Tư vấn Top loại thuốc chữa viêm hang vị dạ dày an toàn

Viêm hang vị dạ dày mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,… Và bài viết này cung cấp đến bạn các loại thuốc chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả.

Viêm hang vị dạ dày là gì?

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các vết trợt, vết loét ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

Triệu chứng điển hình của viêm hang vị dạ dày mà người bệnh dễ nhận biết đó là cảm giác nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, chán ăn. Với các trường hợp bệnh nặng hiện có thể bị chảy máu, đi ngoài phân có màu đen,…

Nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm hang vị dạ dày là do dạ dày thương tổn, bị nhiễm vi khuẩn HP.

Đối với các bệnh lý dạ dày, muốn chữa trị hiệu quả, không tái phát cần xử lý bệnh từ triệu chứng đến căn nguyên, đồng thời đảm bảo cơ chế dự phòng,... >> XEM NGAY GIẢI PHÁP

Ngoài ra, còn do chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, do người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau nhóm NSAIDs không đúng chỉ định, do tâm lý căng thẳng lo âu dài ngày,…

Khi nào cần dùng thuốc viêm hang vị dạ dày

Nếu như nhận thấy bản thân có các triệu chứng sau đây trong một thời gian dài như:

  • Đau ở vùng thượng vị từng đợt
  • Hay bị đầy bụng, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Chán ăn
  • Buồn nôn và nôn
  • Nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen

Lúc này người bệnh cần chủ động đi thăm khám và chẩn đoán bệnh tại các cơ sở y tế, phòng khám nhằm xác định đúng bệnh cũng như lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời.

Top các loại thuốc điều trị viêm hang vị dạ dày hiệu quả

Thuốc trung hòa acid 

Thuốc trung hòa acid thường được dùng để cân bằng môi trường dịch vị, ổn định nhu động ruột, làm lành các tổn thương mà viêm hang vị gây ra. Thông thường các loại thuốc này sẽ chứa các hoạt chất như Natri bicarbonate, canxi carbonate, nhôm hoặc magie hydroxyd… có khả năng trung hòa axit nhanh chóng.

Cách dùng:

  • Nên dùng thuốc sau bữa ăn 1-3 giờ và trước khi đi ngủ.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và tần suất được chỉ định theo từng loại thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Ức chế khoáng hóa xương, gây loãng xương.
  • Giữ nước hoặc nhiễm kiềm.

Chống chỉ định:

  • Những người bị suy thận.
  • Người đang dùng thuốc bổ sung canxi.
  • Người đang dùng các loại thuốc như chất làm loãng máu (warfarin), steroid, thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen và naproxen).
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em.

Thuốc chống bài tiết dịch vị dạ dày

Là các loại thuốc Histamin H2 (cimetidine, ranitidine, nizatidine, famotidine) và thuốc ức chế bơm proton PPI (omeprazol, pantoprazol, esomeprazol, lansoprazol…). Các loại thuốc này đều có chung tác dụng là giảm tiết acid, hỗ trợ làm lành thương tổn dạ dày, cũng như ngừa viêm hang vị tái phát.

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt.
  • Khô miệng, đau đầu, hoa mắt, phát ban, ngứa.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Khiến cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém.
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Chống chỉ định:

  • Với trường hợp có tiền sử dị ứng với thuốc.
  • Không tự ý sử dụng nhóm thuốc này để điều trị dài hạn.

XEM THÊM: Tổng hợp các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày được Bác Sĩ chỉ định

Thuốc bảo vệ niêm mạc

Có tác dụng tăng cường sản xuất chất nhầy bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó đẩy lùi triệu chứng viêm loét, phục hồi vết thương. Hơn hết, thuốc bảo vệ niêm mạc còn có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP, bảo vệ dạ dày khỏe mạnh.

Một số thuốc bảo vệ niêm mạc có thể kể đến như: Bismuth, sucrafate, prostaglandin…

Trong đó, thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 2 – 4 tuần, người bệnh đảm bảo sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy, mất nhiều nước.
  • Ù tai, đau đầu, choáng váng, mất tập trung
  • Thở ngắn, nhịp tim đập nhanh
  • Thị lực giảm
  • Buồn nôn, đau thượng vị, ngứa, chán ăn, khó nuốt
  • Nước tiểu đậm màu
  • Phân màu đất sét
  • Vàng da hoặc da xanh xao

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với thuốc.
  • Thận trọng ở phụ nữ có thai, cho con bú.
  • Thận trọng với bệnh nhân suy gan suy thận nặng.

VẤN ĐỀ DẠ DÀY BẠN ĐANG GẶP PHẢI

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp phải triệu chứng của VIÊM HANG VỊ DẠ DÀY?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Thuốc diệt vi khuẩn HP dương tính

Thuốc diệt vi khuẩn Hp là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị viêm hang dạ dày nguyên nhân do vi khuẩn HP.  Theo đó, thuốc diệt vi khuẩn HP thường là các loại thuốc chứa kháng sinh, có tác dụng đối phó với nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn H. pylori. 

Tuy nhiên để gia tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn bằng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Bởi vậy người bệnh khi sử dụng cần đảm bảo tuân thủ đúng liệu trình kê đơn của bác sĩ, nhằm hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm hang vị dạ dày như:

  • Thuốc Amoxicillin: Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, có tác dụng ức chế tạo vách tế bào vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn HP phát triển tấn công dạ dày.
  • Thuốc Clarithromycin là loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid có tác dụng làm chậm lại hoạt động ribosome của vi khuẩn, giúp ức chế tổng hợp protein bằng cơ chế gắn kết, phục hồi vùng niêm mạc bị loét hiệu quả.
  • Thuốc Metronidazol là loại kháng sinh thuộc nhóm 5-nitro-imidazo, có tác dụng thay đổi cấu trúc ADN vi khuẩn, từ đó đẩy lùi vi khuẩn HP, bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày, ngừa viêm loét lan rộng.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn, nôn, dị ứng ngoài da.
  • Tiêu chảy, tăng áp lực nội sọ (nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, co giật, ảo giác).
  • Rối loạn thần kinh.
  • Làm giảm bạch cầu và hạ huyết áp

Chống chỉ định:

  • Người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.

ĐỌC NGAY: [Bác Sĩ Tư Vấn] Thuốc trị vi khuẩn HP tốt nhất trên thị trường

Sử dụng thuốc Đông Y

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây để chữa viêm hang vị dạ dày, người bệnh có thể lựa chọn thuốc Đông Y được nghiên cứu và hoàn thiện từ thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của việc sử dụng thuốc Đông Y an toàn, hiệu quả dài lâu, phục hồi sức khỏe toàn trạng ngừa bệnh tái phát.

Các bài thuốc Đông Y chữa viêm hang vị dạ dày mà bạn có thể tham khảo như:

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm hang vị dạ dày

Để sử dụng các loại thuốc uống chữa viêm hang vị dạ dày phát huy tối đa hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuân thủ đúng liều lượng, các loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ.
  • Kh thấy bản thân có các triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
  • Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm có lợi cho dạ dày như sữa chua, bánh, súp, cháo,… Hạn chế nhóm thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ; Nói không với rượu bia các chất kích thích;…
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không ăn quá no. Với các trường hợp bệnh nhân muốn tăng cân có thể chia bữa ăn thành các bước nhỏ trong ngày.
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
  • Không nằm hay vận động mạnh mỗi khi ăn no.
  • Không ăn đêm.

Trên đây là bài viết cung cấp những loại thuốc chữa viêm hang vị dạ dày tốt nhất, để đảm bảo sử dụng đúng thuốc với tình trạng nguyên nhân gây bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận tư vấn liệu trình từ chuyên gia bác sĩ.

Câu hỏi thường gặp

Uống thuốc chữa viêm hang vị dạ dày có hại khi người bệnh không tuân thủ đúng liệu trình kê đơn của bác sĩ, đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra một số biến chứng như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, xuất huyết dạ dày,...

Mặc dù tác dụng phụ của thuốc chữa viêm hang vị dạ dày không phổ biến, tuy nhiên không phải không có. Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất là:

  • Làm sẫm màu phân và đen lưỡi, đa phần những phản ứng này là vô hại và sẽ biến mất sau khi người bệnh ngừng uống thuốc.

Ngoài ra, một số trường hợp còn có các tác dụng phụ khác như:

  • Nôn mửa, tiêu chảy, cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, gây suy nhược. 
  • Nhịp tim nhanh hoặc chóng mặt, choáng váng.
  • Lo âu, căng thẳng;
  • Ù tai, mất thính giác;
  • Vấn đề về thị lực;
  • Lú lẫn;

Để mua đúng thuốc chữa viêm hang vị dạ dày, người bệnh cần phải đảm bảo đã khám cũng như nhận tư vấn từ bác sĩ. Theo đó bạn có thể lấy giấy kê đơn của bác sĩ ra các quầy thuốc để mua. Lưu ý bạn cần tuân thủ đúng liệu trình được chỉ định nhằm đảm bảo bệnh được điều trị toàn diện, ngừa bệnh tái phát.

Thông thường với các bệnh nhân chữa viêm hang vị dạ dày sẽ cần 4 - 6 tuần để sử dụng thuốc, trường hợp bệnh nặng thời gian có thể kéo dài từ 6 tháng - 1 năm. Nói chung thời gian chữa bệnh bao lâu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, biện pháp điều trị, khả năng đáp ứng thuốc, kết hợp lối sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh,...

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật lúc: 2:11 PM , 01/02/2024

Tin liên quan

Danh Sách Những Loại Trái Cây Tốt Cho Người Đau Dạ Dày

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì là câu hỏi nhiều người bệnh đặt ra bởi trái cây là nguồn dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hàng...

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Mật Ong: Mẹo Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Mật ong từ lâu đã được biết đến là nguyên liệu giúp giảm đau, kháng viêm với người bị đau dạ dày hiệu quả. Có nhiều cách chữa đau dạ...

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau Dạ Dày Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở người bệnh dạ dày. Nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân vì sao gặp hiện tượng này và...

Tư thế nằm giảm đau dạ dày chuẩn nhất cho người bệnh

Rất nhiều người bị đau dạ dày không để ý đến tư thế nằm ngủ dẫn đến bệnh mất rất nhiều thời gian để điều trị. Tuy nhiên, Tư thế...

Nửa đêm đau dạu dày phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Nửa đêm bị đau dạ dày là tình trạng phổ biến đối với nhiều người, triệu chứng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và chất lượng cuộc...

Cách để giảm đau dạ dày cấp tốc mang lại hiệu quả cao

Đau dạ dày là một căn bệnh ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, tìm một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao luôn là đề tài quan...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *