Top 9 loại thuốc ngủ phổ biến nhất và hướng dẫn sử dụng

Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ là giải pháp hàng đầu được lựa chọn để lấy lại giấc ngủ ngon một cách nhanh chóng. Vậy người bị mất ngủ nên lựa chọn sử dụng loại thuốc nào? Bài viết dưới đây sẽ bật mí top 9 loại thuốc ngủ phổ biến nhất hiện nay.

9 loại thuốc ngủ phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc ngủ khác nhau và thường được sử dụng nhất là một số thuốc sau:

Seduxen

Thành phần chính: Diazepam

Công dụng

  • Điều trị triệu chứng thường xuyên hoặc tạm thời trong mất ngủ, lo âu nặng, sợ hãi cao độ, trạng thái căng thẳng, bồn chồn.
  • Bổ trợ điều trị các triệu chứng thần kinh và lo âu vận động do các nguyên nhân khác nhau.
  • Điều trị bổ trợ các triệu chứng do cai rượu và mê sảng do cai rượu.
  • Tình trạng co cứng cơ xương do nhiều nguyên nhân (cứng đơ, co cứng do nguồn gốc từ não bộ, bại liệt, liệt hai chi dưới,…)
  • Điều trị bổ trợ các trạng thái co giật, động kinh, uốn ván.

Cách dùng và liều dùng:

Liều dùng tùy thuộc vào từng trường hợp:

  • Người lớn: Liều trung bình 5-15mg (1-3 viên), chia làm nhiều lần trong ngày, không vượt quá 10mg.
  • Người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Dùng liều thấp nhất, xấp xỉ bằng nửa liều thông thường.
  • Trẻ em: Liều khởi đầu 1,25-2,5mg mỗi ngày, chia làm 2-4 lần (cần tính toán dựa trên tuổi, mức độ trưởng thành,…)

Cách dùng:

  • Sử dụng seduxen với liều thấp nhất có hiệu quả, trong thời gian càng ngắn càng tốt
  • Không dùng quá 4 tuần
  • Nên giảm dần liều trước khi ngừng thuốc hẳn.
  • Không uống cùng sữa, nước ép vì có thể giảm hiệu quả điều trị

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp: Buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu
  • Ít gặp: Chóng mặt, khó tập trung, yếu cơ
  • Hiếm gặp: Xuất hiện ảo giác, kích động, dị ứng, vàng da, hạ huyết áp, chậm nhịp tim, tăng độc tính lên gan

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú (vì diazepam có thể đi vào sữa mẹ)
  • Các vấn đề đường hô hấp kèm theo hiện tượng khó thở
  • Bệnh gan nặng
  • Người bị trầm cảm, hội chứng ngưng thở khi ngủ, yếu cơ nặng
  • Người mắc bệnh glaucom góc hẹp hoặc cấp tính
  • Người nghiện rượu và ma túy

Thuốc ngủ Seduxen là sản phẩm có tác dụng an thần mạnh

Lexomil

Thành phần chính: Bromazepam

Công dụng:

  • Điều trị tình trạng rối loạn cảm xúc: căng thẳng, lo lắng, mất ngủ, dễ kích động, mệt mỏi, trầm cảm,…
  • Phòng ngừa và điều trị triệu chứng của việc cai rượu mê sảng.
  • Điều trị các triệu chứng xuất hiện do lo âu, căng thẳng thần kinh như: hồi hộp, khó thở, tăng huyết áp, đau thượng vị, tiêu chảy, nhức đầu,…
  • Dùng liều cao với mục đích an thần

Cách dùng và liều dùng

Bắt đầu với liều thấp nhất có hiệu quả.

– Người lớn:

  • Mức độ nhẹ: ¼ – ½ viên/lần x 3 lần/ngày
  • Mức độ nặng: 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày

– Người già, sức khỏe yếu: tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ

Thời gian uống 3-6 tuần, tùy theo tình trạng bệnh của người mắc mà bác sĩ sẽ giảm liều và ngừng thuốc.

Tác dụng không mong muốn

  • Mệt mỏi, buồn ngủ, suy nhược cơ thể
  • Đau đầu, mất ngủ, rối loạn nhận thức, ác mộng
  • Rối loạn tiêu hoá: đau bụng, tiêu chảy
  • Dị ứng, ngứa, nổi mề đay, sưng phù tay chân
  • Sốt cao, cảm lạnh
  • Liều cao gây nhược cơ
  • Tác dụng ngược, làm tăng tình trạng lo âu, căng thẳng

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người nghiện rượu hoặc phụ thuộc vào thuốc gây nghiện
  • Người suy hô hấp, suy gan nặng, suy gan cấp tính hoặc mãn tính
  • Người bị bệnh nhược cơ
  • Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Apo Amitriptyline

Thành phần chính: Amitriptyline Hydrochloride

Công dụng:

  • Điều trị chứng trầm cảm
  • Sử dụng trị suy nhược mãn tính do mất ngủ, đau thần kinh, khó tiêu, đau nửa đầu, hội chứng ruột kích thích,…

Cách dùng và liều dùng:

Khởi đầu bằng liều thấp, tăng dần đến khi đạt đáp ứng mong muốn

  • Liều khởi đầu: 75mg, chia làm 2-3 lần. Tăng dần từng bậc 25 – 150mg/ngày
  • Liều duy trì: điều chỉnh theo đáp ứng
  • Giảm liều với người già

Tác dụng không mong muốn

  • An thần quá mức, nhức đầu, chóng mặt, mất định hướng, vã mồ hôi, tăng cảm giác thèm ăn.
  • Hồi hộp, nhịp tim nhanh, block nhĩ thất, hạ huyết áp tư thế đứng
  • Liệt dương, giảm ham muốn.
  • Khô miệng, buồn nôn, thay đổi vị giác, táo bón
  • Mắt mờ, giãn đồng tử, khó điều tiết.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với thuốc
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người đang trong giai đoạn phục hồi cấp sau cơn nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết cấp.
  • Người đang điều trị bằng thuốc chống trầm cảm IMAO hoặc mới ngưng sử dụng IMAO chưa quá 14 ngày.

Diphenhydramine

Thành phần chính: Diphenhydramine

Công dụng:

  • Giảm triệu chứng dị ứng như dị ứng mũi, bệnh da dị ứng
  • Giúp ngủ ngon vào ban đêm
  • Điều trị tạm thời ho và cảm lạnh.
  • Chống nôn và phòng say tàu xe.
  • Điều trị các phản ứng loạn trương lực do phenothiazine.

Cách dùng và liều dùng:

  • Sử dụng ngày 1 lần, khoảng 76mg trước khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Nếu dùng dài ngày, có thể giảm liều lượng xuống khoảng 50mg trước khi ngủ 30 phút.

Tác dụng không mong muốn

  • Ngủ gà từ nhẹ đến vừa, nhức đầu, mệt mỏi, tình trạng kích động
  • Dịch phế quản tiết đặc hơn
  • Buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, khô miệng, tăng cân, khô niêm mạc.

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc thuốc kháng histamin có cấu trúc tương tự
  • Người bệnh bị hen cấp tính
  • Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Dùng gây tê tại chỗ theo đường tiêm.

Thuốc Diphenhydramine

Phenobarbital

Thành phần chính: Phenobarbital

Công dụng:

  • Điều trị các bệnh lý liên quan tới rối loạn giấc ngủ, an thần, giúp ngủ ngon hơn
  • Điều trị động kinh (trừ động kinh cơn nhỏ)
  • Phong co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ
  • Vàng da sơ sinh, người mắc hội chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh, bệnh ứ mật mạn tính trong gan.

Cách dùng và liều dùng:

Liều dùng tùy thuộc vào từng người bệnh

Liều thông thường đường uống ở người lớn:

  • An thần: 30 – 120mg mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.
  • Gây ngủ: 100 – 320mg, uống lúc đi ngủ. Không được dùng quá 2 tuần.

Liều thông thường đường uống ở trẻ em: An thần: 2mg/kg, 3 lần mỗi ngày.

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp: Buồn ngủ, hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi, rung giật nhãn cầu, mất điều phối động tác, sợ hãi, bị kích thích, lú lẫn, dị ứng nổi mề đay
  • Ít gặp: Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ, đau khớp, rối loạn chuyển hóa porphyrin, hội chứng Lyell,…
  • Hiếm gặp: Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh quá mẫn với phenobarbital.
  • Người bệnh suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn đường thở.
  • Người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Suy gan nặng.

Sản phẩm thuốc ngủ Phenobarbital có thể được dùng trong điều trị bệnh do các vấn đề tâm lý và thần kinh

Rotunda

Thành phần chính: Rotundin

Công dụng: Thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp:

  • Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Hỗ trợ giấc ngủ trong trường hợp ngủ không sâu hoặc ngủ không đủ giấc
  • Dùng thay thế diazepam khi người bệnh bị quen thuốc
  • Hỗ trợ giảm đau nhức do co thắt cơ trơn, cơ vân, cơ tim, đau dây thần kinh, đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung, đau cơ xương khớp, đau tim, hen, sốt cao do co giật.

Cách dùng và liều dùng: Liều dùng để an thần, gây ngủ:

  • Người lớn: Dùng liều 1-2 viên/lần x 2-3 lần/ngày
  • Trẻ em: 2mg/kg/ngày chia làm 2-3 lần

Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào thể trạng, mức độ bệnh mà chuyên gia y tế sẽ hiệu chỉnh phù hợp

Tác dụng không mong muốn: Đau đầu, kích thích vật vã, hiếm khi gây mất ngủ.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với Tetrahydropalrnatin.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.

Zopistad 7.5

Thành phần chính: Zopiclone

Công dụng: Điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ gồm:

  • Khó ngủ, tỉnh giấc về đêm, thức giấc sớm
  • Mất ngủ thoáng qua, tạm thời hoặc mạn tính
  • Mất ngủ thứ phát do rối loạn tâm thần
  • Trường hợp mất ngủ làm bệnh nhân suy kiệt

Cách dùng và liều dùng:

Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong mỗi đợt điều trị

Uống trước khi đi ngủ ở tư thế đứng

Liều dùng:

  • Người lớn: 7,5mg/ngày
  • Người cao tuổi: 3,75mg/ngày
  • Bệnh nhân suy thận, suy gan từ nhẹ đến trung bình: Bắt đầu với liều 3.75mg/ngày

Thời gian điều trị

  • Mất ngủ tạm thời: 2-5 ngày
  • Mất ngủ ngắn hạn: 2-3 tuần

Mỗi đợt trị liệu không kéo dài hơn 4 tuần, cả thời gian giảm liều

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp: Miệng có vị đắng hay vị kem loại
  • Ít gặp: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, ngủ gật, khô miệng.
  • Hiếm gặp: Rối loạn tâm thần, dễ cáu kỉnh, lú lẫn, hay quên, dị ứng, sốc phản vệ, triệu chứng cai thuốc thay đổi (mất ngủ trở lại, lo lắng, run, đổ mồ hôi, kích động, lú lẫn, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, me sảng, ác mộng, ảo giác, cơn hoảng loạn, đau cơ, chuột rút, rối loạn tiêu hóa, dễ cáu kỉnh,…),…

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người mắc chứng nhược cơ nặng, suy hô hấp, hội chứng ngưng thở trầm trọng khi ngủ, suy gan trầm trọng.
  • Trẻ em

Haloperidol

Thành phần chính: Haloperidol

Công dụng: Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh tâm thần phân liệt
  • Hội chứng Tourette ở trẻ em và người lớn
  • Hành vi, ứng xử bất thường ở trẻ em
  • Điều trị loạn thần không do tâm thần phân liệt: An thần gây ngủ cấp cứu ở người mê sản kích động, người nghiện rượu, buồn nôn, nôn sau phẫu thuật, loạn thần. kích động trong sa sút trí tuệ
  • Điều trị giai đoạn hưng cảm (từ trung bình đến nặng) liên quan tới rối loạn lưỡng cực I
  • Điều trị chứng múa giật nhẹ đến trung bình trong bệnh Huntington khi các thuốc khác không khả dụng.

Cách dùng và liều dùng:

Người lớn

  • Ban đầu: 0,5-5mg/lần x 2-3 lần/ngày.
  • Sau đó hiệu chỉnh dần khi cần, người bệnh chịu được thuốc
  • Trường hợp nặng hoặc kháng thuốc, liều có thể tăng tới 60mg/ngày, thậm chí 100mg/ngày.

Trẻ em (3-12 tuổi)

  • Liều ban đầu: 25-50 mcg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
  • Liều tối đa: 10mg (có thể tới 0,15mg/kg), tuy nhiên liều hàng ngày trên 6mg có thể không có hiệu quả
  • Người lớn tuổi: 0,5-2mg, chia làm 2-3 lần/ngày

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, trầm cảm, an thần, triệu chứng ngoại tháp, rối loạn trương lực cấp, hội chứng Parkinson, hội chứng đứng ngồi không yên, rối loạn vận động muộn
  • Ít gặp: Tăng tiết nước bọt, ăn không ngon, mất ngủ, tim đập nhanh, hạ huyết áp, tiết nhiều sữa, ít kinh hoặc mất kinh, nôn, táo bón, khó tiêu, khô miệng,…
  • Hiếm gặp: Quá mẫn, sốc phản vệ, giảm mạch cầu, giảm tiểu cầu, loạn nhịp thất, hạ glucose huyết, viêm gan, tắc mật trong gan,…

Chống chỉ định:

  • Người bệnh dùng quá liều barbiturat, opiat hoặc rượu.
  • Bệnh Parkinson.
  • Bệnh trầm cảm nặng.
  • Hôn mê do bất kỳ nguyên nhân nào
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Bệnh nhân bị ức chế thần kinh trung ương.
  • Chứng mất trí thể Lewy.
  • Bệnh bại liệt tiến triển.
  • Bệnh nhân có khoảng QT kéo dài hoặc điều trị đồng thời với thuốc kéo dài khoảng QT.
  • Nhồi máu cơ tim cấp gần đây.
  • Suy tim mất bù.
  • Tiền sử rối loạn nhịp thất hoặc xoắn đỉnh.
  • Hạ kali máu không điều chỉnh được.

Sản phẩm nằm trong nhóm thuốc an thần butyrophenon và phù hợp với bệnh nhân mất ngủ kèm theo rối loạn thần kinh, tâm thần vận động. 

Phamzopic

Thành phần chính: Zopiclone

Công dụng: Thuốc được chỉ định điều trị:

  • Rối loạn giấc ngủ do những bất thường ở cơ thể và/hoặc tâm thần
  • Giảm triệu chứng mất ngủ: khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc về đêm, thức dậy sớm

Cách dùng và liều dùng:

  • Người lớn: 1 viên/ngày
  • Người cao tuổi, người sức khỏe yếu: ½ viên/ngày, có thể tăng lên 1 viên trong trường hợp liều thấp không mang lại tác dụng mong muốn
  • Người suy giảm chức năng gan, suy hô hấp mạn tính: ½ viên tùy thuộc vào mức độ đáp ứng.

Lưu ý:

  • Không dùng quá 1 viên/ngày
  • Thời gian điều trị không quá 7-10 ngày liên tục. Trường hợp điều trị liên tục tới 2-3 tuần cần kiểm tra toàn diện sức khỏe người bệnh.

Tác dụng không mong muốn:

  • Đắng miệng
  • Uể oải, buồn ngủ, mất phối hợp
  • Buồn ngủ, suy nhược, chóng mặt, mất trí nhớ, trầm cảm, giảm trương lực cơ,…
  • Đánh trống ngực
  • Khô miệng, trắng lưỡi, hơi thở có mùi hôi
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón
  • Khó thở
  • Giảm thị lực
  • Nổi mẩn ngứa, tăng tiết mồ hôi
  • Sút cân

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người suy hô hấp nặng
  • Người từng bị phản ứng bất thường với rượu/thuốc an thần.

Lưu ý khi sử dụng thuốc mất ngủ

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Thăm khám trước khi dùng thuốc: Các thuốc trị mất ngủ đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, người bệnh nên gặp bác sĩ để kiểm tra cẩn thận và dùng thuốc phù hợp
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Đọc kỹ hướng dẫn hoặc chỉ dẫn của bác sĩ về thời điểm dùng, liều dùng trong ngày để tránh những tác dụng phụ xuất hiện.
  • Chỉ dùng thuốc khi đã sẵn sàng ngủ, bạn không còn công việc gì cần thực hiện
  • Tránh uống rượu khi đang sử dụng thuốc mất ngủ vì có thể làm gia tăng tác dụng phụ và khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Theo dõi tác dụng phụ, thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu bạn gặp phải triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị
  • Trường hợp muốn tăng hoặc giảm liều điều trị, cần có sự tham vấn của bác sĩ điều trị, không tự ý tăng, giảm liều

Ngưng sử dụng thuốc khi nào?

  • Ngừng dùng thuốc trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường và cần báo ngay cho bác sĩ điều trị
  • Đã dùng thuốc quá thời gian tối đa được phép sử dụng.
  • Dùng thuốc nhưng không đem lại hiệu quả. Trường hợp này cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có kế hoạch ngừng thuốc phù hợp (đặc biệt với những thuốc cần giảm dần liều trước khi ngừng hẳn).

Dùng thuốc trị mất ngủ mang lại cho người bệnh những giấc ngủ nhanh chóng nhưng không phải là một giải pháp lâu dài, hơn nữa còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe. Do vậy, cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu mà vẫn an toàn với sức khỏe.

Một số câu hỏi thường gặp

Chỉ nên sử dụng thuốc trị mất ngủ sau khi đã:

  • Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ và khắc phục (do tiếng động ồn ào, hormon suy giảm,...)
  • Đã sử dụng những biện pháp điều trị tự nhiên không dùng thuốc nhưng không đem lại hiệu quả.

Mất ngủ kéo dài khá nguy hiểm, bệnh có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả đời sống vật chất và tinh thần của người mắc

  • Dễ cáu gắt, bực bội, giảm thích ứng trong cuộc sống…
  • Giảm tập trung, suy giảm trí nhớ
  • Nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp khi bị ngủ gà, ngủ gật khi đang lái xe, làm việc,...
  • Dễ mất thăng bằng, té ngã,...
  • Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, béo phì, đái tháo đường.
  • Ảnh hưởng xấu đến làn da, mái tóc.

Thời gian thuốc mất ngủ phát huy tác dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người.

  • Trường hợp nhẹ: Chỉ cần liều dùng thấp cũng có thể đem lại giấc ngủ ngay lập tức.
  • Trường hợp nặng, đã bị nhờn thuốc: Dùng nhiều loại thuốc trị mất ngủ vẫn khó có được giấc ngủ ngon.

Dành Tặng Bạn Đọc

Cập nhật lúc: 6:57 AM , 07/04/2024

Tin liên quan

Mất ngủ ở người lớn tuổi làm giảm chất lượng sống, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Tư vấn cách điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Mất ngủ ở người cao tuổi là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe...

Bà bầu bị mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con

Bà Bầu Mất Ngủ: Những Thông Tin Chính Xác Được Chuyên Gia Chia Sẻ

Bà bầu mất ngủ có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? Khắc phục thế nào? Trực tiếp bác sĩ Đỗ Minh Tuấn - Cố vấn tập đoàn y dược...

Tim sen trị mất ngủ

Điểm Danh 10 Cách Trị Mất Ngủ Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết

Với tình trạng mất ngủ nhẹ, đa số người bệnh đều tìm hiểu các cách trị mất ngủ tại nhà. Tuy nhiên, chọn cách nào, dùng như thế nào cho...

Mất ngủ kinh niên do bệnh lý là nguyên nhân khá phổ biến

Mất Ngủ Kinh Niên Nguy Hiểm Như Thế Nào? Điều Trị Ra Sao?

Mất ngủ kinh niên nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần cũng như sức khỏe. Chính vì thế, mọi người cần nhận thức...

Mất ngủ kéo dài dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh

Mất Ngủ Sau Sinh: Nguyên Nhân, Có Nguy Hiểm Không Và Cách Xử Lý

Hơn 60% phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Điều này khiến các mẹ bỉm sữa lo lắng và không biết cải thiện thế nào cho đúng. Trong bài viết...

Cần dùng thuốc trị mất ngủ khi bệnh kéo dài

Điểm Mặt Các Thuốc Trị Mất Ngủ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Mất ngủ đang ngày càng trở nên phổ biến khi bất cứ ai cũng có thể gặp. Dùng thuốc trị mất ngủ là một trong những cách để cải thiện...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *