Viêm nha chu mãn tính ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt cá nhân. Cụ thể, nó sẽ làm người mắc bệnh bị hôi miệng, đau nhức, chảy máu chân răng, tụt nướu, thậm chí là rụng răng. Do đó, bệnh nhân cần sớm đi thăm khám và có hướng điều trị cho phù hợp nhất.
Viêm nha chu mãn tính là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Mô quanh răng hoặc các mô nâng đỡ răng gồm cấu trúc nâng đỡ là mô mềm và xương nâng đỡ được gọi là mô nha chu. Đây là từ chuyên môn dùng để chỉ sự nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm phá hủy các mô nha chu. Đa số những bệnh về bộ phận này đều là sự nhiễm trùng mô.
Mô nha bị viêm nhiễm lâu ngày gọi là viêm nha chu mãn tính. Bệnh lý này gây tình trạng hôi miệng, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng và đau nhức. Theo thời gian dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây đau khi nhai, tụt nướu, tạo ra các túi nha chu và phá hủy xương ổ răng, về lâu dài sẽ làm mất răng.
Nguyên nhân gây viêm nha chu mãn tính
Viêm nha chu cấp tính kéo dài có thể tạo ra các túi giữa nướu và răng. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào túi này và tiết độc tố, cơ thể sẽ tạo ra sự đáp ứng miễn dịch kéo theo sự phá hủy xương cũng như mô liên kết giúp răng vững chắc.
Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị viêm nha chu là:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến mảng bám thức ăn bám lâu ngày ở răng. Nó tích tụ trong khoang miệng một thời gian dài khiến vi khuẩn phát triển, tạo vôi răng, hình thành bệnh viêm lợi, sưng nướu và chảy máu chân răng.
- Không khám và cạo vôi răng định kỳ làm vôi răng bám vào răng ngày dài, vi khuẩn tích tụ gây viêm nướu và hư men răng.
- Hút thuốc lá làm tăng mức độ và viêm nhiễm lan nhanh ở xung quanh răng. Từ đó gia tăng nguy cơ viêm lợi, xuất hiện cao răng dẫn tới tình trạng viêm nha chu.
- Thói quen sử dụng vật nhọn xỉa răng khiến khoang miệng dễ chảy máu, viêm nhiễm, hở răng và vi khuẩn tích tục dày đặc.
- Tình trạng rối loạn nội tiết tố chủ yếu xảy ra ở bé gái trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai sản.
- Hệ miễn dịch kém khiến bạn dễ mắc các bệnh về bạch cầu, tiểu đường, béo phì, viêm nhiễm khuẩn…
Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu mãn tính
Đối với người bình thường, nếu nướu khỏe mạnh chúng sẽ có màu hồng, cứng và vừa khít quanh răng. Ngược lại, đối tượng bị viêm nha chu có thể gặp phải những dấu hiệu sau:
- Nướu có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, sưng đau, dễ chảy máu, không bám chắc vào chân răng và làm răng trông có vẻ dài hơn bình thường.
- Xuất hiện nhiều mảng vôi răng đọng lại ở xung quanh phần thân răng.
- Phần mủ ở giữa răng hoặc nướu gây đau nhức, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt.
- Răng dễ gãy rụng.
- Xảy ra tình trạng hôi miệng.
Nếu bạn mặc kệ và không điều trị viêm nha chu, tình trạng này có thể tác động rất xấu tới cuộc sống cá nhân. Đầu tiên, việc hôi miệng, chảy máu chân răng khiến người mắc tình trạng này cảm thấy mặc cảm và gặp khó khăn trong giao tiếp.
Đồng thời, nó còn gây rối loạn các khớp cắn, suy yếu lực nhai và cảm thấy đau nhức khi nhai. Việc răng bị lệch làm bạn cảm thấy xấu hổ vì nó liên quan tới tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây ra nguy cơ áp xe chân răng, phá hủy mô nâng đỡ răng, làm răng bị lung lay và gây viêm ổ xương răng. Dần dần răng sẽ bị gãy, rụng.
Phương pháp điều trị viêm nha chu
Muốn điều trị viêm nha chu an toàn và khỏe mạnh, bạn cần đến gặp nha sĩ, bác sĩ nha chu hoặc nhân viên vệ sinh nha khoa. Tại đây, các chuyên gia sẽ làm sạch triệt để túi xung quanh răng và ngăn ngừa tổn thương cho vùng xương lân cận. Sau đó, bệnh nhân nên áp dụng thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và hạn chế hút thuốc là để răng chắc khỏe hơn.
Các chữa viêm nha chu mãn tính không cần phẫu thuật
Trong trường hợp viêm nha chu chưa quá tồi tệ, bạn có thể áp dụng các cách điều trị không cần phẫu thuật. Đây là phương pháp bảo tồn ít gây đau đớn và hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra biến chứng.
- Cạo cao răng: Sử dụng dụng cụ chuyên biệt hoặc thiết bị siêu âm để loại bỏ cao răng, vi khuẩn từ bề mặt răng và dưới nướu.
- Chà chân răng: Bề mặt chân răng được làm nhẵn để hạn chế cao răng tích tụ.
- Kháng sinh: Một số trường hợp nhất định nên sử dụng kháng sinh theo lời khuyên và đơn của nha sĩ để có thể kiểm soát việc nhiễm khuẩn.
Bài viết hay:
Việc lấy cao răng định kỳ được nha sĩ khuyến cáo như một phương pháp giúp hạn chế tình trạng viêm nha chu. Theo chuyên gia, bạn nên lấy cao răng 2 lần/ năm để đảm bảo răng miệng chắc khỏe.
Phẫu thuật điều trị viêm nha chu
Đây là phương pháp khá quen thuộc đối với người bị viêm nha chu mãn tính. Với tất cả các biện pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm sạch sâu phần nướu nhằm loại bỏ hoàn toàn mảng cao răng và vi khuẩn ra khỏi răng và nướu. Thông thường sẽ có các cách phẫu thuật nha chu như:
- Phẫu thuật lật vạt: Cách chữa này tương đối hữu ích với người có cao răng hình thành sâu bên trong túi nha chu. Nó liên quan tới việc bóc tách phần lợi để loại bỏ cao răng. Sau khi thực hiện, bác sĩ sẽ làm sạch vùng phẫu thuật, loại bỏ cao răng, khâu phần lợi khít với răng. Ở một số trường hợp, xương được sử dụng để tái tạo hình trong khi phẫu thuật.
- Ghép xương: Nếu phần xương xung quanh chân răng bị phá hủy hoặc tổn thương, bệnh nhân cần tiến hành ghép xương. Nó đòi hỏi thay thế xương bị tổn thương bằng phần xương mới, có thể là xương người, xương nhân tạo hoặc xương được hiến tặng. Tác dụng của biện pháp trên là giữ răng chắc và giúp nó phát triển trở lại.
- Tái tạo mô mềm có hướng dẫn: Với cách điều trị này, bác sĩ sẽ đặt một mảnh chất liệu nhỏ giống với miếng lưỡi giữa mô nướu và phần xương thật. Chất liệu này có khả năng ngăn nướu tránh khỏi việc hình thành khoảng trống – khu vực đáng lẽ phải là xương. Tứ đó sẽ cho phép xương và các mô liên kết với nhau để phát triển.
Áp dụng cách chữa tại nhà
Biện pháp khắc phục tại nhà không thể điều trị khỏi triệt để viêm nha chu mãn tính nhưng nó sẽ góp phần hỗ trợ và cải thiện tình trạng nêu trên. Để có một hàm răng khỏe mạnh và đẩy lùi hậu quả do viêm nha chu gây ra, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Áp dụng quả việt quất
Việt quất có thành phần kháng khuẩn tự nhiên giúp chống lại các bệnh về nướu răng, giúp ngăn chặn vi khuẩn hình thành mảng bám trên răng. Để hạn chế sự phát triển của hại khuẩn bám trên răng, bạn nên ăn việt quất thường xuyên.
- Sử dụng gừng tươi
Gừng là nguyên liệu rất dễ tìm ở nhà bếp với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, ít người biết rằng ngoài việc chữa các bệnh đau bụng, thư giãn tinh thần thì gừng cũng có thể điều trị bệnh sâu răng và chữa nha chu rất tốt.
Cách thực hiện đơn giản: Rửa sạch gừng rối cắt thành từng lát, sắc nước uống đều đặn sau bữa ăn. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều trà gừng vì có thể làm nóng cơ thể.
- Chữa bệnh bằng chanh và muối
Đây là hai nguyên liệu có khả năng diệt khuẩn và chống viêm hiệu quả từ trong ra ngoài. Do vậy, bạn chỉ cần pha hỗn hợp gồm nước cốt chanh và muối rồi thoa chúng vào vùng chân răng là có thể giảm đau và giảm viêm. Người bị viêm nha chu nên áp dụng biện pháp này 2 – 3 lần để không còn gặp phải tình trạng sưng viêm.
Lưu ý, đây không phải là biện pháp chữa khỏi viêm nha chu mãn tính mà nó chỉ hỗ trợ cho cách chữa chính. Người bệnh không nên lạm dụng cách chữa tại nhà mà quên việc đến gặp nha sĩ để loại bỏ căn nguyên từ gốc.
Chữa viêm nha chu mãn tính bằng Đông y
Trong đông y, nguyên nhân gây viêm nha chu là do vị hỏa tích kết hợp với phong nhiệt gây thực chứng. Viêm nha chu lâu ngày khiến vị âm hư và thận âm hư, khi tân dịch suy giảm sẽ làm hư hỏa bốc lên và hình thành hư chứng.
Thực tế cho thấy, các bài thuốc đông y chữa viêm nha chu hoàn toàn có thể tác động tích cực tới sự cải thiện bệnh lý. Sau đây là một số bài thuốc điều trị bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc 1:
- Trạch tả: 8g.
- Tri mẫu: 8g.
- Sơn thù: 8g.
- Hoàng bá: 8g.
- Đan bì: 8g.
- Phục linh: 8g.
- Kỷ tử: 12g.
- Hoài sơn: 12g.
- Thục địa: 12g.
- Thăng ma: 12g.
- Bạch thược: 12g.
- Ngọc trúc: 12g.
Bài thuốc 2:
- Bạch thược: 8g.
- Huyền sâm: 12g.
- Sinh địa: 12g.
- Quy bản: 12g.
- Kỷ tử: 12g.
- Sa sâm: 12g.
- Ngọc trúc: 12g.
- Kim ngân hoa: 16g.
Bài thuốc 3:
- Hoàng liên: 3g.
- Tri mẫu: 6g.
- Hoàng cầm: 6g.
- Chi tử: 8g.
- Thạch cao: 20g.
- Sinh địa: 32g.
- Thục địa: 32g.
- Huyền sâm: 32g.
Cách dùng của các bài thuốc này đều là sắc trên lửa nhỏ để uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Mỗi ngày một tháng và kiên trì trong 1 – 2 tháng để có hiệu quả.
Tuy nhiên, bệnh nhân nên dựa vào chỉ dẫn của y, bác sĩ để gia giảm lượng thuốc và điều chỉnh thời gian sắc cho phù hợp. Bởi lẽ, sức khỏe răng miệng và tình trạng viêm nhiễm của mỗi người khác nhau, do đó bạn không nên áp dụng theo liều lượng như nội dung trong bài.
Cách chăm sóc răng miệng để hạn chế viêm nha chu mãn tính
Việc chữa khỏi viêm nha chu nhưng nó không đồng nghĩa với chuyện bệnh sẽ không tái phát. Bạn có thể kiểm soát tình trạng nha chu cũng như ngăn chặn sự phát viêm nhiễm bằng cách:
- Thường xuyên làm sạch các mảng bám trên răng theo lời khuyên của nha sĩ.
- Nên thay bàn chải sau 3 đến 4 tháng để tránh gặp phải vi khuẩn.
- Bạn hãy chọn các loại bàn chải có lông mềm để không gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
- Đánh răng vào các buổi sáng và buổi tối sau khi ăn mỗi ngày.
- Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ sự khó chịu giữa các kẽ răng.
- Dùng chỉ nha khoa nhằm làm sạch mảng bám ở kẽ răng một cách thuận lợi.
Nếu bạn tìm được phương pháp chữa viêm nha chu mãn tính phù hợp thì răng miệng sẽ được bảo vệ hiệu quả. Thay vào đó, việc thờ ơ với răng miệng chỉ làm răng bị hư hại, dễ dẫn đến sâu, gãy và làm mất răng. Vì vậy, để bảo vệ khoang miệng, đặc biệt là hàm răng chắc khỏe, bạn hãy chăm sóc và vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Cập nhật lúc: 9:03 AM , 16/03/2023Không bỏ lỡ: