của cơ thể để bác sĩ hiểu rõ hơn về tình hình của bạn và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
- Tái khám định kỳ: Thăm khám định kỳ để được kiểm tra sức khỏe, đánh giá hiệu quả điều trị.
Hướng dẫn phòng ngừa dị ứng thời tiết
- Tránh để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân làm tăng nguy cơ dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, khói bụi, lông động vật,…
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như rau củ quả để tăng cường sức đề kháng.
- Sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, kết hợp tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá,… vì có thể làm triệu chứng dị ứng nặng thêm.
- Mặc trang phục thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh các loại trang phục bó, gây cọ xát vì có thể khiến triệu chứng dị ứng lan rộng.
- Hạn chế gãi ngứa, giữ vệ sinh để tránh nhiễm trùng da.
- Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc dị ứng thời tiết gây biến chứng, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Dị ứng thời tiết thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng nếu không có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả, bệnh dễ tái phát, có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như hen suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp, sốc phản vệ, thậm chí tử vong.
Dị ứng thời tiết KHÔNG lây. Dị ứng thời tiết là bệnh lý xuất hiện do phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể đối với các tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường, như phấn hoa, bụi mịn, lông động vật,...
Thời gian để khỏi dị ứng thời tiết tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ dị ứng, phương pháp điều trị. Dị ứng mùa hoa cỏ có thể khỏi khi kết thúc màu hoa và tái phát vào mùa hoa năm sau. Dị ứng thời tiets suốt năm thì đòi hỏi phải điều trị kiểm soát triệu chứng liên tục.
Kiêng tiếp xúc gió hoặc nước lạnh, tránh để bị nhiễm lạnh khi tắm. Nên tắm bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió. Sau khi tắm nên lau khô người, dùng sưởi hoặc trùm kín chăn.
Kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng da, như:
- Thức ăn giàu đạm: Hải sản, sữa, trứng bơ, thịt đỏ,... dễ gây kích ứng da, nổi đỏ toàn thân, tình trạng ngứa ngáy, khó thở do dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đậu phộng: Có chứa Albumin và Vicilin - Là chất gây dị ứng mạnh
- Món ăn cay nóng: Gây nóng trong, tăng thân nhiệt, kích thích phản ứng dị ứng.
- Thực phẩm lạnh: Hạn chế lưu thông máu, gan thải độc kém khiến chất độc tích tụ.
- Thực phẩm lên men: Cà pháo, cải chua, dưa muối,....
- Rượu bia, chất kích thích: Dễ tích tụ trong cơ thể và gây độc.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dị ứng thời tiết, mỗi loại có thành phần, cơ chế điều trị và cách sử dụng khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
DÀNH CHO BẠN