Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chức năng của một số bộ phận trên cơ thể. Nếu áp dụng đúng cách chữa thoái hóa đốt sống cổ, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát, hạn chế tối đa triệu chứng đau nhức, khó chịu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?
Quá trình thoái hóa cột sống cổ diễn ra tự nhiên liên quan đến tuổi của đĩa đệm, sụn, dây chằng và xương ở cột sống cổ. Lâu dần dẫn đến tình trạng đau nhức, cứng khớp nhất là khi cử động vùng cổ.
Với bệnh thoái hóa cột sống cổ, khả năng hồi phục phụ thuộc vào nỗ lực của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể làm giảm triệu chứng, ngăn tiến triển nặng. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách, nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm là rất cao.
Tổng hợp các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ
Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp điều trị sẽ được quyết định dựa trên triệu chứng, tình trạng bệnh, biến chứng (nếu có) của từng trường hợp.
Để biết bản thân thích hợp với cách chữa thoái hóa đốt sống cổ nào nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà
Phương pháp này được nhiều người áp dụng vì chi phí rẻ, cách thực hiện đơn giản. Một số mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu cần kể đến như:
- Chườm nóng hoặc lạnh: Phương pháp này giúp kích thích tuần hoàn máu, chế ngự cơn đau ở cổ. Người bệnh chườm nóng trước sau đó đến chườm lạnh, lưu ý không chườm liên tục vị trí sưng đau và lưu thông máu kém.
- Dùng bột quế: Trộn bột quế với mật ong rồi hòa với nước uống hàng ngày giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau, di chuyển và vận động dễ dàng hơn.
- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu: Rang nóng lá ngải cứu với muối hạt, bọc vào khăn vải, chườm ở vùng cổ giúp giảm đau nhức, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Lưu ý:
- Chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của cách chữa thoái hóa đốt sống cổ này.
- Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
- Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần báo ngay với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám.
- Các mẹo trên chỉ có tác dụng làm giảm tạm thời triệu chứng, người bệnh cần điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ.
Dùng thuốc tây y
Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa đốt sống cổ có thể được cải thiện với một số loại thuốc điều trị như:
- Thuốc giãn cơ chẳng hạn như Cyclobenzaprine: Làm giảm sự co cứng cơ, giảm đau.
- Thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol: Chỉ có tác dụng với trường hợp thoái hóa đốt sống cổ mức độ nhẹ.
- Thuốc chống viêm không Steroid như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,…
- Corticoid tiêm tại chỗ: Được chỉ định dùng trong liệu trình ngắn, phù hợp với những người bị đau nghiêm trọng.
- Thuốc điều trị triệu chứng: Glucosamine Sulfate, thuốc ức chế IL1,…
- Thuốc chống động kinh chẳng hạn như Gabapentin, Pregabalin: Có thể làm giảm các cơn đau do dây thần kinh bị tổn thương.
- Thuốc chống trầm cảm: Hỗ trợ giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ.
Lưu ý: Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Tây y về cơ bản chỉ có công dụng làm giảm triệu chứng, giảm đau, không có tác dụng điều trị triệt để tình trạng cột sống đã thoái hóa. Nhiều trường hợp khi ngưng dùng thuốc, tình trạng đau đớn do thoái hóa đốt sống có thể quay trở lại và nghiêm trọng hơn.
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp: Thực chất là phương pháp tạo ra một kích thích vật lý lên da, từ đó gây tác động đến mạch máu, hệ thần kinh, các cơ quan thụ cảm. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thực hiện phương pháp này có thể giúp:
- Giãn cơ, chống co cứng khớp.
- Giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng chèn ép dây thần kinh.
- Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ.
- Tan tụ máu ứ đọng trong khớp, chống kết dính sợi cơ, gân, phục hồi chấn thương nhanh.
- Kích thích hệ thống Lympho, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các kỹ thuật xoa bóp được áp dụng trong chữa thoái hóa đốt sống cổ gồm: Xoa vuốt, day miết, nắn bóp, đấm chặt, rung lắc vùng vai gáy, cổ, bả vai, cánh tay.
Bấm huyệt: Đây là kỹ thuật dùng tay tác động lên các huyệt vị, giúp tăng tính linh hoạt, độ dẻo dai của khớp, hạn chế tổn thương và chấn thương.
Các bài bấm huyệt thường được sử dụng để chữa thoái hóa đốt sống cổ: Bấm huyệt phong trì, bấm huyệt kiên tỉnh, bấm huyệt bách hội.
Lưu ý:
- Không áp dụng cách chữa thoái hóa đốt sống cổ này khi đang trong giai đoạn đau cấp tính vì có thể làm tăng mức độ co cứng cơ.
- Không xoa bóp, bấm huyệt tại vùng hạch bạch huyết.
- Chống chỉ định cho các trường hợp mắc bệnh ác tính, suy gan, suy thận, có khối u, suy dinh dưỡng,…
- Người bệnh nên đến các trung tâm xoa bóp, bấm huyệt uy tín để được chữa trị với bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập kéo dài, uốn cong và tăng cường sức mạnh cơ bắp ở cổ và vai. Khi tập luyện phù hợp, các cấu trúc cột sống sai lệch sẽ được nắn chỉnh lại về đúng vị trí, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, xoa bóp và giảm đau đáng kể.
Phẫu thuật
Nếu các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ không đạt hiệu quả như mong muốn hoặc thất bại, bác sĩ có thể xem xét chỉ định phương pháp phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể thực hiện là:
- Loại bỏ một phần xương hoặc đĩa đệm thoát vị.
- Loại bỏ một phần đốt sống.
- Hợp nhất một phần bằng cách ghép xương cổ và phần cứng.
Lưu ý:
- Chọn nơi phẫu thuật uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.
- Tích cực tập luyện các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi sau điều trị.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thói quen sinh hoạt, làm việc, vì vậy bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để phòng tránh và ngăn tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
- Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
- Nằm kê gối cao vừa phải, thỉnh thoảng trở mình để máu được lưu thông.
- Hạn chế tối đa những tác động mạnh, tạo áp lực lên các đốt sống cổ khi lao động.
- Đối với người phải làm việc thường xuyên với máy tính, ngồi nhiều giờ, cần thay đổi tư thế ngồi, đứng dậy vươn vai, đi lại sau mỗi 60 phút để thư giãn gân cốt.
- Ngồi ghế có độ cao phù hợp với bàn và chiều cao của bạn, không nên để ghế ngồi quá cao hay quá thấp.
- Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến máy tính, bàn làm việc.
- Đặt tay song song với mặt sàn, giữ 2 vai ngang và ngồi thẳng lưng.
- Nên dùng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu từ 17 inch để cơ cổ không bị căng, mỏi.
- Ngồi cách màn hình máy tính 50 – 66 cm, đặt màn hình dưới tầm mắt từ 10 – 20 độ.
- Không nên nằm sấp vì có thể khiến bị gập xuống, làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ.
- Không vặn, bẻ, ấn cổ đột ngột khi thấy mỏi.
- Tránh tư thế ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.
- Thường xuyên vận động xương khớp, tập thể dục, tập yoga.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, tốt cho xương khớp như tôm, ốc, cua, sữa; các loại rau, trái cây chứa nhiều dưỡng chất, vitamin nhóm B,…
- Đến các trung tâm y tế để thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng bệnh.
Thoái hóa cột sống cổ gây nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Để chữa thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần phát hiện bệnh từ sớm và tiếp nhận điều trị đúng phương pháp đồng thời kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, vận động thường xuyên để tăng cường độ dẻo dai cho cột sống, duy trì hiệu quả lâu dài.
Câu hỏi thường gặp
Do đốt sống đã bị thoái hóa và suy giảm chức năng vận động nên người bệnh không thể thể tập các bộ môn hoặc bài tập có cường độ mạnh như bóng đá, bóng rổ, tennis, chạy bộ,…
Thay vào đó bạn nên tập những bộ môn có cường độ vừa phải như đi bộ, yoga, bơi lội và một số bài tập vật lý trị liệu như: Gập cột sống cổ, Duỗi cột sống cổ, Kéo giãn cột sống cổ, Tập cơ cổ phía trước - sau, Nghiêng cột sống cổ,...
Chọn được loại gối phù hợp sẽ giúp người bị thoái hóa đốt sống cổ cải thiện và kiểm soát bệnh đáng kể. Một số tiêu chí trong lựa chọn gối:
- Chọn vỏ gối có chất liệu vải sợi tự nhiên, hút ẩm tốt như: Bamboo fiber, cotton, tencel,…
- Lựa chọn ruột gối có mút đàn hồi tốt, độ bền cao.
- Hình dáng gối lượn sóng.
- Các thực phẩm giàu vitamin A: Rau chân vịt, khoai lang, cà rốt, gan bò, bơ, phô mai, sữa, bê, trứng, gà,...
- Vitamin B12: Gia cầm, trứng, sữa chua, phô mai, gan, cá,...
- Khoai tây, súp lơ, kiwi, cam, dâu tây, tiêu xanh, cà chua,...
- Thực phẩm giàu sắt: Súp lơ xanh, gia cầm, trứng gà, đậu nành, cải xoăn,...
- Chuối, kiwi, tôm hùm, đường nâu, rau xanh, quả hạnh, các loại cá biển.
Dùng những cây thuốc thiên nhiên là phương pháp làm giảm đau, tiêu sưng và hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ khá tốt. Các cây thuốc thường được ứng dụng trong điều trị bệnh bao gồm: Gừng, quế, ngải cứu, lá lốt, cây chìa vôi,...
Lưu ý:
- Người bệnh tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây thuốc để chữa thoái hóa đốt sống cổ.
- Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể điều trị tận gốc bệnh.