Đau dạ dày là một căn bệnh ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, tìm một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao luôn là đề tài quan tâm của nhiều người. Bệnh đau dạ dày có điều trị được không? Những phương pháp điều trị tốt nhất là gì? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Đau dạ dày có chữa được không?
Đau dạ dày là hiện tượng đau tức vùng thượng vị, xuất hiện do dạ dày bị tổn thương. Bệnh thường xuất hiện cùng những triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó chịu,…
Đau dạ dày có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên, những cơn đau dạ dày có thể là tín hiệu cảnh báo những tổn thương tại dạ dày hay rối loạn trong hoạt động tiết dịch vị tiêu hóa,… Do vậy, người bệnh nên tới ngay các bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Đau dạ dày có thể hết đau chỉ sau một vài liều thuốc, nhưng bệnh sẽ rất dễ quay trở lại nếu không được điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự ý điều trị đau dạ dày tại nhà mà cần tới bệnh viện, phòng khám uy tín để điều trị.
Phác đồ điều trị đau dạ dày
Tùy thuộc vào tình trạng đau dạ dày xuất hiện do viêm loét dạ dày, do vi khuẩn HP hay trào ngược dạ dày mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Một số phác đồ chuẩn của Bộ Y tế:
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày
Sử dụng một trong các thuốc:
- Thuốc kháng acid
- Thuốc kháng thụ thể histamin H2
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Phác đồ điều trị vi khuẩn H.pylori
- Phác đồ phối hợp 3 thuốc: Thuốc ức chế bơm proton, Amoxicillin và Clarithromycin
- Phác đồ phối hợp 3 thuốc có Levofloxacin: Thuốc ức chế bơm proton, Amoxicillin và Levofloxacin
- Phác đồ điều trị nối tiếp:
- 5 ngày đầu: Thuốc ức chế bơm proton và Amoxicillin.
- 5 ngày kế tiếp: Thuốc ức chế bơm proton và Clarithromycin và Tinidazol.
- Phác đồ kết hợp 4 thuốc:
- Có Bismuth: Thuốc ức chế bơm proton, Tetracycline, Metronidazole và Bismuth.
- Không có Bismuth: Thuốc chức chế bơm proton, Amoxicillin, Clarithromycin và Tinidazol.
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
- Thuốc kháng acid
- Thuốc điều hòa nhu động ruột
- Thuốc giảm tiết acid dạ dày: Thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamin H2
Ngoài ra, phác đồ chữa đau dạ dày bằng diện chẩn cũng có thể được áp dụng nếu bác sĩ thấy cần thiết.
Phác đồ điều trị được xây dựng dựa trên kết quả thăm khám, phác đồ chuẩn của Bộ Y tế nhưng cũng có thể được bác sĩ thay đổi linh hoạt phụ thuộc vào đáp ứng thuốc của người bệnh.
Phương pháp điều trị đau dạ dày tốt nhất
Dưới đây là các phương pháp điều trị đau dạ dày phổ biến thường được các bác sĩ sử dụng:
Điều trị nội khoa bằng thuốc
1. Thuốc kháng acid
- Công dụng: Trung hòa lại lượng acid dư thừa trong dịch vị, bảo vệ các tế bào ở niêm mạc. Một số sản phẩm còn giảm đầy hơi, tăng che phủ bảo vệ niêm mạc.
- Ưu điểm: Hiệu quả nhanh chóng, tiện dùng
- Nhược điểm: Hiệu quả chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Thuốc có thể mang đến tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy,…
- Cách dùng: Sử dụng trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h. Có thể dùng ngay khi cảm thấy đau nhưng không nên quá 3 lần mỗi ngày.
2. Thuốc kháng thụ thể histamin H2
- Công dụng: Các thuốc thuộc nhóm kháng histamin H2 ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở thành tế bào dạ dày. Từ đó, ức chế sự tiết acid (khi đói và khi bị kích thích bởi thức ăn,…) Nhờ vậy, làm liền các vết loét dạ dày, tá tràng, giảm bớt trào ngược dạ dày thực quản
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, trác dụng nhanh, kiểm soát tốt dịch vị.
- Nhược điểm: Chỉ có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị tạm thời. Nhiều tác dụng phụ như: viêm gan, suy thận, vú to ở nam giới
- Cách dùng: Dùng trước khi ăn 30 phút và khoảng 2 lần/ngày. Nếu có sử dụng thuốc kháng acid cần uống cách nhau khoảng 2h đồng hồ.
3. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Công dụng: Thuốc giúp làm giảm nồng độ acid trong dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của các thụ thể tạo ra acid trong dạ dày. Nhờ đó, giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, trào ngược acid và giúp vết loét mau lành.
- Ưu điểm: Khả năng ức chế acid mạnh nhất, ít gây tác dụng phụ, thường gặp chỉ có tiêu chảy nhẹ hoặc hơi đau đầu.
- Nhược điểm: Tác dụng chậm hơn các thuốc kháng acid, chi phí cao.
- Cách dùng: Dùng trước khi ăn 15-30 phút, uống 1 lần/ngày.
4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Sucralfate: Bảo vệ niêm mạc bằng cách tạo lớp nhầy để bảo vệ. Nhưng thời gian phát huy tác dụng ngắn, sử dụng có thể bị táo bón.
- Rebamipide: Làm lành vết loét nhanh chóng, kể cả các vết loét rộng trên 2cm nhờ khả năng kích thích tiết Prostaglandin và kháng viêm.
- Bismuth: Đem lại tác dụng bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị. Ngoài ra, bismuth còn giúp tiêu diệt vi khuẩn HP (yếu). Thường được sử dụng phối hợp với các thuốc dạ dày khác.
- Misoprostol: Bảo vệ niêm mạc dạ dày nhờ tăng tiết chất nhầy và bicarbonat. Ngoài ra, thuốc cũng tăng lưu lượng máu tới niêm mạc dạ dày giúp vết loét, tổn thương mau lành. Tuy nhiên, ít được sử dụng do nhiều tác dụng phụ.
Phương pháp diện chẩn
Mục đích: Tác động vào các huyệt đạo, kích thích cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể, hoàn toàn không sử dụng đến thuốc nên có thể áp dụng cho phần lớn các trường hợp.
Cách áp dụng:
- Dùng que dò day vào các huyệt có tác dụng chữa đau dạ dày, mỗi huyệt day khoảng 1 phút với lực vừa phải.
- Hơ nóng bằng ngải cứu các huyệt vừa day, người bệnh có thể dán cao nóng và lưu cao trên bề mặt khoảng 2h.
Ưu điểm:
- Không phải chịu các tác dụng phụ như khi dùng thuốc, an toàn, có thể áp dụng cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai
- Không gây đau đớn cho người bệnh.
- Khắc phục tận gốc đem lại hiệu quả lâu dài
- Tiết kiệm, ít tốn kém.
- Giúp đả thông kinh mạch, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng đề kháng tự nhiên.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng thì mới hiệu quả
- Hiệu quả phụ thuộc vào chuyên gia, cần người thực sự am hiểu và chuyên môn cao thực hiện.
- Phương pháp chưa phổ biến, ít tiếp cận được với mọi người
Cách giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Ngoài sử dụng thuốc, người mắc có thể áp dụng những cách giảm đau dạ dày sau:
Dùng gừng tươi
Từ lâu, gừng được sử dụng để giảm đau dạ dày, buồn nôn, nôn.
Bạn có thể sử dụng gừng tươi thái lát để pha trà gừng hoặc ngậm, nhai. Hiện nay, gừng cũng được bào chế dưới dạng viên ngậm, thực phẩm bổ sung, trà,… rất tiện dùng và giảm các triệu chứng tiêu hóa.
Trà hoa cúc
Trong hoa cúc có chứa các hoạt chất chống viêm giúp giảm bớt tình trạng viêm dạ dày, trào ngược dạ dày,… Ngoài ra, hoa cúc cũng chứa polyphenol giúp giảm bớt chứng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn,…
Bạn có thể dùng trà hoa cúc dạng túi lọc đóng gói sẵn. Một cách khác đó là phơi khô hoa cúc nhỏ, mỗi khi dùng lấy 3-5 bông hãm với nước sôi, đợi khoảng 15 phút và sử dụng.
Bạc hà
Trong bạc hà chứa nhiều menthol và methyl salicylate đều có tác dụng chống co thắt, làm dịu dạ dày.
Khi sử dụng, có thể pha loãng dầu bạc hà trong nước hoặc dùng trà bạc hà để giảm các cơn đau nhức.
Giấm táo
Một số nghiên cứu cho thấy giấm táo có thể giảm bớt cơn đau dạ dày do viêm mãn tính. Ngoài ra, trong giấm táo cũng chứa nhiều lợi khuẩn giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm bớt đầy hơi, đau và trào ngược dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp.
Khi sử dụng, giấm táo nên được pha loãng với nước để tránh làm tăng acid trong dạ dày.
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày nên làm gì là vấn đề mà nhiều người trăn trở. Theo các chuyên gia khi bị đau dạ dày, người bệnh cần note ngay những lời khuyên sau:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên ăn quá no cùng một lúc hay để bụng quá đói.
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn từ tốn để tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Tránh thức ăn chua, cay, đồ uống có ga, đồ ăn mặn.
- Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn.
- Không nên ăn lạnh
- Mát xa nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
- Tránh tập thể dục ngay sau khi ăn
- Hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ dạ dày
- Uống nước trà ấm để làm dịu các cơn đau dạ dày.
Các câu hỏi thường gặp khi bị đau dạ dày
Tùy vào tình trạng đau dạ dày đang mắc phải mà thời gian điều trị ở mỗi người một khác.
- Trường hợp đau dạ dày cấp tính: Cơn đau đột ngột, diễn biến nhanh thì có thể khỏi ngay sau sử dụng thuốc điều trị.
- Trường hợp đau dạ dày mạn tính, do viêm loét hoặc vi khuẩn HP tấn công thì sẽ mất khoảng từ 1-3 tháng mới đỡ, trường hợp nặng có thể lên tới 6 tháng, 1 năm. Để khỏi, người bệnh cần tích cực điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tinh thần thoải mái.
Trong trường hợp người bệnh chủ quan, không điều trị sớm, tình trạng đau dạ dày có thể kéo dài, âm ỉ và khó có thể khỏi được.
Chi phí điều trị phụ thuộc vào loại thuốc được kê đơn và thời gian sử dụng. Rất khó có thể xác định chính xác được chi phí điều trị đau dạ dày là bao nhiêu bởi ở mỗi người một khác. Chi phí sẽ tăng lên khi thời gian sử dụng thuốc kéo dài.
Người bệnh có thể làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng bằng các biện pháp sau đây:
- Xoa bóp bụng: Xoa nóng 2 bàn tay, áp tay vào bụng, xoa nhẹ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới trong khoảng 10-15 phút. Không áp dụng ngay sau khi ăn.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng dịch vị, tăng pH của dạ dày lên tạm thời, giảm bớt các cơn đau nhức, khó chịu.
- Chườm ấm: Chườm trong vòng khoảng 10-20 phút, nhiệt độ nước khoảng 50-60 độ C sẽ giúp các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn, giảm sự co bóp dạ dày, giảm đau nhức hiệu quả.
- Hít thở đều: Hít thở 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 3-5 nhịp sẽ giúp giảm đau dạ dày do căng thẳng quá mức. Bên cạnh đó, việc hít thở đều còn giúp giảm sự tiết dịch vị hiệu quả.
Trường hợp người bệnh bị đau dạ dày dữ dội, không thể chịu đựng được thì cần được xử trí kịp thời. Cần đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu nếu xuất hiện các triệu chứng:
- Đau quặn, kèm sốc, mạch nhanh và rối loạn tiêu hóa.
- Có thể ngất, nôn ra máu.
- Có dấu hiệu của thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nặng.
Trong trường hợp đau dạ dày dữ dội nhưng vẫn chịu đựng được, người bệnh vẫn nên cân nhắc tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, đối với người bệnh cần:
- Bình tĩnh, trấn an người bệnh để ổn định tâm lý, tinh thần, tránh hoảng loạn quá mức.
- Phân tích, tìm kiếm nguyên nhân gây đau dạ dày dữ dội, tránh gây đau cho những lần sau.
- Nằm xuống giường, sàn hoặc nằm nghiêng để cảm thấy thoải mái hơn.
Đau dạ dày sau khi uống rượu bia rất dễ gặp phải, đặc biệt ở những người đã từng hoặc đang bị đau dạ dày. Để giảm bớt cơn đau dạ dày sau khi uống rượu, bạn có thể áp dụng ngay những biện pháp sau:
- Uống nhiều nước và uống chậm: Nước giảm bớt độ cồn trong dạ dày, giúp giảm kích ứng niêm mạc, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Nghỉ ngơi và chườm ấm: Sau khi bị tấn công bởi rượu, người bệnh cần được nghỉ ngơi để phục hồi, bên cạnh đó, việc chườm ấm cũng sẽ giúp giảm bớt các cơn đau dạ dày hiệu quả.
- Sử dụng thuốc giảm đau dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ: Một số thuốc giảm đau, bảo vệ dạ dày như thuốc chống acid, chất bảo vệ niêm mạc,... có thể được chỉ định nếu như cơn đau không giảm bớt khi áp dụng 2 cách trên. Tuy nhiên, thuốc sử dụng có thể sẽ tương tác với rượu gây phản ứng bất lợi. Do đó, cần sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Với những cách giảm đau dạ dày hiệu quả kể trên, tình trạng đau dạ dày của bạn sẽ được khắc phục đáng kể. Nếu đang gặp phải tình trạng đau dạ dày, hãy note ngay lại các biện pháp điều trị đau dạ dày cũng như những lưu ý kể trên để áp dụng kịp thời và mau chóng khỏi bệnh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM