Bị Vảy Nến Nên Bôi Thuốc Gì? Top 16 Loại Hiệu Quả Nhất

Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu phổ biến, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin về làn da. Nhiều người mắc phải căn bệnh này loay hoay không biết bị vảy nến nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi, phục hồi làn da mềm mại. Thấu hiểu băn khoăn đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại thuốc bôi vảy nến và Top 16 loại thuốc tốt nhất hiện nay.

Khi nào cần dùng thuốc bôi vảy nến?

Việc quyết định sử dụng thuốc bôi trị vảy nến đòi hỏi sự kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Thuốc bôi trị vảy nến có 2 loại là thuốc không kê đơn (dùng cho thể nhẹ) và kê đơn (dùng cho thể nặng).

Quyết định có cần dùng thuốc bôi vảy nến không hay dùng loại thuốc nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: Diện tích và mức độ tổn thương trên da, vị trí bị vảy nến, mức độ đáp ứng của bệnh nhân với những phương pháp điều trị khác. Các triệu chứng có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày bôi thuốc. Tuy nhiên để tránh bệnh bùng phát thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối thời gian bác sĩ chỉ định.

Các loại thuốc bôi trị vảy nến

Nhóm thuốc không kê đơn

Kem dưỡng ẩm

Triệu chứng thường thấy của bệnh vảy nến là bong tróc và khô da nên mục tiêu hàng đầu trong điều trị căn bệnh này là duy trì độ ẩm cho da. Tiêu chí để lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp như sau:

  • Ưu tiên dùng các loại thuốc mỡ, kem đặc hoặc dầu thay vì dùng sữa dưỡng.
  • Tránh dùng loại kem dưỡng có hương liệu để tránh kích ứng da.
  • Sử dụng thường xuyên theo liệu trình.

Hydrocortisone

Là một loại corticosteroid dạng nhẹ, giúp kháng viêm, giảm ngứa, dùng trong trường hợp bị vảy nến nhỏ không cần thuốc kê đơn.

Axit salicylic

Giúp làm mềm các vảy da bong tróc, hỗ trợ giảm viêm, đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân bị vảy nến da đầu. Khi dùng loại thuốc này người bệnh cần lưu ý về thời gian điều trị vì nếu lạm dụng có thể gây đỏ da, ngứa và khô da.

Các thuốc bôi giảm ngứa

Ngứa da là triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc bôi giảm ngứa có chứa long não, hydrocortison, calamine hay tinh dầu bạc hà. 

Nhóm thuốc kê đơn

Trường hợp bệnh nhân bị vảy nến nặng, có nhiều mảng bong tróc nhiều, kích thước lớn, kèm chảy máu, nứt da,… thì cần đi khám để được bác sĩ kê đơn phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc bôi da thuộc nhóm này:

Corticoid

Thuốc corticoid kê đơn có dược tính mạnh hơn hydrocortison, điển hình như clobetasol hoặc triamcinolone. Các thuốc thuộc nhóm này khi sử dụng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu để tránh gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng do dùng sai cách. 

Retinoids

Thuốc chứa retinoids thường được sản xuất dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bôi retinoids là kích ứng da và khiến da nhạy cảm với ánh sáng hơn. Thuốc không dành cho phụ nữ mang thai, có kế hoạch mang thai và đang cho con bú.

Thuốc ức chế calcineurin

Bao gồm pimecrolimus và tacrolimus, có tác dụng hạn chế đóng vảy ngoài da, làm dịu các nốt phát ban. Loại thuốc này dùng được cả cho những vùng da mỏng như ở mí mắt (vị trí mà hạn chế dùng corticosteroid vì có thể gây kích ứng). 

Không nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Đặc biệt, cần dùng đúng liệu trình, không dùng liên tục kéo dài vì nếu lạm dụng có thể gây ung thư hạch, ung thư da.

Thuốc Anthralin

Có tác dụng làm chậm sự tăng sinh của tế bào da, loại bỏ lớp vảy nến, giúp da mịn màng hơn. Cần dùng thuốc theo hướng dẫn và tránh dùng thuốc cho mắt và vùng kín. Nên đeo găng tay khi bôi thuốc để hạn chế tình trạng bị ố tay.

Các chế phẩm tương tự vitamin D

Bác sĩ có thể kê đơn vitamin D đơn lẻ hoặc dùng kèm với thuốc bôi corticosteroid. Một loại thuốc điển hình là calcipotriene, giúp giảm tăng sinh tế bào da, cải thiện triệu chứng của vảy nến.

CHIA SẺ NGAY TÌNH TRẠNG BỆNH VẢY NẾN – BÁC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP CÁCH CHỮA

Top 16 sản phẩm thuốc bôi trị vảy nến tham khảo

Thuốc Daivonex

Daivonex là thuốc bôi dạng mỡ, thuộc nhóm dẫn xuất vitamin D, có thể biệt hóa tế bào, ức chế sự tăng trưởng của tế bào sinh. Daivonex thường được kê đơn cho bệnh nhân vảy nến ở mức nhẹ đến vừa. Sản phẩm này được rất nhiều người tin dùng vì hiệu quả cao, an toàn, không gây tác dụng phụ.

Thành phần: Calcipotriol, dinatri edetat, dinatri phosphat dihydrat,…

Công dụng: 

  • Cải thiện triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa sự lan rộng của vảy nến.
  • Ức chế sự phát triển của tế bào sừng, kháng viêm, giảm tình trạng kết vảy trên da.
Daivonex dùng trong trường hợp mắc vẩy nến từ trung bình đến nặng
Daivonex dùng trong trường hợp mắc vẩy nến từ trung bình đến nặng

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Bôi thuốc mỗi ngày 1 – 2 lần, 1 tuần dùng không quá 100g.
  • Trẻ em: Bôi thuốc 2 lần mỗi ngày, tối đa 1 tuần không được dùng quá 50 – 75g thuốc.
  • Không dùng Daivonex cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang mang thai và người dị ứng với vitamin D.

Giá bán: Khoảng 300.000 đồng/30g.

Thuốc Tacrolimus

Tacrolimus là một loại dược phẩm thông thường, được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến, viêm da cơ địa,… Tacrolimus là một dạng macrolid, được chiết xuất từ một loại vi khuẩn có tên là Streptomyces tsukuba ensis.

Ngoài dạng thuốc mỡ bôi ngoài da, Tacrolimus còn được điều chế dưới dạng viên nang uống và thuốc tiêm tĩnh mạch. Thuốc bôi trị vảy nến thường có 2 loại là hàm lượng là 0,1% và 0,03%.

Thành phần chính: Tacrolimus.

Công dụng:

  • Ức chế chức năng miễn dịch, ngăn chặn quá trình sản xuất interleukin 2, giảm hoạt tính của tế bào lympho T, giảm tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
  • Được dùng ngắn hạn hoặc dài hạn đứt quãng để điều trị cho bệnh nhân vảy nến vừa và nặng.
Thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả cao Tacrolimus
Thuốc trị viêm vảy nến hiệu quả cao Tacrolimus

Cách sử dụng:

  • Làm sạch vùng da bị bệnh, thoa một lượng kem Tacrolimus vừa đủ lên da, mỗi ngày bôi khoảng 2 lần.
  • Lưu ý rằng nếu bôi Tacrolimus trong vòng 15 phút sau khi ăn uống thì khả năng hấp thu sẽ bị ảnh hưởng, giảm khoảng 27%.
  • Không bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở và hạn chế tiếp tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi thoa thuốc.

Giá bán: Khoảng 250.000 đồng/tuýp loại 0,03% và khoảng 350.000/tuýp đồng loại 0,1%.

Thuốc mỡ Flucinar

Đây là loại thuốc mỡ bôi ngoài da, chứa một lượng corticosteroid ở mức cho phép. Thuốc được dùng để điều trị trường hợp bệnh vảy nến nặng và cấp tính. Ngoài ra còn được sử dụng trong điều trị á sừng, viêm da khô, viêm da tiết bã nhờn, mày đay do bệnh liken.

Thành phần chính: Fluocinolone acetonide.

Công dụng:

  • Thuốc giúp ổn định lysosome ngoại bào trong bạch cầu, hỗ trợ kháng viêm, cản trở hoạt động phân bào ở da và biểu bì của sợi nguyên bào.
  • Có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến.
Flucinar là thuốc mỡ bôi ngoài da, có chứa lượng corticosteroid ở mức cho phép
Flucinar là thuốc mỡ bôi ngoài da, có chứa lượng corticosteroid ở mức cho phép

Cách sử dụng:

  • Người lớn bôi thuốc mỗi ngày 1 – 2 lần tùy mức độ bệnh, chỉ thoa một lớp mỏng trên da.
  • Không dùng thuốc Flucinar quá 4 tuần vì có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm hoặc tham khảo ý kiến ​​chuyên gia trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.
  • Không dùng Flucinar cho người bị mắc các bệnh liên quan tới nhiễm trùng da do vi khuẩn, giang mai, thủy đậu, mụn trứng cá tuổi dậy thì, lao da,….

Giá bán: Khoảng 50.000 đồng/15g.

KẾT NỐI NGAY VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH CHỮA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ, bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Acid Salicylic 5%

Acid Salicylic là một trong những loại thuốc bôi trị vảy nến phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Loại thuốc này thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị vảy nến ở thể nhẹ, vùng da bị tổn thương không lan rộng.

Acid Salicylic được điều chế dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi, gel, dung dịch, xà phòng,… với nồng độ khác nhau.

Thành phần: Axit salicylic.

Công dụng:

  • Có tác dụng làm bong lớp sừng trên da thông qua quá trình hydrat hóa nội sinh hoặc làm giảm độ pH của da, khiến lớp sừng phồng lên rồi bong ra.
  • Giúp chống nấm, ngăn chặn các loại nấm và vi khuẩn phát triển.
Thuốc trị chàm salicylic còn có một tên gọi khác là Lotusalic
Thuốc trị vảy nến salicylic còn có một tên gọi khác là Lotusalic

Cách sử dụng:

  • Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị vảy nến, mỗi ngày dùng từ 1 – 3 lần.
  • Lưu ý không bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở hoặc các khu vực nhạy cảm như vùng mắt, mũi, miệng,…
  • Không sử dụng Acid Salicylic trong điều trị vảy nến toàn thân vì có thể gây kích ứng mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các bộ phận khác.

Giá bán: Khoảng 30.000 đồng/tuýp.

Thuốc Dermovate

Dermovate là một trong những loại kem trị vảy nến phổ biến và được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Thuốc chỉ được bác sĩ kê đơn sử dụng cho các trường hợp người bệnh vảy nến đã dùng các loại thuốc steroid có hiệu lực thấp hơn mà không mang lại hiệu quả. Loại thuốc này hiện được bào chế dưới dạng kem và thuốc bôi ngoai da.

Thành phần: Clobetasol propionate.

Công dụng: Kháng viêm, làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu do bệnh vảy nến gây ra.

Thuốc bôi trị tổ đỉa Dermovate cream
Thuốc bôi trị vảy nến Dermovate cream

Cách sử dụng:

  • Chỉ sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em > 12 tuổi.
  • Lấy một lượng nhỏ bôi lên vùng da bị vảy nến, tránh bôi quá dày có nguy cơ gây tác dụng phụ.
  • Mỗi ngày sử dụng 4 lần và thời gian sử dụng không quá 4 tuần.
  • Tổng lượng thuốc bôi tối đa mỗi tuần là 50g, việc sử dụng quá nhiều sẽ khiến bạn gặp phải những phản ứng không mong muốn nghiêm trọng.

Giá bán: Khoảng 80.000 đồng.

Thuốc Diprosone

Diprosone là thuốc được sản xuất bởi công ty Schering-Plough Labo NV. Diprosone thuộc nhóm corticosteroid được dùng trong điều trị các bệnh về da như vảy nến, nấm, chàm, viêm da cơ địa…

Thành phần: Natri hydroxit, cetomacrogol 1000, axit photphoric, betamethasone dipropionate 0.5mg,….

Công dụng: Diprosone là thuốc bôi tại chỗ, ức chế các phản ứng viêm nhiễm trên da. Từ đó giảm ngứa, mẩn đỏ và các triệu chứng khó chịu mà bệnh vảy nến gây ra.

Kem bôi vảy nến ở thể nhẹ Diprosone
Kem bôi vảy nến ở thể nhẹ Diprosone

Cách sử dụng:

  • Lấy một lượng Diprosone vừa đủ bôi lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 lần. Trong trường hợp bị nặng hơn có thể bôi 2 lần/ngày.
  • Không dùng sản phẩm này liên tục quá 4 tuần nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Không dùng thuốc Diprosone cho trẻ em dưới 12 tuổi, bà bầu và phụ nữ đang cho con bú.
  • Bệnh nhân mắc chứng nhiễm trùng da, suy gan, rối loạn thượng thận, tiểu đường cần xin tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng Diprosone.

Giá bán: Giá bán thay đổi theo từng loại, khoảng 280.000 đồng/10g, 350.000 đồng/15g, 1.000.000 đồng/45g.

Tazarotene

Tazarotene chính là một loại retinoid liên quan đến vitamin A, thường được chỉ định để điều trị một số bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh vảy nến. Loại thuốc này được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau, như gel, thuốc kem, thuốc bột.

Thành phần chính: Tazarotene.

Công dụng:

  • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng khô rát, dát đỏ, khó chịu của bệnh vẩy nến và một số bệnh ngoài da khác.
  • Thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời tăng sinh tế bào da khỏe mạnh để làn da trở lại trạng thái bình thường.
Tazarotene chính là một loại retinoid, hoạt động giống như vitamin A
Tazarotene chính là một loại retinoid, hoạt động giống như vitamin A

Cách sử dụng:

Rạn rửa sạch tay và vùng da bị bệnh rồi thấm khô bằng khăn sạch. Lấy một lượng gel vừa đủ thoa 1 lớp mỏng lên vùng da bị bệnh, kết hợp massage nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu sâu.

  • Đối với người lớn, sử dụng thuốc Tazarotene 0,05% hoặc 0,1% mỗi ngày 1 lần.
  • Đối tượng trẻ nhỏ cần có chỉ định của ​​bác sĩ trước khi sử dụng Tazarotene.

Giá bán: Đang cập nhật.

Gel Xamiol

Xamiol gel là sản phẩm dùng chủ yếu điều trị vảy nến da đầu, được sản xuất bởi công ty Leo – Ireland. Ngoài ra, Xamiol gel còn được dùng để điều trị bệnh viêm da dầu và viêm da cơ địa. Người bệnh chỉ được sử dụng sản phẩm này khi có chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thành phần: Calcipotriol 50mcg, betamethasone dipropionate 0,5mg.

Công dụng: 

  • Calcipotriol là chất tương tự Vitamin D, có tác dụng làm giảm biệt hóa và ức chế tăng sinh các tế bào sừng, hạn chế vảy sừng trên da.
  • Có tính kháng viêm, giảm ngứa, chống co mạch và ức chế miễn dịch.
Thuốc Xamiol chữa vảy nến hiệu quả
Thuốc Xamiol chữa vảy nến hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Bôi thuốc 1 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 – 4g lên vùng da bị vảy nến. Thời gian sử dụng không quá 4 tuần.
  • Không dùng thuốc cho người bị nhiễm vi-rút, nấm và nhiễm trùng bên ngoài da, người có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần của thuốc và người bị rối loạn chuyển hóa canxi.

Giá bán: Khoảng 250.000 đồng.

Thuốc mỡ Daivobet

Daivobet cũng là một sử dụng để điều trị tại chỗ cho bệnh nhân bị vảy nến. Sản phẩm thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, thuốc bôi, dễ dàng thẩm thấu qua da và mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Thành phần: Calcipotriol 50mcg, betamethasone 0,5mg.

Công dụng:

  • Thành phần calcipotriol trong thuốc là dẫn xuất của vitamin D, có khả năng biệt hóa, ngăn ngừa tăng sinh tế bào sừng, hạn chế vảy sừng phát triển..
  • Kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, chống ngứa và các triệu chứng khó chịu khác.
Daivobet là sản phẩm nổi bật của Công ty Leo - Ireland
Daivobet là sản phẩm nổi bật của Công ty Leo – Ireland

Cách sử dụng:

  • Bạn làm sạch vùng da bị vảy nến, rồi lấy lượng kem vừa đủ bôi lên da, chờ thuốc khô và thẩm thấu hoàn toàn.
  • Chỉ sử dụng Daivobet tối đa trong 4 tuần vì việc sử dụng nhiều sẽ gây tác dụng không mong muốn cho làn da và sức khỏe tổng thể.
  • Không sử dụng Daivobet cho những người dị ứng với các thành phần của thuốc, đối tượng bị vảy nến đỏ, bong da hoặc có mụn mủ.

Giá bán: Khoảng 300.000 đồng. 

Anthralin

Anthralin là thuốc trị vảy nến hiện đang được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Anthralin được bào chế dưới nhiều dạng để thuận tiện cho người bệnh, như kem bôi, thuốc mỡ, dầu dưỡng,….

Loại này sẽ phát huy được hiệu quả tối đa nếu kết hợp cùng liệu pháp ánh sáng trong quá trình điều trị vảy nến. Đặc biệt lưu ý một số thành phần trong thuốc Anthralin có thể gây ra tác dụng phụ như nóng da, đỏ da, châm chích,….

Thành phần: Anthralin.

Công dụng:

  • Sản phẩm giúp làm chậm quá trình tăng sinh tế bào da, loại bỏ vảy sừng trên da, đồng thời kích thích sản phẩm sinh tế bào mới.
  • Làm đều màu da, giúp da đầu thêm khỏe mạnh.

Cách sử dụng:

  • Làm sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm rồi thoa một lượng thuốc Anthralin vừa đủ lên da, sau đó massage nhẹ nhàng.
  • Sau khoảng 20 – 30 phút, rửa lại hoặc tắm bằng nước sạch để tránh hoạt chất có trong thuốc ảnh hưởng đến vùng da khác.
  • Không sử dụng sản phẩm này cho những người có làn da nhạy cảm, người bị dị ứng với các thành phần của thuốc, vùng da bị trầy xước hoặc nổi mụn.

Giá bán: Đang cập nhật.

Kem bôi Elidel 

Elidel là thuốc được dùng theo sự kê đơn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ như ngứa nhẹ, nóng rát, đỏ da, nóng rát, đau đầu. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó bạn chỉ nên sử dụng Elidel khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ hướng dẫn.

Thành phần của thuốc: Hoạt chất pimecrolimus.

Công dụng:

Ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, cản trở sự hình thành các phản ứng tự nhiên, làm chậm tốc độ tăng sinh tế bào da. Cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh vảy nến trên da.

Elidel là thuốc có sẵn theo đơn của bác sĩ
Elidel là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ

Cách sử dụng:

  • Thoa một lượng Elidel vừa đủ lên vùng da bị bệnh, mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Chỉ sử dụng Elidel trong vòng tối đa 3 tuần và không sử dụng cho các đối tượng dị ứng với thành phần của thuốc, người đang điều trị bệnh vảy nến bằng phương pháp quang hóa trị liệu.

Giá bán: Khoảng 350.000 đồng/30g.

Betnovate

Betnovate là một trong những loại thuốc bôi trị vảy nến có chứa corticosteroid. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị các bệnh da liễu như chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, lupus ban đỏ,… Hiện nay thuốc Betnovate được bào chế dưới dạng kem, thuốc mỡ, kem dưỡng da.

Thành phần: Betamethasone valates 0,1%.

Công dụng:

  • Giúp giải phóng các chất độc trong da, giãn nở mạch máu, ngăn chặn tình trạng viêm da, cải thiện chứng đỏ, ngứa, đau nhức, khó chịu khi da bị vảy nến.
  • Thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng tế bào da, đẩy lùi hiệu quả những tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
Betnovate là một trong những loại thuốc bôi xạm có chứa corticosteroid
Betnovate là một trong những loại thuốc bôi vảy nến có chứa corticosteroid

Cách sử dụng: 

  • Thoa một lớp mỏng Betnovate lên vùng da bị bệnh, sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Cần kiên trì sử dụng thuốc đều đặn, đúng chỉ định để có hiệu quả.
  • Lưu ý không thoa thuốc Betnovate quá 4 tuần, không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đồng thời tránh thoa thuốc vào các vùng da nhạy cảm như vùng mắt, mũi, miệng vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

Giá bán: Khoảng 1.350.000 đồng.

Calcipotriol

Thuốc Calcipotriol thuộc nhóm dẫn xuất vitamin D, được bào chế dưới dạng kem. Thuốc được chỉ định dùng để điều trị các bệnh về da liễu, điển hình là bệnh vảy nến.

Thành phần: Calcipotriol.

Công dụng:

  • Thuốc có khả năng cách hóa tế bào, ức chế sự tăng sinh của tế bào da, phục hồi làn da về trạng thái ban đầu, khỏe mạnh hơn.
  • Calcipotriol có thể giảm triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng, giảm cảm giác khó chịu của người bệnh.
Thuốc trị vảy nến Calcipotriol
Thuốc trị vảy nến Calcipotriol

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh sạch tay và vùng da bị bệnh, lau khô. Sau đó lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa lên da, đợi khoảng 20 phút để thuốc thẩm thấu hoàn toàn.
  • Liều dùng thông thường là 2 lần/ngày. Tuy nhiên có thể thay đổi tùy từng mức độ bệnh và phản ứng của mỗi người.
  • Chỉ dùng thuốc Calcipotriol để thoa ngoài da, không được uống hoặc dùng sai cách.
  • Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Nóng da, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau khớp, ngứa da, phát ban nhẹ,…

Giá bán: Đang cập nhật.

Thuốc Dithranol

Nếu bạn đang tìm kiếm thuốc bôi vảy nến chất lượng, an toàn thì có thể tham khảo Dithranol. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng viêm, hỗ trợ làm chậm quá trình sản xuất tế bào da quá mức, do đó được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến. Dithranol được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, kem, bột nhão.

Thành phần: Dithranol.

Công dụng

  • Chất Dithranol có khả năng duy trì sự tăng sinh và sừng hóa của tế bào biểu bì da ở mức bình thường.
  • Làm giảm hoạt động gián sinh của quá trình tăng sinh biểu bì, ức chế chuyển hóa enzyme.
Dithranol được điều chế dưới 3 dạng chính là thuốc mỡ, kem và mủ
Dithranol được điều chế dưới 3 dạng chính là thuốc mỡ, kem và mủ

Cách sử dụng:

  • Thoa một lượng vừa đủ thuốc Dithranol lên da và giữ như vậy trong 10-30 phút để thuốc thẩm thấu qua da.
  • Bạn cần làm sạch tay và vùng da bị bệnh trước khi bôi thuốc, đồng thời tắm hoặc rửa lại để loại bỏ hoàn toàn Dithranol trên bề mặt da.
  • Nên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da trước khi bôi Dithranol.

Giá bán: Đang cập nhật.

Trozimed

Trozimed là thuốc trị vảy nến được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ, dùng để trị bệnh vảy nến từ mức nhẹ đến vừa.

Thành phần: Calcipotriol.

Công dụng:

  • Ức chế sự hình thành và tăng sinh tế bào, hạn chế vảy nến tiến triển nặng hơn, ổn định tình trạng bệnh
  • Đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng da bị bệnh vảy nến.
Trozimed là thuốc trị xạm được sản xuất bởi công ty TNFF Dược Phẩm Đạt Vi Phú
Trozimed là thuốc trị vảy nến được sản xuất bởi công ty TNFF Dược Phẩm Đạt Vi Phú

Cách sử dụng:

  • Làm sạch vùng da bị bệnh, lau khô, rồi thoa một lượng Trozimed vừa đủ lên da. Bôi 2 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cần thoa thuốc vào các thời điểm cố định, không tự ý tăng, giảm liều vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Không bôi Trozimed lên vùng da nhạy cảm, nhất là mặt. Cần tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Giá bán: Khoảng 200.000 đồng/tuýp.

Kem bôi Eco Calm

Eco Calm là một trong những loại thuốc bôi trị vảy nến được người dùng đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả. Ưu điểm của sản phẩm này là thành phần thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.

Thành phần: Gừng, chiết xuất tỏi, trà xanh, hoa cúc La Mã, tinh chất lá trầu không,…

Công dụng:

  • Giảm ngứa và các triệu chứng kích ứng trên da.
  • Hỗ trợ làm tiêu lớp sừng, dưỡng ẩm da, ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng lây lan.

Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị bong tróc, thấm khô rồi thoa một lượng kem Eco Calm vừa đủ lên da. Sử dụng 2 lần/ngày.

Giá bán: Khoảng 1.580.000 đồng.

Những lưu ý khi dùng thuốc bôi trị vảy nến

Các loại thuốc bôi trị vảy nến tuy cho hiệu quả nhanh nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Bởi vậy bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Thời điểm bôi thuốc tốt nhất là buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.
  • Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thuộc một trong các đối tượng sau: Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú, mắc bệnh về đường huyết, tuyến giáp, tim mạch, tuyến tiền liệt để được bác sĩ chỉ định đơn thuốc phù hợp.
  • Sử dụng thuốc theo liều lượng ghi trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cần làm sạch tay và vùng da bị vảy nến trước khi bôi thuốc để loại bỏ hết vi khuẩn và giúp hoạt chất nhanh được thẩm thấu.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, và các chất kích thích trong suốt quá trình dùng thuốc. 

Trên đây là thông tin về các loại thuốc bôi trị vảy nến và top 16 loại thuốc tốt nhất hiện nay. Tình trạng bệnh vảy nến ở mỗi người là khác nhau nên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn liệu trình dùng thuốc phù hợp.

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG VẢY NẾN – BÁC SĨ TƯ VẤN CHI TIẾT CÁCH ĐIỀU TRỊ

Tin bài nên đọc:

Câu hỏi thường gặp

Thuốc bôi trị vảy nến hiện nay được bán khá phổ biến ở các cửa hàng thuốc trên toàn quốc, đặc biệt là thuốc bôi trị vảy nến thể nhẹ đến vừa. Tuy nhiên người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ chỉ định đơn thuốc phù hợp.

Không được tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Dùng thuốc bừa bãi có thể khiến tình trạng vảy nến nặng lên, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thời gian dùng thuốc bôi điều trị vảy nến phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như thành phần thuốc, mức độ bệnh, mức độ đáp ứng của cơ thể,... Mỗi loại thuốc đều có quy định cụ thể về liều lượng tối đa và khoảng thời gian tối đa để tránh tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.

Hầu hết các loại thuốc bôi trị vảy nến đều tiềm ẩn gây ra tác dụng phụ. Tùy thuộc vào thành phần dược tính, liều lượng và thời gian sử dụng, người bệnh có nguy cơ gặp một số biến chứng sau: Phát ban, ngứa ngáy, đau nhức tại vị trí bôi thuốc, khô da, rạn da, giãn mao mạch, mỏng da, giảm thị lực, ảnh hưởng xương khớp, hệ tiêu hóa, gan, thận, huyết áp,... Vì vậy người bệnh vảy nến nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn điều trị đúng cách.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Cập nhật lúc: 4:11 PM , 28/01/2024

Tin liên quan

Vảy Nến Da Mặt, Tai, Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt

Vảy nến da mặt là một hiện tượng viêm da cơ địa mãn tính có liên quan nhiều đến gen và miễn dịch. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân...

Top 9 Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Vảy nến là một bệnh lý da liễu mãn tính khá phổ biến. Người bệnh vảy nến không chỉ phải đối mặt với tình trạng ngứa, đau rát, bong tróc...

TOP 15+ cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam quanh vườn, dễ kiếm mà hiệu quả

Nhiều cây cỏ xung quanh tuy bình dị nhưng lại có tiềm năng lớn đối với sức khỏe con người, trong đó có điều trị vảy nến và nhiều bệnh...

Vảy Nến Thể Mủ Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Bệnh vảy nến thể mủ thường rất nguy hiểm, dạng thể mủ là dạng nguy hiểm nhất của bệnh vảy nến. Bệnh này sẽ thường xuất hiện ở những người...

Bệnh vảy phấn hồng: cách nhận biết và điều trị an toàn

Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh ngoài da phổ biến thường xảy ra ở trẻ em và tuổi teen. Mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng vảy...

Vảy nến đồng tiền nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh tốt nhất

Bệnh vảy nến đồng tiền là một dạng viêm da cơ địa hiếm gặp của bệnh vảy nến. Bệnh không lây nhiễm từ người sang người nhưng các mảng da...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *