Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao? Thời kỳ mang thai, phụ nữ rất dễ có nguy cơ bị đau dạ dày. Các triệu chứng của bệnh khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu vô cùng nhưng lại không dám tùy ý điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ phát hiện dấu hiệu bệnh nhanh nhất và có cách chữa trị hiệu quả, an toàn.
Nguyên nhân bà bầu dễ bị đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang mang thai gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, triệu chứng đau dạ dày thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mẹ bầu có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu ốm nghén, kèm theo các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,…gây nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu chỉ là nghén thông thường mẹ bầu sẽ không có những biểu hiện ợ chua, trào ngược, đau thượng vị.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị đau dạ dày trong 3 tháng đầu là do nôn nhiều gây mất nước, suy nhược, mệt mỏi, đồng thời tử cung phải lớn lên để phù hợp với kích thước của thai nhi khiến vị trí dạ dày bị thay đổi, thức ăn xuống dạ dày khó tiêu hóa, lâu đần bị ứ đọng lại gây hại cho lớp niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, hormone progesterone được tiết ra khi mang thai cũng là nguyên nhân làm tăng các cơn đau dạ dày, đầy bụng và tiêu chảy.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm loét dạ dầy khi mang thai 3 tháng cuối. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Càng về cuối thai kỳ thai nhi càng phát triển mạnh gây chèn ép dạ dày, làm ứ đọng thức ăn, làm dạ dày tổn thương khiến mẹ bầu bị đau dạ dày.
- Trong giai đoạn mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, đồng thời lượng axit tiết ra không kiểm soát làm bào mòn lớp niêm mạc, gây hại cho dạ dày.
- Một nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn HP
- Chế độ dinh dưỡng nhiều đường, protein,…khiến dạ dày hoạt động liên tục để tiêu hóa thức ăn.
- Nhiều mẹ bầu có sở thích thèm ăn chua, ăn vặt trong thời gian mang bầu. Tuy nhiên, những thực phẩm này gây tăng tiết axit trong dạ dày khiến niêm mạc bị bào mòn.
Triệu chứng điển hình bị đau dạ dày khi mang thai
Dưới đây là một số biểu hiện đau dạ dày thường gặp khi mang thai:
- Cơn đau khởi phát ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn), tình trạng này có thể lan rộng qua bên phải hoặc bên trái.
- Cơn đau có thể khởi phát ngay sau khi ăn hoặc lúc bụng đói
- Tình trạng đau dạ dày có thể đi kèm với một số triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, nôn mửa, buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
- Mẹ bầu khi bị đau dạ dày có thể đối mặt với chứng táo bón, tiêu chảy do ảnh hưởng của hormone thai kỳ
- Triệu chứng đau dạ dày kéo dài có thể gây ra một số biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, cơ thể suy nhược, uể oải, sụt cân hoặc tăng cân không kiểm soát.
Những triệu chứng do bệnh lý gây ra ở mẹ bầu thường có mức độ đa dạng, tùy thuộc vào lối sống và thể trạng của từng trường hợp. Một số trường hợp, thai phụ chỉ gặp một số biểu hiện ở mức độ nhẹ, cơn đau vùng thượng vị chỉ thoáng qua và thuyên giảm nhanh chóng. Ngược lại, nhiều trường hợp mẹ bầu bị đau dạ dày thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Với người thường bệnh đau dạ dày vốn đã rất nguy hiểm. Với chị em đang mang thai thì lại càng đáng lo ngại hơn. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, đời sống, thai nhi mà rất nhiều biến chứng nguy hiểm cũng bắt nguồn từ đây.
- Người bị đau dạ dày nếu không trị kịp thời sức khỏe sẽ rất nhanh bị suy yếu. Với mẹ bầu còn trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ sinh ra chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Bà bầu bị đau dạ dày dẫn đến biến chứng nguy hiểm gây xuất huyết dạ dày. Bệnh nhân thường xuyên phải đối diện với những cơn đau, nôn ói, đi ngoài ra máu. Về lâu dài gây mất máu nghiêm trọng.
- Biến chứng thủng dạ dày cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ đau dạ dày. Bệnh này chỉ cần hít thở thôi cũng đủ khiến người ta đau nhức, vô cùng khó chịu.
- Nghiêm trọng hơn hết phải kể đến là ung thư dạ dày, nặng nhất sẽ gây tử vong.
- Việc phải chịu đựng các cơn đau còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của mẹ bầu. Lúc này bệnh nhân dễ bị cáu gắt, căng thẳng, ít nhiều tác động đến thai nhi.
Điều trị đau dạ dày khi mang thai
Bệnh đau dạ dày khi mang thai không nên xem thường mà phải được điều trị kịp thời.
Trị đau dạ dày cho bà bầu bằng Tây y
Tìm đến các bệnh viện hay phòng khám Tây y chuyên về tiêu hóa là lựa chọn của nhiều người khi bị đau dạ dày. Với mẹ bầu, điều trị bằng Tây y chủ yếu là dùng thuốc. Công dụng chính của thuốc được áp dụng thường là giúp giảm đau, chống viêm, diệt khuẩn, phục hồi lại các cơ quan bị tổn thương. Một vài thuốc đặc trị viêm loét dạ dày phổ biến cho mẹ bầu như:
- Sucralfate.
- Omeprazole.
- Domperidon.
- Diphenhydramine.
Đau dạ dày khi mang thai uống thuốc Tây cần lưu ý:
- Không nên tự mua thuốc về dụng mà phải có đơn từ bác sĩ điều trị. Uống thuốc sai liều lượng, không phù hợp với sức khỏe có thể gây hại cho mẹ và thai nhi.
- Dùng thuốc phải đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Chẳng hạn như việc uống thuốc trước hay sau khi ăn, uống với liều lượng bao nhiêu.
- Trong quá trình uống thuốc đau dạ dày nếu có biểu hiện bất thường phải báo ngay với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.
Một số mẹo dân gian giúp bà bầu giảm đau ngay tại nhà
Sử dụng các mẹo dân gian để giảm đau dạ dày là một phương áp an toàn, hiệu quả mẹ bầu có thể tham khảo để áp dụng ngay tại nhà:
Nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày được áp dụng phổ biến trong dân gian. Curcumin và Beta – carotene có trong củ nghệ giúp trung hòa dịch vị, tái tạo ổ viêm loét, tăng cường hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và tái tạo niêm mạc dạ dày nhanh chóng. Đau dạ dày khi mang bầu có thể sử dụng nghệ và mật ong, cách thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 200ml nước ấm
- Cho khoảng 3 thìa cafe tinh bột nghệ và 2 thìa cafe mật ong vào cốc nước ấm đã chuẩn bị trước đó
- Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút (uống khi đói), 3 lần/ngày
Trà gừng
Trà gừng ấm có tác dụng giảm nhanh cảm giác buồn nôn, nôn và khó tiêu của bệnh đau dạ dày khi mang thai. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa và hoạt chất Gingerol có trong gừng còn giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của virus, nấm, vi khuẩn có hại. Cách trị đau dạ dày cho bà bầu bằng trà gừng được thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi, thái thành lát mỏng
- Cho lát gừng vào cốc nước ấm 250 – 300ml
- Hãm trong 5 – 10 phút sau đó cho thêm 1 – 2 thìa cafe mật ong, khuấy đều và uống
Đông y điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai an toàn
Ngoài tân dược thì các Đông y từ lâu cũng có nhiều biện pháp chuyên dùng cho mẹ bầu đau dạ dày. Trong đó uống thuốc vẫn là các điều trị phổ biến nhất. Dùng thuốc Đông y có ưu điểm là ít tác dụng phụ nhưng đòi hỏi mà dùng lâu mới hiệu quả.
Một vài vị thuốc Đông y thường xuất hiện trong bài thuốc chữa đau dạ dày như:
- Bạch thược.
- Sài hồ.
- Hương phụ.
- Nghệ.
- Cam thảo.
- Bạch thược.
Tùy theo chỉ định từ phía bác sĩ Đông y mà các vị thuốc sẽ được kết hợp với nhau với liều lượng phù hợp. Phần lớn thuốc được sử dụng theo hình thức sắc thấy nước thuốc. Ngoài uống thuốc, Đông y chữa đau dạ dày cho bà bầu còn có thể áp dụng diện chẩn, châm cứu, bấm huyệt…
Lời khuyên cho bệnh nhân viêm loét dạ dày khi mang thai
Mẹ bầu vạn phần không nên có tư thái sống chung với các cơn đau dạ dày. Việc sức khỏe suy yếu do bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Để giảm đau, cải thiện bệnh, lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên bệnh nhân nên lưu ý:
- Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều đầu tiên cần ghi nhớ. Dù muốn hay không hãy nhớ ăn uống đúng giờ, không được vì không muốn ăn hay ốm nghén mà bỏ bữa, ăn uống một cách tùy tiện.
- Có bầu bị đau dạ dày trong giai đoạn này tuyệt đối phải tránh xa rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…
- Chú ý ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, Omega 3, vitamin, sữa chua, sữa tươi… như vậy sẽ rất tốt cho dạ dày cũng như sức khỏe của thai nhi.
- Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với người thân, bạn bè để giải tỏa tâm lý, tránh để mình quá căng thẳng.
- Hãy lưu ý uống nhiều nước mỗi ngày để hoạt động của dạ dày nói riêng và các cơ quan khác trong cơ thể được trơn tru hơn.
- Bà bầu bị đau bao tử nên hạn chế việc thức khuya, làm việc quá độ. Tranh thủ ngủ đúng giờ, đủ giờ là việc rất quan trọng với sức khỏe của bệnh nhân đau dạ dày khi mang thai.
- Mỗi ngày hãy vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt hơn. Tránh ngồi lì một chỗ, không hoạt động sẽ khiến cơ thể bị trì trệ, làm nhiều bệnh khởi phát.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai mà mẹ bầu nên nắm. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có biện pháp phòng cũng như điều trị được hiệu quả hơn. Ngay từ bây giờ hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày trong giai đoạn mang thai.
Cập nhật lúc: 3:18 PM , 13/04/2023