Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính, hình thành do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh thường gây ra hiện tượng sưng đỏ, đau và xơ cứng các bộ phận khớp, làm ảnh hưởng đến hệ thống cơ thể cũng như sức khỏe, vận động của người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (RA) là dạng viêm khớp tự miễn phổ biến nhất. Bệnh gây đau, cứng khớp, giảm chuyển động của khớp và gây sưng. Nơi thường bị tổn thương nhất là cổ tay cũng như các khớp nhỏ của bàn tay, bàn chân, cũng có thể ảnh hưởng đến vai và đầu gối.
Các khớp thường bị cứng nặng nhất vào buổi sáng, có thể kéo dài 1 – 2 giờ, thậm chí là cả ngày. Chuyển động khớp nhẹ nhàng, chậm rãi có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy diễn ra theo 4 giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn I: khớp bị đau và sưng, số lượng tế bào tăng cao đột ngột ở trong dịch khớp do tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng khớp bị viêm nhiễm.
- Giai đoạn II: viêm khớp dạng thấp ở mức vừa phải, tình trạng viêm trong mô gia tăng và có sự lan truyền, sụn khớp dần bị phá hủy dẫn đến khớp bắt đầu có dấu hiệu thu hẹp lại.
- Giai đoạn III: giai đoạn viêm khớp dạng thấp nặng, các khớp bị tổn thương, mất hẳn sụn khớp, xương dưới sụn lộ ra ngoài. Các cơn đâu nhức, sưng tấy ở khớp, di chuyển, chuyển động bị hạt chế, cứng khớp vào buổi sáng, cơ thể bị suy nhược, teo cơ, hạt dưới da.
- Giai đoạn IV: giai đoạn cuối của viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm giảm dần, các xương chùng và mô xơ hình thành, chức năng khớp bị mất đi
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp là do sự tấn công của hệ miễn dịch vào màng bao quanh khớp, gây hiện tượng viêm, tổn thương. Tuy nhiên, ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác cũng góp phần làm tăng cao nguy mắc bệnh này đã được các chuyên gia chỉ ra như sau:
- Do di truyền: Theo khảo sát, những gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong một số thống kê, có khoảng 40 – 60% người bệnh có nguyên nhân xuất phát từ di truyền.
- Do nhiễm khuẩn, virus: Bệnh nhân nếu tiếp xúc với những loại vi khuẩn, virus và bị tấn công có thể khiến cho khớp bị viêm nhiễm. Những loại virus điển hình nhất là Epstein – barr, virus Parvo,…
- Giới tính: Như đã nói ở trên, nữ giới là đối tượng chính mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Ước tính, có gần 70% nữ giới ở độ tuổi 30 trở lên mắc phải căn bệnh này.
- Do chấn thương: Những người bị chấn thương do tai nạn, chơi thể thao,… nếu không điều trị được dứt điểm rất dễ dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
- Tư thế ngồi sai: Ngồi làm việc trong thời gian dài với tư thế sai hoặc mang vác nhiều đồ nặng cũng là nguyên nhân khiến khớp bị tổn thương.
- Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh: Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống cafe… có thể khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ làm khớp bị viêm.
- Nguyên nhân khác: Môi trường sống thiếu lành mạnh, thường xuyên bị căng thẳng, stress, sau phẫu thuật,… cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
Nhìn chung, việc xác định chính xác nguyên nhân phục vụ rất nhiều cho việc điều trị bệnh. Dựa trên căn nguyên, đánh sâu vào đúng mục tiêu sẽ giúp tăng cơ hội điều trị triệu chứng, phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp gồm hai loại là: triệu chứng tại khớp và triệu chứng ngoài khớp.
Triệu chứng tại khớp
Tình trạng sưng, đau các khớp nhỏ ở ngoại biên, có tính chất đối xứng hai bên là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất. Các triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ. Các khớp sưng đau nhưng ít khi tấy đỏ. Bệnh ít khi có biểu hiện ở các khớp liên đốt xa hai bàn tay.
Nếu không điều trị, khớp viêm có thể tiến triển đến biến dạng do tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng, và dẫn đến tàn phế.
Triệu chứng ngoài khớp
Viêm khớp dạng thấp nằm trong nhóm bệnh khớp tự miễn. Ngoài khớp, bệnh còn ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác.
- Nốt dạng thấp: xuất hiện ở khoảng 10 – 15% bệnh nhân và là biểu hiện ngoài khớp thường gặp nhất. Nốt dạng thấp thường xuất hiện ở dưới da vùng tì đè, hoặc quanh các khớp ngón tay và ngón chân, với đặc điểm là chắc, di động hoặc bám dính cấu trúc mô bên dưới, kích thước từ vài mm đến cm và thường xuất hiện từng đám.
- Tổn thương mắt: bao gồm viêm khô kết mạc, viêm củng mạc…
- Tổn thương tim phổi: viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, xơ vữa động mạch, viêm màng phổi, xơ phổi…
- Viêm mạch hệ thống: hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng.
Đối tượng dễ bị viêm khớp dạng thấp
Những đối tượng có nhiều yếu tố sau thì có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp càng cao:
- Tuổi tác: Những người ở độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ
- Giới tính: Theo số liệu thống kê, nữ giới có nguy cơ bị mắc bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới. Tuy nhiên, khi nam giới mắc bệnh thì các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nặng hơn
- Bị thừa cân béo phì: Những người bị thừa cân béo phì, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống thì nguy cơ bị bệnh cao hơn
- Người hút thuốc lá: Cả hút thuốc lá chủ động và thụ động đều làm tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp, nhất là gia đình có tiền sử bị bệnh
- Di truyền: Trong gia đình có bố, mẹ hoặc cả bố mẹ bị bệnh thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Người thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại: Nếu phải làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với chất phơi nhiễm như silica, amiăng thì nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp rất cao.
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh viêm khớp dạng thấp không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những biến chứng của bệnh lại gây ra nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu. Bên cạnh việc nắm được viêm khớp dạng thấp là gì, bệnh nhân cũng cần đặc biệt quan tâm đến những biến chứng của bệnh có thể xảy ra như:
- Loãng xương: Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, tình trạng suy yếu xương và khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.
- Khô mắt và miệng: Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
- Nhiễm trùng: Bản thân bệnh này và nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thành phần cơ thể bất thường: Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi người đó có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
- Hội chứng ống cổ tay: Nếu tình trạng viêm tác động lên cổ tay có thể chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây ra hội chứng ống cổ tay.
- Bệnh tim mạch: Bệnh làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch cũng như viêm túi bao quanh tim.
- Bệnh phổi: Những người mắc bệnh này có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi, tiến triển đến khó thở.
- Ung thư hạch: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng cao bị ung thư hạch, một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.
Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Trên thực tế, viêm khớp dạng thấp không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc chú trọng điều trị tích cực sớm có thể làm ngừng hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Mẹo dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp thường có hiệu quả cao, thành phần và dược tính từ các vị thảo dược tự nhiên nên có tính bảo tồn, ít gây ra biến chứng như những loại thuốc giảm đau từ tây y.
Một số bài thuốc dân gian trị viêm khớp dạng thấp là:
Gừng tươi kết hợp muối
Gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm viêm khớp. Ngâm chân bằng nước muối gừng còn tạo cho người bệnh cảm giác thư giãn, dễ ngủ. Đây cũng là một trong những mẹo trị viêm khớp dạng thấp dễ thực hiện.
Cách thực hiện:
- Đập dập 1 củ gừng tươi rồi cho vào nước nóng (nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C) cùng 20g muối hạt.
- Ngâm chân từ 1 5 – 30 phút. Trong quá trình ngâm nếu nước nguội có thể pha thêm nước cho nóng.
Bài thuốc sử dụng lá ngải
Đắp ngải cứu là một bài thuốc đông y chữa viêm đa khớp khá phổ biến. Bởi loại cây này có công dụng điều hòa khí huyết, chứa acid amin và flavoniod giúp giảm đau, kháng viêm.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g lá ngải cứu trắng rửa sạch, để ráo nước.
- Cho ngải cứu cùng 2 chén rượu trắng vào chảo và xào nóng.
- Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch rồi đắp lên vùng bị đau trong vòng 30 phút. Nếu ngải cứu nguội có thể xào lại.
Bài thuốc từ lá lốt
Một trong những bài thuốc dân gian chữa viêm đa khớp được nhiều người lựa chọn là uống nước sắc lá lốt. Theo đông y, lá lốt có tác dụng ôn trung, tán hàn, trị đau nhức xương khớp. Hơn nữa, nó còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.
Cách thực hiện:
- Lấy 10g lá lốt phơi khô sắc với 2 bát nước. Đến khi còn 1/2 bát thì tắt bếp.
- Lấy nước uống khi còn ấm sau bữa ăn tối liên tục trong 10 ngày.
Thuốc Tây y
Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và những triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ kê các loại thuốc tương ứng, giúp ngăn bệnh tiến triển nặng.
- Giảm triệu chứng viêm và đau các khớp bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau. như Corticosteroid, NSAID,…
- Giảm tiến trình bệnh bằng các thuốc đặc trị, đặc biệt các thuốc sinh học điều trị trúng đích, giúp lui bệnh hoặc làm giảm bệnh, bảo vệ được chức năng khớp, giúp thoát khỏi tàn phế.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và giúp quá trình phục hồi sau điều trị diễn ra nhanh hơn. Có thể tham khảo một trong số các cách thực hiện vật lý trị liệu dưới đây:
- Giảm đau bằng thủy lực
- Làm ấm khớp bằng đèn nhiệt
- Ngâm nước nóng, tắm suối khoáng.
Phẫu thuật
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân nếu các loại thuốc điều trị không thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Có 4 kiểu phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể được cân nhắc thực hiện là:
- Phẫu thuật nội soi: loại bỏ lớp màng bao quanh khớp bị viêm, có thể được thực hiện ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
- Phẫu thuật sửa chữa gân: sửa chữa các đường gân xung quanh khớp của bạn khỏi tình trạng lỏng và vỡ.
- Phẫu thuật chỉnh trục: giúp giảm đau, cố định hoặc điều chỉnh khớp.
- Thay thế toàn bộ khớp: loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp, thay thế bằng bộ phận làm bằng nhựa hoặc kim loại.
Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh luôn tồn tại nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do vậy, để tránh bị tình trạng xương khớp này, theo lương y Đỗ Minh Tuấn mọi người cần thay đổi các thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc. Những lời khuyên từ lương y:
- Bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia…để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế phát sinh các vấn đề sức khỏe cũng như xương khớp.
- Khi làm việc luôn ngồi đúng tư thế, tránh ngồi quá lâu một chỗ mà không đứng lên vận động đi lại.
Không bê vác đồ nặng quá sức, thường xuyên vì điều này có thể tác động tới đĩa đệm và gây ra thoát vị. - Giảm thiểu nguy cơ thoát vị đĩa đệm bằng việc xây dựng chế độ ăn uốn khoa học, tham gia vận động thể thao vừa sức.
- Trường hợp bị béo phì hoặc đang có dấu hiệu thừa căn cần xây dựng chế độ ăn uống, đưa cân nặng về trạng thái phù hợp với chỉ số chiều cao. bởi cân nặng hợp lý sẽ làm giảm các áp lực lên cột sống, phòng tráng bệnh hiệu quả.
- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề về sức khỏe cũng như xương khớp từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời vì vậy người bệnh cần chủ động trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp ích được cho bạn trong việc tìm hiểu về bệnh lý này.
Gợi ý: Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp bằng thảo dược Đỗ Minh ĐườngXương khớp Đỗ Minh là bài thuốc Nam đặc trị các bệnh lý về xương khớp hiệu quả, an toàn của nhà thuốc gia truyền 150 năm Đỗ Minh Đường – Đơn vị khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền uy tín được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Trải qua hơn 1 thế kỷ, hiện bài thuốc đã được tối ưu, hoàn thiện và phát triển bởi lương y Đỗ Minh Tuấn (Truyền nhân đời thứ 5, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường). Bài thuốc nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên gia và đông đảo người bệnh tin dùng bởi: Phác đồ điều trị chuyên sâu, hiệu quả bền vững Khác với việc dùng công nghệ cải tiến thuốc nam chữa triệu chứng nhanh gọn, phương thuốc bí truyền Xương Khớp Đỗ Minh vẫn giữ nguyên vẹn những nguyên lý YHCT của cơ chế chữa bệnh thuần Việt. Bài thuốc tuân thủ theo đúng nguyên tắc trị bệnh xương khớp BỔ CHÍNH – KHU TÀ, tác động sâu loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, bồi bổ tăng cường chức năng tạng can – tỳ – thận, lưu thông khí huyết, nâng cao sức đề kháng.
Đồng thời, bài thuốc còn được kết hợp thêm các vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, đẩy lùi tà khí xâm nhập vào xương khớp. Từ đó khắc phục các triệu chứng đau nhức, tê bì, cứng khớp. Dựa trên thể trạng và mức độ bệnh lý mỗi người, lương y nhà thuốc sẽ gia giảm thành phần phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Thành phần kết hợp từ hơn 50 vị thuốc nam Ngoài cơ chế trị bệnh, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn chú trọng đến tính an toàn cho người bệnh. Bởi vậy, mỗi loại thảo dược dược dùng trong bài thuốc đều trải qua quá trình kiểm nghiệm, chọn lọc khắt khe. Được biết, tất cả các thành phần dược liệu có trong bài thuốc đều là cây thuốc hữu cơ đảm bảo sạch, lành tính. Theo dược tính từng loại các lương y sẽ căn chỉnh, gia giảm theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ nhằm chiết xuất trọn vẹn dược tính. Hơn 90% dược liệu bào chế nên bài thuốc được thu hái tại 3 vườn ươm trồng dược liệu do nhà thuốc đầu tư xây dựng ở Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội). Số còn lại, lương y nhà thuốc sẽ thu mua trực tiếp từ người đi rừng lâu năm.
Nhà thuốc cam kết nguyên liệu đều có nguồn gốc rõ ràng từ tự nhiên, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không tẩm/trộn tân dược, không chất bảo quản… Do đó, bài thuốc đối tượng sử dụng bài thuốc rất rộng từ người trẻ, trung niên, người cao tuổi đến phụ nữ mang thai, sau sinh và đang cho con bú hay những người có tiền sử về bệnh dạ dày, thận, gan đều có thể sử dụng theo chỉ dẫn, liều lượng của bác sĩ. Cô Trần Thị Hằng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) dưới đây là một minh chứng cụ thể cho độ an toàn và tính hiệu quả mà bài thuốc mang lại. Cô bị viêm khớp dạng thấp gần 15 năm, bị tê nửa người sau đó tê dọc xuống chân. Theo dõi chia sẻ chi tiết của cô dưới đây: Ngoài ra, còn hàng ngàn bệnh nhân khác điều trị khỏi đau nhức xương khớp tại nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY. Nếu quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh, phác đồ trị viêm khớp dạng thấp tại Đỗ Minh Đường hãy liên hệ ngay để được chuyên gia tư vấn. THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG
|