Những Cách Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh mãn tính, gây đau đớn và hạn chế vận động vùng thắt lưng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng teo cơ, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, bại liệt chi dưới,… Dưới đây tổng hợp các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả và những điều lưu ý bạn cần biết.

Thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh xuất hiện do quá trình lão hóa của các đốt sống và đĩa đệm, khiến phần cột sống biến dạng. Thoái hóa đốt sống lưng tiến triển từ từ gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống vùng thắt lưng mà không có biểu hiện viêm.

Quá trình thoái hóa đốt sống lưng là hậu quả của nhiều yếu tố, bao gồm: Tuổi cao, nghề nghiệp lao động nặng, tiền sử chấn thương, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế vận động,…

Sụn khớp và đĩa đệm chịu áp lực quá tải trong nhiều năm dẫn đến tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, đĩa đệm mất tính đàn hồi, xơ cứng dây chằng bao khớp. Từ đó tạo nên những triệu chứng và biến chứng bệnh thoái hóa đốt sống lưng.

Vì sao phải chữa thoái hóa đốt sống lưng?

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn (Phó Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, Cố vấn y khoa VTV2), thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý phổ biến và ngày càng trẻ hóa. Nếu trước kia bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 50 thì nay rất nhiều trường hợp mắc bệnh khi vừa bước qua tuổi 30.

Dù không đe dọa tính mạnh, nhưng triệu chứng của thoái hóa đốt sống lưng ảnh hưởng rất lớn đến vận động, sinh hoạt và cuộc sống, như:

  • Cứng cột sống, đau nhức âm ỉ, đau dữ dội hơn khi vận động.
  • Cơn đau xuất hiện cả trong lúc nghỉ ngơi, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
  • Hẹp ống sống, đau học theo dây thần kinh.
  • Yếu chân, tê nhức chân.
  • Mất thăng bằng, đi lại khó khăn.

Khi bệnh tiến triển nặng, rất khó điều trị. Không ít người mất khả năng tự chăm sóc bản thân, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội vì biến chứng của căn bệnh này.

Một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau dây thần kinh tọa
  • Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống
  • Biến dạng cột sống
  • Chèn ép tủy sống
  • Teo cơ, tàn phế, bại liệt
  • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quan
  • Suy giảm thị lực

Điều trị thoái hóa đốt sống lưng sớm là cần thiết để giảm nhẹ triệu chứng, duy trì khả năng vận động, ngăn ngừa biến chứng đe dọa sức khỏe người bệnh.

Các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng

Tùy tình trạng sức khỏe, triệu chứng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian trong chữa xương khớp được áp dụng khá phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, lành tính và tiết kiệm.

Một số bài thuốc dân gian tham khảo:

  • Dùng xương rồng: Xương rồng có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau. Sử dụng xương rồng chia ba hoặc xương rồng bẹ, loại bỏ gai, ngâm rửa nhiều lần để loại bỏ mủ, nướng chín, rồi chườm lên khu vực đốt sống bị thoái hóa.
  • Dùng ngải cứu: Ngải cứu là thảo dược vị đắng cay, tính ấm, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau. Bạn cần chuẩn bị 1 nắm ngải cứu, sao vàng cùng một chút muối, cho hỗn hợp vào vải sạch rồi chườm lên vùng bị đau.
  • Dùng rượu ngâm hạt gấc: Hạt gấc có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng rượu ngâm hạt gấc để xoa bóp thắt lưng. Lưu ý chỉ bôi ngoài da, không nên dùng đường uống.

Các cách chữa dân gian chỉ có tác dụng giảm đau nhẹ bên ngoài. Nếu bệnh nhân chủ quan chỉ áp dụng phương pháp này có thể sẽ bỏ lỡ giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất.

Bài tập cột sống

Các bài tập cột sống mang lại nhiều lợi ích, như:

  • Tăng cường lưu thông và tuần hoàn máu, cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất của xương khớp.
  • Giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai, nâng cao sức bền, ngừa bệnh tật.
  • Gia tăng sức mạnh của cơ lưng, cơ mông, cơ đùi, cơ bụng,…
  • Giảm đau nhức xương khớp.
  • Giảm mỡ thừa, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Giảm căng thẳng, giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ.

Một số bài tập hữu ích:

Tư thế chuẩn bị: Mặc trang phục thoải mái, nằm thả lỏng trên mặt sàn hoặc nệm cứng, buông 2 tay dọc theo 2 bên thân, chân duỗi thẳng.

  • Bài tập 1 – Kéo giãn cơ lưng 2 bên: Co 2 chân, đan 2 tay vào nhau, kéo sát 2 đầu gối về phía ngực rồi hít sâu. Sau đó duỗi thẳng 2 chân về vị trí ban đầu, thở ra từ từ. Bài tập giúp kéo giãn vùng cơ thắt lưng, cơ tam đầu đùi, cơ mông.
  • Bài tập 2 – Nghiêng xương chậu ra sau: Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sàn, hít vào, thư giãn cơ bụng rồi thở ra nhẹ nhàng. Bài tập giúp thư giãn cơ lưng dưới, cải thiện sức mạnh cơ bụng.
  • Bài tập 3 – Di động cột sống: Bắt đầu ở tư thế quỳ bò, ngẩng đầu lên, hạ lưng xuống, hít vào rồi cúi đầu xuống, uốn cong lưng lên, thở ra. Khi thực hiện bài tập tay chân không được di chuyển. Bài tập giúp cải thiện sự linh hoạt của cột sống.
  • Bài tập 4 – Tập cơ lưng: Nằm sấp, 2 tay đặt dọc theo thân mình. Nâng đầu và ngực lên, hít vào rồi đưa người về tư thế ban đầu, thở ra. Bài tập giúp nâng cao sức mạnh của nhóm cơ vùng thắt lưng.

Những điều cần lưu ý:

  • Chống chỉ định với các trường hợp bị đau lưng cấp, nhiễm trùng cột sống, ung thư cột sống, chấn thương gây gãy hoặc mất vững đốt sống.
  • Thời gian luyện tập tốt nhất là 2 lần/ngày khi buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.
  • Mỗi động tác thực hiện 5 – 10 lần, mỗi lần giữ khoảng 3 – 5 giây.
  • Thời gian, tần suất luyện tập tùy theo sức khỏe, thể lực.
  • Nên xin ý kiến tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ trước khi áp dụng.

Vật lý trị liệu

Là phương pháp hỗ trợ điều trị, giúp kiểm soát các cơn đau cấp tính, phục hồi chức năng. Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất có thể kể tới:

  • Sóng ngắn: Tạo kích thích để tăng tuần hoàn máu, đẩy nhanh tốc độ phục hồi các đốt sống bị thoái hóa.
  • Kích thích điện: Giúp ức chế đường dẫn truyền thần kinh từ não, đánh lừa cảm giác đau.
  • Laser cường độ cao: Đẩy nhanh quá trình tái tạo mô cơ, cải thiện đau nhức.
  • Kéo dãn cột sống bằng máy: Giúp kéo giãn, mở rộng lỗ liên hợp, hỗ trợ làm lành bao cơ, đưa đĩa đệm và cột sống về đúng vị trí, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
  • Massage: Dùng tay, chân hoặc dụng cụ hỗ trợ thực hiện thao tác bấm chặt, xoa bóp, nhào nặn, đấm vỗ,… giúp giảm đau đớn, tê cứng.
  • Châm cứu: Dùng kim châm cứu kích thích một số huyệt vị, giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Tác động trực tiếp lên vị trí cột sống bị đau, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
  • Tắm suối khoáng: Giúp giải độc, thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, giảm nhẹ triệu chứng đau đớn, khó chịu.

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y là phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định trong chữa thoái hóa đốt sống lưng. Sử dụng thuốc tây y cho hiệu quả nhanh và rõ rệt. Các nhóm thuốc thường được kê đơn gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Giúp giảm đau nhức, co cứng cơ vùng thắt lưng, cột sống. Bao gồm: Acetaminophen (giảm đau cột sống cấp tính), nhóm NSAID (giảm đau, tiêu viêm tạm thời), thuốc Opioid (thuốc giảm đau mạnh),…
  • Nhóm thuốc gây ức chế thần kinh: Bác sĩ có thể kết hợp thuốc gây ức chế thần kinh và thuốc giảm đau để tăng hiệu quả kiểm soát cơn đau.
  • Thuốc Steroid: Có công dụng giảm đau, được chỉ định khi các loại thuốc trên không đem lại hiệu quả điều trị mong muốn. Tác dụng phụ khá mạnh có thể gây yếu cơ, tăng huyết áp, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Thuốc giãn cơ: Baclofen, Carisoprodol, Cyclobenzaprine và Metropole,… hỗ trợ kiểm soát nhanh các cơn đau.
  • Thuốc bổ sung Glucosamine: Đây là thuốc hỗ trợ hoạt động của cột sống, bổ sung Glucosamine giúp kích thích tổng hợp sụn khớp, hình thành các mô liên kết xương, chất xơ, tinh bột và khoáng chất. Từ đó giúp khớp trơn tru hơn, tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của đốt sống.

Các loại thuốc trên cơ bản chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể phục hồi hoàn toàn cấu trúc cột sống. Nếu ngưng thuốc, cơn đau có thể quay trở lại, thậm chí nghiêm trọng hơn trước.

Một số lưu ý khi dùng thuốc:

  • Chỉ dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hay dừng thuốc.
  • Đây là bệnh mãn tính, cần thời gian điều trị lâu dài nên hãy ưu tiên loại thuốc có ít tác dụng phụ.
  • Không tự ý phối hợp cùng các loại thuốc khác để tránh tương tác thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm cả thực phẩm chức năng.
  • Ngừng thuốc khi cơ thể xảy ra phản ứng bất thường và cần lập tức thông báo với bác sĩ điều trị.

Dùng thuốc Đông y

Y học cổ truyền quan niệm bệnh thoái hóa đốt sống lưng hầu hết là do lão hóa, cơ thể bị nhiễm tà khí khiến khí huyết tắc nghẽn, can thận âm hư, kinh mạch kém lưu thông.

Các bài thuốc Y học cổ truyền vừa cải thiện triệu chứng, vừa tập trung hỗ trợ điều trị từ căn nguyên, giúp giảm đau, bổ can thận, tăng cường lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, làm chậm quá trình thoái hóa, phục hồi và bảo vệ sụn khớp.

Người bệnh nên thăm khám và mua thuốc tại các đơn vị Y học cổ truyền uy tín để tránh mua phải thuốc kém chất lượng.

Phẫu thuật

Áp dụng khi thoái hóa đốt sống lưng gây đau dây thần kinh tọa, teo cơ, biến dạng cột sống, hẹp ống sống, đau đớn kéo dài, khó vận động, không thể điều trị bảo tồn.

Các thủ thuật được áp dụng để điều trị thoái hóa đốt sống lưng:

  • Loại bỏ đĩa đệm bị lệch, cố định cột sống: Khắc phục tổn thương tại sụn khớp, đĩa đệm và tình trạng cong vẹo cột sống.
  • Phẫu thuật nội soi: Dùng thiết bị mổ nội soi để loại bỏ vùng tổn thương, viêm nhiễm.
  • Phẫu thuật mổ mở: Can thiệp tại vị trí đốt sống bị thoái hóa, thực hiện sắp xếp lại và khắc phục tình trạng chèn ép dây thần kinh.

Phương pháp phẫu thuật thường gây đau đớn, cần nhiều thời gian để phục hồi, chi phí cao và dễ gây biến chứng sau mổ, như: Chảy máu, nhiễm trùng,…

Lời khuyên từ chuyên gia

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cho biết, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị, chế độ chăm sóc người bệnh thoái hóa đốt sống lưng tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Một số lưu ý cần ghi nhớ:

  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh. Uống đủ nước, tăng cường các loại thực phẩm như sữa, rau xanh (rau dền, bắp cải), trứng, cá,… Hạn chế bia rượu, thuốc lá, đồ uống có gas,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ.
  • Không duy trì các tư thế sai, không vận động quá sức, không mang vác vật nặng.
  • Thực hiện xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh,.. tại nhà giúp cải thiện đau nhức.
  • Thường xuyên luyện tập các môn thể dục thể thao phù hợp, như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,…
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Tầm soát các vấn đề về xương khớp càng sớm càng tốt để có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết.

Câu hỏi thường gặp

Có nhiều nguyên nhân khiến việc điều trị không hiệu quả:

  • Chọn lựa sai phương pháp: Ví dụ như lựa chọn bó thuốc lá, dùng thuốc gia truyền, uống thuốc giảm đau,... thì vì đi khám bệnh khi các cơn đau vừa nhen nhóm.
  • Chỉ điều trị khi bệnh trở nặng: Nhiều người có tâm lý chủ quan, lơ là, chỉ đến khi chức năng đi lại bị ảnh hưởng, sinh hoạt khó khăn thì mới đi khám bác sĩ.
  • Điều trị không đúng chuyên khoa: Chỉ có bác sĩ chuyên khoa xương khớp mới có thể khám và điều trị hiệu quả nhất. Bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở khám có chuyên khoa xương khớp và đội ngũ bác sĩ giỏi.
  • Tự ý ngưng điều trị: Nhiều người tự ý ngưng điều trị khi cảm thấy cơn đau thuyên giảm, khiến bệnh dễ tái phát.
  • Không điều chỉnh lại lối sống: Trong quá trình điều trị vẫn tiếp tục làm việc nặng, vận động sai tư thế, uống rượu bia, hút thuốc, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị,...

Chi phí mổ thoái hóa cột sống lưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

  • Mức độ nghiêm trọng
  • Phương pháp mổ
  • Cơ sở thực hiện phẫu thuật
  • Thời gian điều trị, phục hồi
  • Chính sách bảo hiểm y tế
  • Tình trạng phục hồi của bệnh nhân sau phẫu thuật
  • Mức độ bệnh và phương pháp điều trị quyết định chi phí phẫu thuật

Thông thường chi phí mổ thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng khoảng 15 - 20 triệu đồng với ca mổ truyền thông, và 20 - 40 triệu đồng với ca mổ nội soi. Trường hợp ca bệnh nặng, có nhiều biến chứng, đòi hỏi kỹ thuật mổ phức tạp thì chi phí có thể lên tới 40 - 50 triệu đồng. Đó là chưa kể đến các chi phí khác như chi phí vật tư, gây mê, giường bệnh, thuốc điều trị,...

Bài viết trên tổng hợp đầy đủ các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng qua bài viết bạn đã có được những thông tin bổ ích cần thiết để chủ động hơn trong việc chăm sóc và cải thiện bệnh.

Lưu ý rằng các thông tin trên chỉ có mục đích tham khảo. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Cập nhật lúc: 3:11 PM , 30/03/2024

Tin liên quan

Thoái Hóa Cột Sống Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính, thường gặp ở độ tuổi trung niên. Bệnh tiến triển từ từ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của...

Thoái Hóa Đốt Sống Lưng: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Thoái hóa đốt sống lưng (Spondylosis) là bệnh lý xương khớp mãn tính, xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa khiến xương phát triển trên đốt của...

15 bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả tại nhà

Thoái hóa đốt sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính, gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống...

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp thường gặp, có tính chất mãn tính, diễn biến chậm. Bệnh đặc trưng bởi những tổn thương ở sụn khớp...

7 bài tập thoái hóa đốt sống cổ đơn giản hiệu quả nhất

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống của người...

Thoái hoá cột sống có chữa được không? – Chuyên gia giải đáp

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, tiến triển âm thầm và đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu không điều trị sớm người bệnh có...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *