Cách Điều Trị Viêm Nang Lông Hiệu Quả Nhất

Viêm nang lông là tình trạng viêm lỗ chân lông, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, thẩm mỹ của người bệnh. Nguyên tắc điều trị viêm nang lông là loại bỏ các yếu tố khiến bệnh phát triển và đảm bảo vệ sinh cá nhân, tránh thương tổn da. Vậy cách điều trị viêm nang lông hiệu quả nhất là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông

Viêm nang lông có thể xuất hiện ở những vùng da có mọc lông trên cơ thể, như cánh tay, chân, mặt, lưng, vùng kín,… với những triệu chứng đặc trưng sau:

  • Da tổn thương bởi các nốt sần, mụn mủ, xung quanh nốt sần có quầng đỏ.
  • Khi mụn mủ vỡ ra để lại các vết trợt, có vảy sần khi khô lại.
  • Lông không mọc bình thường mà bị xoắn, cuộn ngược vào trong.
  • Có thể ngứa ngáy, viêm đỏ, sưng đau hoặc không.

Nguyên nhân gây viêm nang lông

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, kiêm Trưởng khoa Nội tại Bệnh viện YHCT Trung ương, nguyên nhân gây viêm nang lông bao gồm:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn (tụ cầu khuẩn khuẩn Staphylococcus aureus), virus hoặc nấm men gây nên.
  • Thường xuyên cạo lông, tẩy lông, cạo râu không đúng cách.
  • Bị viêm da tiết bã hoặc mụn trứng cá làm bít tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng thuốc chứa steroid hoặc dùng kháng sinh kéo dài để điều trị mụn trứng cá.
  • Thường xuyên mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi.
  • Sống trong điều kiện thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, hoặc thường xuyên tắm nước nóng,…
  • Vận động, tập thể dục ra mồ hôi nhưng không vệ sinh sạch sẽ ngay lập tức, tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

Các cách điều trị viêm nang lông an toàn và hiệu quả

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm nang lông là loại bỏ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh phát triển, đảm bảo vệ sinh cá nhân, tránh cào gãi, kích thích gây thương tổn trên da.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm nang lông khoa học, được áp dụng phổ biến:

Điều trị viêm nang lông tại nhà

Chăm sóc tại nhà

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn, tắm gội bằng nước ấm để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Không mặc quần áo chật, hạn chế mặc dung đồ.
  • Không dùng nhíp nhổ lông, cần cạo râu, triệt lông đúng cách, không sử dụng những loại kem triệt lông không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.
  • Không dùng mỹ phẩm gây kích ứng, không dùng corticoid.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin.
  • Không tự ý nặn các hạt mụn mủ, tránh cào gãi gây tổn thương.

Dùng mật ong, chanh và đường kính

  • Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, chống viêm.
  • Chanh giúp giảm thâm.
  • Đường kính giúp tẩy tế bào chết, trẻ hóa làn da.

Sử dụng hỗn hợp mật ong, chanh và đường kính thoa lên vùng da bị viêm nang lông giúp bạn có một làn da trắng sáng, khỏe mạnh, không thể lại thâm sạm do viêm nang lông.

Dùng tinh dầu dừa và chanh

Dầu dừa và chanh có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Đồng thời giúp dưỡng ẩm da, làm đẹp da, chống để lại vết thâm trên da.

Bạn có thể bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị viêm nang lông hàng ngày, massage nhẹ nhàng trong 15 phút. Bạn cũng có thể trộn thêm nước cốt chanh cùng với dầu dừa để gia tăng hiệu quả. Sau đó rửa hoặc tắm lại bằng nước ấm.

Điều trị viêm nang lông bằng thuốc

Dung dịch sát khuẩn

Có thể lựa chọn một trong những dung dịch sát khuẩn sau:

  • Povidone-iodine 10%
  • Hexamidine 0.1%
  • Chlorhexidine 4%

Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ

Thời gian điều trị thường kéo dài 7 – 10 ngày. Bệnh nhân có thể được kê đơn một trong số các thuốc sau:

  • Dung dịch erythromycin, sử dụng 1-2 lần/ngày.
  • Thuốc mỡ Neomycin, bôi 2-3 lần/ngày.
  • Kem silver sulfadiazine 1%, bôi da 1-2 lần/ngày.
  • Dung dịch Clindamycin, dùng 1-2 lần/ngày.
  • Kem hoặc thuốc mỡ axit fusidic, bôi 1-2 lần/ngày.
  • Thuốc mỡ Mupirocin 2%, bôi da 3 lần/ngày.

Thuốc kháng sinh toàn thân

Loại thuốc này cũng cần điều trị từ 7 – 10 ngày, sử dụng một trong các thuốc sau:

  • Amoxicillin/Clavulanic: Liều dùng người lớn 875/125 mg x 2 lần/ngày; Trẻ em 25 mg/kg/ngày, chia 2 lần uống.
  • Cloxacillin: Dùng uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Người lớn cứ 6 giờ dùng 250-500 mg; Trẻ em dưới 20kg, cứ 6 giờ dùng liều 12.5-25 mg/kg.
  • Clindamycin: Liều dùng người lớn 300-400 mg x 3 lần/ngày, dùng uống hoặc truyền tĩnh mạch; Trẻ em dùng 10-20 mg/kg/ngày, chia 3 lần uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Trường hợp viêm nang lông do tụ cầu vàng kháng Methicillin, cần dùng Vancomycin: Liều dùng người lớn 30mg/kg/ngày, chia 4 lần (không sử dụng quá 2g/ngày), pha loãng, truyền tĩnh mạch chậm; Trẻ em dùng 40mg/ngày, chia 4 lần/ngày, cứ 6 giờ truyền tĩnh mạch chậm hoặc tiêm tĩnh mạch 10mg.

Liệu pháp ánh sáng

Còn gọi là quang trị liệu, là phương pháp điều trị viêm nang lông toàn thân, giúp giảm nhanh triệu chứng, hiệu quả. Có nhiều liệu pháp ánh sáng được sử dụng trong trị viêm nang lông, tùy thuộc vào tình trạng da, như: Liệu pháp ánh sáng xanh, ánh sáng lam, ánh sáng xanh lục,… với bước sóng khác nhau.

Tiểu phẫu

Được áp dụng trong trường hợp viêm nang lông có xuất hiện mụn nhọt lớn. Bác sĩ dùng tiểu phẫu để dẫn lưu mủ ra ngoài, giúp giảm đau, giảm sẹo, hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Triệt lông bằng laser

Dùng trong trường hợp bệnh viêm nang lông do nhổ hoặc cạo lông không đúng cách gây ra. Dưới ánh sáng cường độ cao, những lỗ chân lông to, xù xì sẽ cải thiện rõ rệt. Không chỉ có tác dụng điều trị, đây còn là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Triệt lông bằng laser giúp da sáng mịn, kích thích collagen phát triển, giúp da đàn hồi và khỏe mạnh hơn.

LƯU Ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý sử dụng các phương pháp điều trị viêm nang lông. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trên da, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Phòng ngừa viêm nang lông

  • Vệ sinh da thường xuyên, dùng khăn mặt và khăn tắm để lau khô da, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người khác.
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn ga, khăn tắm.
  • Nếu bạn sử dụng gang tay cao su, sau mỗi lần sử dụng hãy lộn ngược, vệ sinh sạch sẽ và phơi khô.
  • Bảo vệ da khỏi ma sát từ quần áo chật, ba lô, mũ bảo hiểm, túi xách,…
  • Vệ sinh bồn tắm thường xuyên.
  • Nếu đi bơi ở hồ bơi công cộng, sau khi ra khỏi hồ nên tắm lại bằng nước sạch, lau khô người và thay quần áo sạch.
  • Thay dao cạo râu định kỳ, nên vệ sinh dao sạch sẽ, rửa mặt bằng nước ấm và sữa rửa mặt kháng khuẩn trước khi cạo. Thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương da.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh viêm nang lông có thể điều trị triệt để:

  • Trường hợp nhẹ: Triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện 1 - 2 ngày rồi tự khỏi.
  • Trường hợp trung bình và nặng: Triệu chứng bệnh kéo dài nhiều tuần, thậm chí cả tháng, người bệnh nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín. Tại đây bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, giúp bạn khỏi bệnh nhanh chóng mà không để lại sẹo.

Khi chọn sữa tắm trị viêm nang lông, bạn nên lưu ý các tiêu chí sau đây:

  • Sữa tắm có chứa tinh chất Benzoyl peroxide, AHA, BHA hoặc tinh dầu trị tự nhiên như:Trà xanh, tràm trà,... giúp giảm viêm, tăng hiệu quả điều trị.
  • Cần có một số thành phần dưỡng ẩm như hyaluronic acid, ceramide, glycerin, urena để da hạn chế tiết bã nhờn.
  • Sữa tắm kết cấu dạng sữa hoặc gel tạo tác động dịu nhẹ, không làm tổn thương da.
  • Không chứa paraben, chất tạo mùi, chất tạo màu để tránh kích ứng.

Hiện có nhiều loại sữa tắm trị viêm nang lông được tin tưởng lựa chọn, như: Tây Thi, Cetaphil, CeraVe, Aderma-Soothing Foaming Gel,...

Không nên dùng Vaseline khi bị viêm nang lông. Vaseline giúp tạo một lớp màng trên da, giúp da tránh mất nước. Tuy nhiên Vaseline có nhược điểm là gây nhờn da, dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng viêm nang lông trở nên tồi tệ hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các cách điều trị viêm nang lông hiệu quả nhất hiện nay. Viêm nang lông có thể chữa khỏi nếu được theo dõi và điều trị đúng đắn. Bởi vậy bạn không nên quá lo lắng. Nếu bị viêm nang lông, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế sẹo xấu do bệnh gây ra.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 4:27 PM , 08/04/2024

Tin liên quan

Hình ảnh viêm lỗ chân lông ở tay

Viêm Lỗ Chân Lông Ở Tay: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Viêm lỗ chân lông ở tay là tình trạng nang lông bị bít tắc, viêm nhiễm, hình thành các đốm nhỏ sần sùi, khiến người bệnh tự ti khi giao...

Viêm Lỗ Chân Lông [Nang Lông]: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm lỗ chân lông là một tình trạng da thường gặp khi các nang lông bị viêm hoặc nhiễm trùng. Với hơn 5 triệu nang lông trên cơ thể, viêm...

Top 7+ Thuốc Trị Viêm Nang Lông Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Viêm nang lông không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt với phái đẹp. Viêm nang lông khiến da luôn ngứa...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *