Mất Ngủ Kinh Niên Nguy Hiểm Như Thế Nào? Điều Trị Ra Sao?

Mất ngủ kinh niên nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần cũng như sức khỏe. Chính vì thế, mọi người cần nhận thức rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này và có biện pháp xử lý kịp thời.

Mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ kinh niên (hay còn gọi là mất ngủ mãn tính, mất ngủ kéo dài) là tình trạng người bệnh gặp các rắc rối liên quan đến giấc ngủ vào ban đêm, chẳng hạn như:

  • Mỗi đêm chỉ ngủ được 2-3 tiếng, nhiều lắm thì 4-5 tiếngĐêm nào cũng trằn trọc, thao thức mãi mới có thể đi vào giấc ngủThường bị tỉnh giấc quá sớm, tỉnh giấc vào khung giờ không mong muốn và không thể nào đi ngủ lại được nữa
  • Đêm dễ tỉnh giấc, chỉ một tiếng động nhỏ cũng tỉnh, sau đó khó ngủ lại
  • Sáng hôm sau luôn có tình trạng cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ
  • Tình trạng trên nếu diễn ra liên tục khoảng 3-4 hôm/tuần và từ 1 tháng trở lên thì được coi là mất ngủ kinh niên.

Nguyên nhân gây mất ngủ

Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính có thể là do:

  • Mắc phải các bệnh lý gây ảnh hưởng đến giấc ngủ: Những người bị bệnh về xương khớp (thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gout,…); tiêu hóa (đau dạ dày, trào ngược dạ dày); hen phế quản; sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang; tiểu đường hoặc các vấn đề liên quan đến tâm thần,… thường dễ bị mất ngủ về đêm.
  • Do ảnh hưởng của việc dùng thuốc: Người thường xuyên phải sử dụng thuốc điều trị bệnh về trầm cảm, hen suyễn, huyết áp cũng gặp tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Theo các nhà nghiên cứu, căng thẳng – stress và mất ngủ có mối liên quan mật thiết với nhau. Do đó chỉ cần tinh thần không được thoải mái, phải lo lắng suy nghĩ, phiền muộn quá nhiều cũng dễ khiến chúng ta cả đêm trằn trọc không ngủ được.
  • Do thay đổi hormone, nội tiết tố: Phụ nữ mang thai hoặc các chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ dễ bị mất ngủ hơn những trường hợp khác.
  • Do môi trường sống: Điều kiện môi trường sống quá ồn ào, nhiều tiếng động sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ.
  • Một số nguyên nhân khác: Ăn quá no, dùng cà phê – trà trước khi đi ngủ,…

Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Tình trạng mất ngủ kinh niên chắc chắn không tốt cho sức khỏe. Nó có thể dẫn đến một số hệ lụy sau:

  • Giảm khả năng tập trung cho công việc: Buổi tối không ngủ đủ giấc, ngủ không ngon giấc thì chắc chắn sáng hôm sau cơ thể sẽ mệt mỏi, không tỉnh táo, theo đó mọi người cũng không thể tập trung được cho công việc cũng như sự vụ khác.
  • Làm suy giảm trí nhớ: Theo các chuyên gia, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ và tiếp nhận thông tin của bộ não, từ đó gây ra tình trạng giãn đoạn, hay quên.
  • Tăng nguy cơ cao mắc phải các bệnh nguy hiểm: Người bị mất ngủ kinh niên, mất ngủ mãn tính sẽ có nguy cơ cao bị các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
  • Tăng nguy cơ bị trầm cảm: Người thường xuyên ngủ ít, đêm không ngủ đủ 6 tiếng sẽ dễ bị trầm cảm hơn so với người khác bởi việc mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và hệ thần kinh, từ đó càng tạo điều kiện cho tình trạng trầm cảm phát triển.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể dễ bị ốm: Khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng một chất có tên gọi là cytokine (chất có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch). Do đó, việc mất ngủ có thể gây cản trở đến việc giải phóng cytokine, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho mầm mống sinh bệnh dễ hình thành.
  • Gây tăng cân, nổi mụn trên mặt: Việc mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bên trong cơ thể mà còn tác động đến tính thẩm mỹ, gây nổi mụn, thâm mắt, nổi nám tàn nhang, tăng nguy cơ béo phì.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài sẽ làm rối loạn quá trình giải phóng hormone sinh dục của cả nam lẫn nữ, gây ức chế hormone kích thích rụng trứng, làm suy giảm chất lượng tinh trùng, từ đó có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Điều trị mất ngủ kinh niên như thế nào?

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng trằn trọc mãi không ngủ được, mỗi đêm chỉ ngủ được 2-3 tiếng, dễ tỉnh giấc thì nên áp dụng một số phương pháp dưới đây:

Chữa mất ngủ kinh niên tại nhà

Từ xưa đến nay, ông bà ta có lưu truyền rất nhiều mẹo dân gian trị mất ngủ, điển hình như:

  • Sử dụng lá vông: Chuẩn bị khoảng 50g dây nhãn lồng, 30g lá vông và 10g lá dâu tằm. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho vào ấm đun cùng với 1 lít nước. Đun đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, để thêm khoảng 15-20 phút nữa rồi tắt bếp. Lọc lấy phần nước thuốc và chia làm vài lần uống hết trong ngày.
  • Chữa mất ngủ bằng tâm sen: Dùng tâm sen đã phơi khô rồi hãm lấy nước uống trong ngày sẽ cải thiện tốt tình trạng mất ngủ.
  • Dùng gừng: Thái vài lát gừng, thả vào cốc nước nóng rồi uống cũng giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ. Bên cạnh việc sử dụng trà gừng, các bạn có thể nấu nước gừng để ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, kết quả cũng rất khả quan.
  • Sử dụng cây đinh lăng: Chuẩn bị lá đinh lăng tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn – tạp chất, đem đi sao khô rồi cho vào trong ruột gối. Dùng gối đầu đinh lăng sẽ giúp mọi người dễ ngủ hơn.
  • Chuối xanh chữa mất ngủ: Rửa sạch vài quả chuối xanh, cắt bỏ hai đầu. Đun sôi ngồi nước rồi thả chuối vào, đun lửa nhỏ đến khi chuối chín vừa thì tắt bếp. Lọc lấy nước, thêm chút bột quế rồi uống.

Ngoài những cách trên, mọi người có thể chữa mất ngủ kinh niên bằng việc dùng hoa tam thất, long nhãn, đậu đen,… Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không thể trị khỏi mất ngủ hoàn toàn. Đặc biệt với những trường hợp bị mất ngủ kinh niên thì việc dùng mẹo dân gian sẽ không có hiệu quả nhiều. Nhưng, nếu không muốn dùng thuốc, mọi người vẫn có thể áp dụng biện pháp này vì nó cũng lành tính, dễ thực hiện và không quá tốn kém.

Dùng thuốc tây khi bị mất ngủ

Thuốc tây, thuốc an thần là “cứu cánh” cho nhiều người bị mất ngủ kinh niên. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, mọi người cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Mọi loại thuốc sử dụng cần phải có đơn kê rõ ràng của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng
  • Hãy nêu rõ tình trạng sức khỏe, mọi loại thuốc đang sử dụng, mọi bệnh tật đang có, tình trạng dị ứng nếu có để bác sĩ biết và kê thuốc cho phù hợp
  • Không nên lạm dụng thuốc an thần vì dùng nhiều sẽ bị nhờn thuốc, càng khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu có hiện tượng thường xuyên chóng mặt, buồn nôn,… thì phải ngưng ngay lập tức.

Thuốc an thần giúp mọi người dễ dàng đi vào giấc ngủ nhưng TUYỆT ĐỐI KHÔNG LẠM DỤNG, không dùng quá nhiều, không dùng thường xuyên để tránh gây hại cho cơ thể.

Chữa mất ngủ kinh niên bằng y học cổ truyền

Đây là phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao đối người mất ngủ cấp tính lẫn mãn tính vì nó tác động vào tận sâu bên trong cơ thể, loại bỏ nguyên nhân và hỗ trợ cải thiện tốt các cơ quan, tạng phủ. Một khi các cơ quan tạng phủ hoạt động tốt, sức đề kháng được cải thiện, khả năng tuần hoàn máu tốt thì người bệnh sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Y học cổ truyền điều trị mất ngủ bằng những cách sau:

Châm cứu chữa mất ngủ: Phương pháp sẽ cần dùng đến kim châm chuyên dụng để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, từ đó giúp thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dựa vào nguyên nhân gây mất ngủ trong Đông y, bác sĩ có thể tác động vào từng vị trí huyệt khác nhau như:

  • Mất ngủ do tâm huyết hư: Châm cứu vào huyệt Huyết hải, Tâm du, Thái xung, Thần môn, Cách du, Trung đô.
  • Mất ngủ nguyên nhân do Tâm – Tỳ: Cần tác động vào huyệt Thận du, Tâm du, Thái bạch,…
  • Mất ngủ do Tâm – Thận không khỏe: Châm cứu vào huyệt Thận du, Khí hải, Quan nguyên, Thái khê.
  • Mất ngủ do Can huyết hư, không khỏe: Huyệt Can du, Tam âm giao, Cách du, Huyết hải, Thái xung nếu được châm cứu đúng sẽ rất tốt.

Lưu ý: Nếu tự thực hiện tại nhà, bắt buộc mọi người phải cứ am hiểu về châm cứu, phải xác định chính xác từng vị trí huyệt đạo để thực hiện cho đúng, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng.

Bấm huyệt trị mất ngủ kinh niên: Việc dùng tay tác động một lực vừa phải lên các huyệt đạo trên cơ thể cũng giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể, lưu thông máu tốt, từ đó cải thiện giấc ngủ. Một số huyệt cần bấm khi có tình trạng mất ngủ là:

  • Huyệt thiên trụ: Huyệt này sẽ nằm ở phía sau cổ, cách cột sống và hộp sọ khoảng 1.5cm. Mọi người hãy vòng tay qua đầu, dùng 2 ngón tay cái ấn nhẹ nhàng và huyệt thiên trụ khoảng 20 lần sẽ giúp giảm mệt mỏi, khí huyết được lưu thông.
  • Huyệt thái xung: Dùng ngón tay cái ấn huyệt thái xung (nằm trên mu bàn chân) khoảng 3 phút, thực hiện với từng chân. Có thể thực hiện trước khi đi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Thuốc nam chữa mất ngủ: Hiện nay có rất nhiều bài thuốc nam trị mất ngủ kinh niên hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Bài thuốc 1: Cho 16g đại táo, 16g mạch môn, 16g đan sâm, 16g bạch thược, 16g huyền sâm, 16g ngưu tất, 16g hạt muỗng sao và 8g toan táo nhân, 8g dành dành vào sắc cùng với khoảng 750ml nước. Đun đến khi nước thuốc còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Rửa sạch và sấy khô 20g viễn chí, 20g thạch xương bồ, 30g nhân sâm, 30g phục linh. Sau đó tán thành bột, mỗi lần dùng thì hòa tan bột với nước ấm rồi uống.
  • Bài thuốc 3: Dùng 16g long nhãn, 12g hoàng kỳ, 16g thục địa, 12g đương quy để đun sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang như vậy sẽ giúp ngủ ngon.

Chữa mất ngủ không dùng thuốc

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bên cạnh việc dùng thuốc (kể cả thuốc tây lẫn thuốc Đông y), mọi người có thể áp dụng theo một số lời khuyên dưới đây:

  • Có thể tập yoga vì yoga chữa mất ngủ hiệu quả vì nó giúp kéo giãn cơ thể, thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, giúp khí huyết lưu thông tốt, tăng tuần hoàn máu não. Mọi người có thể tham gia các lớp dạy yoga hoặc hoàn toàn tự tập được tại nhà. Ban đầu, các bạn chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng, dễ thực hiện.
  • Kể cả ban ngày lẫn buổi tối nên hạn chế dùng cà phê, trà hoặc các chất kích thích khác; không ăn uống quá no trước khi đi ngủ.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế để căng thẳng, stress kéo dài
  • Tập thiền mỗi ngày
  • Ban ngày không nên ngủ quá nhiều

Tóm lại, mất ngủ kinh niên ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần và sức khỏe. Chính vì thế các bạn hãy cố gắng tìm giải pháp điều trị cho ổn định. Thay vì lạm dụng thuốc an thần, mọi người có thể cải thiện tình trạng mất ngủ bằng thuốc nam, tập yoga,… và cố gắng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nhé.

Dành Tặng Bạn Đọc

Cập nhật lúc: 9:05 PM , 08/04/2024

Tin liên quan

Top 9 loại thuốc ngủ phổ biến nhất và hướng dẫn sử dụng

Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ là giải pháp hàng đầu được lựa chọn để lấy lại giấc ngủ ngon một cách nhanh chóng. Vậy người bị mất ngủ...

Mất ngủ ở người lớn tuổi làm giảm chất lượng sống, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Tư vấn cách điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Mất ngủ ở người cao tuổi là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe...

Bà bầu bị mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con

Bà Bầu Mất Ngủ: Những Thông Tin Chính Xác Được Chuyên Gia Chia Sẻ

Bà bầu mất ngủ có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? Khắc phục thế nào? Trực tiếp bác sĩ Đỗ Minh Tuấn - Cố vấn tập đoàn y dược...

Mất ngủ kéo dài dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh

Mất Ngủ Sau Sinh: Nguyên Nhân, Có Nguy Hiểm Không Và Cách Xử Lý

Hơn 60% phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Điều này khiến các mẹ bỉm sữa lo lắng và không biết cải thiện thế nào cho đúng. Trong bài viết...

Cần dùng thuốc trị mất ngủ khi bệnh kéo dài

Điểm Mặt Các Thuốc Trị Mất Ngủ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Mất ngủ đang ngày càng trở nên phổ biến khi bất cứ ai cũng có thể gặp. Dùng thuốc trị mất ngủ là một trong những cách để cải thiện...

7 Bài Tập Yoga Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

Yoga chữa mất ngủ là một trong những cách giúp mọi người dễ dàng có được một giấc ngủ ngon mỗi đêm, không còn tình trạng trằn trọc, dễ tỉnh...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *