Tạp Chí Đông Y Cung Cấp Thông Tin Y Tế Bệnh Lý Da Liễu

Da liễu là bệnh lý phổ biến, muốn tìm thông tin trên mạng chỉ cần 1 cú click chuột sẽ trả lại hàng ngàn kết quả. Để hỗ trợ bạn đọc trong việc chắt lọc những thông tin hữu ích, chính xác đặc biệt về Y học cổ truyền như bài thuốc điều trị hay cơ sở y tế khám chữa,…trang tin Tạp chí đông y ra đời, mời bạn đón đọc. 

Thông tin về bệnh da liễu trên Tạp chí đông y

Bệnh da liễu là tổng hợp tất cả các bệnh ảnh hưởng tới da, cấu trúc dưới da, lông, tóc và móng. Một số bệnh da liễu thường gặp ở Việt Nam gồm: Vảy nến, mề đay, dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa… Thực tế bệnh này không khó điều trị nhưng nếu chủ quan bệnh sẽ tái lại nhiều lần, gây biến chứng nghiêm trọng từ đó kéo dài thời gian điều trị và tốn kém chi phí.

Để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về những phương pháp thường được sử dụng hiện nay trong điều trị các bệnh về da liễu, tạp chí Đông y đã không ngừng cập nhật và hoàn thiện những bài viết chuyên sâu, nghiên cứu mới, các nguồn thông tin hữu ích, chính xác. Từ đó, tùy vào nhu cầu mà độc giả có thể dễ dàng khi tra cứu mọi thông tin liên quan như cơ sở uy tín, bác sĩ giỏi, dược liệu quý, triệu chứng và cách điều trị… 

Ưu nhược điểm từ những phương pháp điều trị bệnh da liễu hiện nay

Một số các phương pháp điều trị bệnh ngoài da thường được áp dụng bao gồm: Điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân kết hợp với loại bỏ căn nguyên gây bệnh.

Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da có nhiều loại: Thuốc mỡ, thuốc dạng kem, thuốc dạng gel, thuốc có chứa corticoid… Sử dụng thuốc bôi ngoài da có một số ưu điểm dễ nhận thấy đó là mang lại tác dụng dịu nhẹ với làn da, niêm mạc; có khả năng hút dịch tiết ra khỏi vùng da bị viêm, có vết thương; giữ độ ẩm cần thiết cho da; hoặc ngăn chặn tế bào da tạo ra các chất gây viêm khi tiếp xúc với chất kích thích hay dị nguyên. 

Tuy nhiên thuốc bôi ngoài da cũng có những mặt hạn chế nhất định như: chỉ điều trị được phần ngọn, làm hạn chế sự trao đổi chất giữa vùng da bôi thuốc với môi trường bên ngoài, làm bẩn quần áo, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm như: teo da, giãn mạch, mất sắc tố tạm thời ở vùng da bôi thuốc, tổn thương da…

Lưu ý: Khi bôi thuốc, người bệnh không được gãi, cạo, chà xát vào chỗ da bị viêm. Chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.

Thuốc kháng histamin

Có các loại bôi tại chỗ, thuốc uống, thuốc tiêm. Tác dụng chống ngứa, chống dị ứng cho nhiều bệnh ngoài da. Tuy nhiên phương pháp này tồn tại một số mặt hạn chế như dễ gây phụ thuộc thuốc, nhờn thuốc hoặc gây tác dụng phụ như: buồn ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt… 

Lưu ý:  Cần sử dụng kháng histamin hợp lý theo chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, những bệnh nhân có các bệnh khác kèm theo cần cân nhắc lựa chọn loại kháng histamin phù hợp.

Thuốc Đông y

Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân hình thành các bệnh lý da liễu thường là do yếu tố phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, đồng thời chức năng hoạt động của tạng phủ như gan thận cũng bị suy yếu.

Muốn điều trị hiệu quả cần trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, hồi phục sức khỏe từ bên trong, tự khắc các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài da sẽ hết. Hiện có nhiều bài thuốc y học cổ truyền được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu hiệu quả. 

Các chuyên gia YHCT đã nghiên cứu, tìm hiểu dựa trên nhiều nguồn tài liệu và kinh nghiệm, kết hợp nhiều vị thuốc quý hiếm trong Đông y để tạo nên những bài thuốc chất lượng, lành tính, an toàn với mọi đối tượng. 

Ưu điểm của thuốc Đông y là dễ thấm sâu vào bên trong cơ thể, tác động tới tận căn nguyên của bệnh, đào thải độc tố ra ngoài, giúp tiêu viêm, giảm ngứa, điều trị triệt để và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Điểm hạn chế của phương pháp này là tác dụng chậm nên cần thời gian mới phát huy được hiệu quả tối đa. Bởi thế, người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nhận thấy lợi ích từ việc điều trị bằng Y học Cổ truyền, hiện nhiều bệnh nhân tìm tới các bài thuốc Đông y để chữa các bệnh lý da liễu và cho những đánh giá rất tích cực.

Bạn đọc hoàn toàn có thể tìm kiếm tất cả thông tin liên quan đến bệnh lý da liễu trên trang tin tapchidongy.org

  • Thông tin bệnh học
  • Giải pháp điều trị 
  • Các bài thuốc đông y nổi tiếng cho hiệu quả cao
  • Địa chỉ khám chữa uy tín
  • Bác sĩ giỏi, tận tâm
  • Dược liệu có tác dụng chữa bệnh

Xem chi tiết: Tra cứu bệnh lý da liễu

Tham khảo một số dược liệu có tác dụng điều trị bệnh da liễu

Một số cây dược liệu thường dùng chữa các bệnh lý ngoài da tại nhà theo YHCT:

Đinh lăng

Theo Đông y, đinh lăng hơi có vị đắng, tính bình là cây thuốc quý được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh như chống dị ứng, giải độc thức ăn, ho ra máu… Đặc biệt, Đông y thường dùng lá của cây đinh lăng để chữa mụn nhọt, sưng tấy, giảm ngứa ngáy. Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh cây đinh lăng có tính kháng viêm, giảm sưng nên hiệu quả tốt trong điều trị viêm da gây ngứa ngáy và sưng đỏ.

Cách sử dụng: Rửa sạch một nắm lá đinh lăng đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó sắc với 500ml nước trong 15-20 phút cho tới khi còn 250ml là được. Chia nhỏ phần nước cô đặc này để uống trong ngày để trị ngứa ngoài da rất tốt. 

Lưu ý: Không để nước thuốc qua đêm.

Lá lốt

Theo Đông y, lá lốt là một trong một số thuốc Nam có nhiều công dụng. Lá lốt có vị nồng, tính ấm, có mùi thơm. Nhờ công dụng kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc…lá lốt được áp dụng vào chữa trị viêm da cơ địa rất tốt.

Cách sử dụng: Lá lốt rửa sạch, để ráo, thái nhỏ, mang đi sao nóng. Sau đó mang lá lốt đã sao nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 30 phút tới khi nước cạn còn khoảng ⅔ ấm thì chắt lấy nước uống (nên uống khi còn ấm). Kiên trì trong 1 tháng tình trạng ngứa, nóng đỏ, khó chịu sẽ cải thiện rõ.

Lá đơn đỏ

Theo Đông y, lá đơn đỏ có lợi ích chính là giải độc, trị liệu viêm nhiễm, bảo vệ những thương tổn ngoài da hiệu quả nhờ một số hoạt dược kháng viêm nhiễm. Lá đơn đỏ có tác dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa, dị ứng, nổi ban, mề đay, mẩn ngứa.

Cách sử dụng: Rửa sạch lá đơn đỏ, nấu lá cùng nước sôi trong khoảng 10 phút. Đợi nước nguội bớt rồi đem ngâm rửa tại vùng da bị bệnh hiệu quả rất tốt.

Lá khế

Trong Đông y, lá khế có vị chua, chát, tính lành, mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Với đặc điểm này, lá khế được dùng để điều trị hiệu quả các bệnh lý mề đay, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa… tại nhà.

Cách sử dụng: Rửa sạch khoảng 20-30 lá khế bằng nước muối pha loãng. Sau đó cho vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ, tới khi lá khế chuyển sang màu vàng, đợi nước nguội hẳn dùng để tắm. Khi tắm, có thể dùng lá khế chà nhẹ lên vùng da đang bị ngứa, nổi mề đay, mẩn đỏ sẽ tăng hiệu quả điều trị.

Nên đọc: Danh sách những cây thuốc nam quý

Không chỉ cung cấp những thông tin bổ ích về bệnh lý da liễu, trang tạp chí Đông y còn giới thiệu tới quý bạn đọc những chuyên gia bác sĩ hàng đầu cả nước về lĩnh vực khám và điều trị bệnh bằng YHCT.

Đồng thời cũng điểm tên một số địa chỉ khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn và cho đánh giá tốt.

Nên đọc: Tra cứu bác sĩ y học cổ truyền

Vì vậy, để tiếp cận nhanh chóng những thông tin quan trọng, mới mẻ về bệnh lý da liễu, quý bạn đọc có thể truy cập vào website tapchidongy.org để tìm hiểu và cập nhật thông tin hàng ngày. Chúng tôi hứa hẹn sẽ đem đến một nền tảng thông tin đáng tin cậy, nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe cho toàn thể cộng đồng.

Nguồn bài viết: https://www.tapchidongy.org/

Cập nhật lúc: 4:10 PM , 27/03/2024

Tin liên quan

Tạp chí đông y, nghiên cứu và điều trị bệnh mề đay bằng Y học cổ truyền

Khi mề đay, mẩn ngứa ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng thì người bệnh có xu hướng tìm tới các biện pháp Y học cổ truyền để...

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực chữa bệnh không dùng thuốc. Nhiều...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *