Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả

Viêm họng là chứng bệnh dễ gặp nhất ở các đối tượng bệnh nhân trẻ tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng đau rát, khó chịu ở vùng cổ họng người bệnh. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng điều trị dứt điểm. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu hơn về bệnh để có cách xử lý phù hợp nhất.

Bệnh viêm họng là gì? Phân loại bệnh

Trong tiếng Anh, bệnh viêm họng có tên là Sore Throat. Bệnh viêm họng là trạng thái lớp niêm mạc của phần họng người bệnh bị viêm sưng, có thể là viêm cấp hoặc viêm mãn tính. Bệnh có thể tự bộc phát riêng hoặc cũng có thể xuất hiện cùng một số bệnh lý khác.

Trong các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, đây là bệnh lý phổ biến nhất, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy vậy, những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là: Trẻ em, người có sức đề kháng yếu, phụ nữ đang mang thai,…

Bệnh có rất nhiều thể khác nhau, trong đó, y học dựa vào các triệu chứng và mức độ để xếp viêm họng thành 2 giai đoạn chính là: Cấp tính và mãn tính.

Chứng viêm họng cấp tính

Bệnh viêm họng cấp tính là chứng bệnh xảy ra trong thời gian ngắn ngày, bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa. Viêm họng cấp tính chủ yếu xảy ra do người bệnh bị nhiễm trùng.

Viêm họng thể cấp tính có thể chia thành các bệnh nhỏ như sau:

  • Chứng viêm họng đỏ cấp: Đây là thể bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh viêm họng cấp. Khoảng 70% người mắc bệnh do các virus, vi khuẩn xâm nhập như: Zona, Parainfluenza, Adenovirus, Herpes,….Và khoảng 30% bệnh nhân bị các vi khuẩn Moraxella Catarrhalis, tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết tấn công. Nhóm vi khuẩn trên xâm nhập vào vòm họng và gây viêm nhiễm vùng niêm mạc họng.
  • Chứng viêm họng bựa trắng: Chứng bệnh này do các liên cầu khuẩn gây viêm nhiễm niêm mạc ở thành họng. Bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm tương đối cao. Vùng niêm mạc người bệnh bị tổn thương với nhiều chấm trắng. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và có thể mắc phải chứng chảy máu lớp niêm mạc họng.

Chứng viêm họng mãn tính

Bệnh viêm họng thể mãn tính là giai đoạn sau của viêm họng cấp tính khi người bệnh không chữa trị dứt điểm. Bệnh ở cấp mãn tính có diện tích viêm nhiễm rộng hơn.

Bệnh thường xảy ra kèm với một số chứng bệnh hô hấp thể mãn tính khác như viêm xoang hay viêm phế quản. Ở giai đoạn này, các thể bệnh nhỏ hơn mà người bệnh có thể mắc phải gồm:

Viêm họng hạt: Phần niêm mạc họng của bệnh nhân bị đỏ và dày, lâu ngày tổ chức hạch bạch huyết ở phía sau thành họng phát triển mạnh. Các tổ chức này hình thành những đám hạt to nhỏ nhiều kích thước tạo thành viêm họng hạt. Các dải hạt gồ ghề vào chạy dọc theo phần trụ sau ở amidan, vì vậy còn được gọi là “trụ giả”.

Viêm họng xuất tiết: Người bệnh bị nóng và đỏ tấy vùng niêm mạc họng. Đồng thời họng xuất hiện nhiều dịch nhầy có màu trong suốt. Người bệnh từ đó thường xuyên bị sổ mũi, hắt hơi, bệnh sẽ dễ dàng tái phát vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường.

Viêm họng thể đặc hiệu: Cùng với viêm họng hạt và xuất tiết, bệnh nhân có thể mắc chứng viêm họng thể đặc hiệu với 3 dạng bệnh chính:

  • Viêm họng Vincent: Là nhóm viêm họng loét do các xoắn khuẩn và vi khuẩn hình thoi ký sinh ở trong họng. Người bệnh bị nóng rát họng, sốt nhẹ do cấu trúc của thành họng bị các vi khuẩn tấn công, phá vỡ. 
  • Viêm họng liên cầu khuẩn: Bệnh được xếp vào nhóm nguy hiểm vì người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan tới tim, khớp, thận. Các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn không có nhiều sự khác biệt so với các chứng viêm họng khác. Vì vậy người bệnh rất khó để nhận biết đúng chứng bệnh này.
  • Viêm họng bạch hầu:  Người bị viêm họng do bạch hầu thường có lớp giả mạc nằm gắn chặt cùng niêm mạc. Giả mạc bong tróc sẽ gây chảy máu và lây lan rất nhanh. Bệnh khởi phát do các vi khuẩn bạch cầu tấn công và cũng rất khó để người bệnh phát hiện sớm.

Viêm họng có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh này có nguy hiểm, có lây không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. 

Với vấn đề bệnh có gây lây nhiễm không, đáp án là “Có”. Ở một số trường hợp viêm họng do virus vi khuẩn, bệnh có thể lây nhiễm thông qua đường hô hấp, qua nước bọt hoặc dịch nhầy ở mũi. Người có sức khỏe bình thường tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đang bị ho, sổ mũi hoặc hắt hơi sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao. 

Ngược lại, bệnh sẽ không có khả năng lây nhiễm nếu người mắc bệnh do các yếu tố như: Dị ứng đồ ăn, thời tiết thay đổi, sử dụng nước uống đồ ăn lạnh… Chúng ta có thể yên tâm khi tiếp xúc với những đối tượng bệnh nhân này.

Bệnh viêm họng có nguy hiểm không? Biến chứng gì

Thông thường, ở những người mắc bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự phục hồi cơ thể sau khoảng 1 tuần. Cơ thể có sức đề kháng cao và sử dụng thuốc chữa thích hợp sẽ rất nhanh đẩy lùi bệnh. Bệnh nhân cũng không có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng, bệnh liên tục tái phát nhiều lần. Người bệnh không được điều trị sớm và chữa bệnh sai cách có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hại như:

  • Người bệnh gặp các biến chứng tại chỗ: Sưng tấy hoặc áp xe khu vực quanh họng, quanh amidan. Mủ cũng có thể xuất hiện tại vòm họng khiến người bệnh ngày càng đau nhức, gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp.
  • Bệnh nhân viêm họng nặng xảy ra các biến chứng vùng lân cận: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nặng hơn là viêm phổi, viêm phế quản. Đặc biệt, tình trạng biến chứng liên quan đến phổi ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới tử vong do trẻ thiếu oxy, phổi bị dính dịch nhầy và mủ.
  • Biến chứng viêm tai giữa: Khi bệnh nhân không được điều trị dứt điểm viêm họng, người bệnh sẽ xuất hiện biến chứng viêm tai giữa. Hiện tượng này xảy ra do các vi khuẩn gây bệnh từ vòm họng lây lan sang tai giữa và lỗ nhĩ.

Nguyên nhân dẫn tới viêm họng

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả viêm họng nặng hay nhẹ ở cả trẻ nhỏ và người lớn, người bệnh trước tiên cần biết lý do bị viêm họng do đâu. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cũng rất đa dạng. Chúng ta có thể đề cập đến một số nguyên nhân gồm:

Người bệnh bị các loại vi khuẩn, virus tấn công: Ngành y tế cho biết, có đến 80% người mắc bệnh viêm họng hiện nay do các vi khuẩn và virus có hại gây ra. Những vi khuẩn này khi vào thành họng phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc, gây nhiễm trùng, sưng viêm. 

Các chủng virus thường gặp nhất gồm: Corona, virus cúm A, cúm B,…. Các vi khuẩn gây viêm họng gồm: Vi khuẩn tan huyết A, nhóm liên cầu khuẩn Beta, các tự cầu và phế cầu,…

Người bệnh có cơ thể ốm yếu, sức đề kháng và hệ miễn dịch kéo dễ bị các vi khuẩn virus này tấn công hơn. Khi bị xâm nhập, người bệnh sẽ nhanh chóng phát bệnh với các biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết.

Các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài: Ngoài nhóm vi khuẩn, virus gây bệnh, còn có rất nhiều các nguyên nhân khác mà người bệnh cần chú ý.

  • Người bệnh bị mắc chứng trào ngược dạ dày làm các acid trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Họng của người bệnh bị tổn thương, nóng rát và chuyển thành viêm sưng.
  • Người bệnh bị dị ứng với một số loại phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết gây ảnh hưởng tới cổ họng.
  • Môi trường sống và làm việc của bệnh nhân bị ô nhiễm, nhiều khói bụi cùng các hoá chất độc hại. Đây là các yếu tố kích thích tới niêm mạc họng và gây bệnh khá nhanh chóng. 
  • Yếu tố sinh hoạt cũng ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của chúng ta, cụ thể là vòm họng. Khi bạn sử dụng thường xuyên các chất kích thích, các thực phẩm có hại hay đồ ăn thức uống lạnh. Vùng họng dễ dàng bị cháy lớp niêm mạc, vi khuẩn theo đó tấn công và lây lan sang các cơ quan lân cận.
  • Những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói với tần suất dày đặc, cường độ cao, thường hô hét trong nhiều giờ làm căng cơ cổ họng. Họng bị tổn thương do làm việc quá sức, người bệnh mắc viêm họng là điều không thể tránh khỏi.
  • Ngoài ra, chứng viêm nhiễm họng còn có thể xảy ra do người bệnh bị nhiễm HIV, tiểu đường hoặc cơ thể bị suy nhược nặng.

Viêm họng và dấu hiệu không thể chủ quan

Ở người bị viêm họng, các dấu hiệu sẽ có một chút khác biệt dựa vào thể viêm họng mà người bệnh mắc cũng như giai đoạn bệnh nặng hay nhe. Nhìn chung, chúng ta có thể phát hiện các tổn thương của họng thông qua những triệu chứng sau:

  • Khi được quan sát họng, người bệnh sẽ thấy vùng niêm mạc bị sưng đỏ và có biểu hiện xung huyết. Đồng thời, vùng vách họng xuất hiện các mụn nhỏ, mạch máu nổi rõ ràng và bề mặt niêm mạc có thể bị bao phủ bởi dịch nhầy.
  • Hạch bạch huyết ở cổ họng bị sưng do vi khuẩn tấn công. Người bệnh thường xuyên thấy ngứa rát và khó chịu trong vòm họng.

  • Bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống do họng bị sưng đau. Thậm chí người bệnh chỉ nuốt nước bọt cũng cảm thấy vô cùng đau nhức khó chịu.
  • Đờm trong cổ họng chuyển từ trạng thái ít và trong sang sẫm màu và đặc hơn. Dịch đờm làm cổ họng có cảm giác vướng víu, người bệnh bị khàn tiếng hoặc mất tiếng. Bệnh nhân càng cố gắng khạc ho, hắng giọng để đẩy đờm ra ngoài càng làm họng tổn thương nặng hơn.
  • Ở một số bệnh nhân, họng bị viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra hiện tượng sốt. Người bệnh đồng thời có cảm giác nhức tai, ù tai và có một số biểu hiện giống bệnh cảm cúm.

Khi xuất hiện các biểu hiện bệnh ngày một nặng, bệnh nhân cần sớm đến các bệnh viện, cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Tránh tâm lý chủ quan để bệnh tự khỏi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

Bị viêm họng phải làm sao? Cách chẩn đoán

Hiện nay, các bác sĩ thực hiện những chẩn đoán chứng bệnh viêm họng một cách chính xác thông qua các hình thức sau:

Thông qua các dấu hiệu bệnh: Ở bệnh nhân có triệu chứng sốt cao trên 38 độ, cơ thể mệt mỏi, họng đau rát, sưng và có thể nổi hạch ở góc hàm,… Người bệnh được đưa ra các chẩn đoán ban đầu thuộc chứng bệnh viêm họng. Để xác định kết quả cuối cùng, người bệnh sẽ thực hiện thêm một vài kiểm tra nhỏ. 

Thông qua quan sát vòm họng: Các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát vòm họng của bệnh nhân bằng các dụng cụ chuyên dụng. Qua mắt thường, bác sĩ có thể xác định được người bệnh bị viêm họng hoặc chứng bệnh liên quan đến hô hấp khác.

Thông qua các xét nghiệm: Ngoài việc quan sát bằng mắt thường, bệnh nhân có thể làm chẩn đoán bệnh qua các xét nghiệm để có kết quả chuẩn xác nhất. Xét nghiệm sẽ đưa ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà bệnh nhân đang mắc phải.

Có 2 phương thức xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm dịch cổ họng: Bệnh nhân được lấy dịch bên trong họng và mang đi làm xét nghiệm kiểm tra có tồn tại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh hay không.
  • Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu, bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm họng ở thể nhẹ hoặc nặng. Kết quả phụ thuộc vào số lượng bạch cầu của bệnh nhân ở mức bình thường hay tăng cao. 

Điều trị viêm họng ở người lớn, trẻ nhỏ hiệu quả

Người bị viêm họng phải làm gì để cải thiện các triệu chứng bệnh một cách an toàn và hiệu quả? Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cách chữa viêm họng nhanh nhất.

Người bệnh có thể lựa chọn cách chữa bằng Tây y, Đông y hoặc dùng mẹo dân gian đẩy lùi viêm họng.

Tây y chữa viêm họng rát cổ

Phương pháp điều trị này rất phổ biến, được nhiều bệnh nhân áp dụng. Thuốc Tây y mang đến hiệu quả điều trị nhanh, cách sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, thuốc Tây y tồn tại nhược điểm có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu sử dụng lâu dài. 

Một số nhóm thuốc chữa viêm họng mà bệnh nhân sử dụng để chữa viêm họng gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là nhóm thuốc bắt buộc có trong các đơn thuốc của bệnh nhân viêm họng. Thuốc làm giảm các cơn đau nhức, họng bớt sưng tấy và người bệnh dễ dàng ăn uống, giao tiếp hơn. Người bệnh có thể sử dụng thuốc: Penicillin, Chloramphenicol, Lincosamide, Aminosid, Amoxicillin, Methicillin,…

  • Thuốc chống viêm: Giúp bệnh nhân giảm đau, kháng viêm, phá vỡ các tổ chức gây viêm ở vòm họng và làm giảm sưng tấy, phù nề. Một số loại thuốc chống viêm mà người bệnh có thể sử dụng gồm: Aspirin, Betamethason, Ibuprofen, Prednisolon, Alphachymotrypsin,…
  • Thuốc hạ sốt và trị ho: Để giảm các cơn họ làm cổ họng thêm tổn thương và người bệnh hạ sốt. Các bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc đặc trị như: Paracetamol, Codein, Dextromethorphan,…

Nếu bệnh nhân sau một thời gian sử dụng các đơn thuốc điều trị nhưng bệnh không chuyển biến. Ngược lại, bệnh nhân có dấu hiệu mắc viêm họng nặng hơn kèm các biến chứng, lúc này bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm, nếu đáp ứng đủ các điều kiện, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật.

Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Tây y trị viêm nhiễm họng cần lưu ý, người bệnh phải được sự tư vấn từ các bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, hoặc tự thay đổi đơn thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 

Các mẹo chữa viêm họng trong dân gian

Có rất nhiều cách chữa viêm họng tại nhà được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Những bài thuốc này cho đến nay vẫn được đông đảo người bệnh sử dụng và cho hiệu quả khá tốt. 

Tuy nhiên, mẹo chữa dân gian chỉ phù hợp với bệnh nhân mới mắc viêm họng. Bệnh nhân chưa có những biến chứng nghiêm trọng hoặc chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Các công thức điều trị sử dụng chủ yếu nguồn thảo mộc tự nhiên, dễ kiếm và dễ sử dụng. Dưới đây là một số công thức mà người bệnh có thể tham khảo.

  • Nước lá tía tô: Bệnh nhân sử dụng lá một nắm lá tía tô rửa sạch nấu cùng một ít lá trà xanh với 1 lít nước. Khi nước sôi khoảng 15 phút, người bệnh dầu nấu và chắt phần nước để uống như nước lọc. Bệnh nhân duy trì cách điều trị này sau khoảng 3 – 4 ngày bệnh sẽ thuyên giảm khá nhiều.
  • Cháo tía tô: Cháo tía tô giúp người bị viêm họng làm giảm cơn đau rát, chứng viêm sưng thuyên giảm. Cháo cũng là món ăn dạng mềm không làm tổn thương thành họng, người bệnh ăn uống dễ hơn so với các thực phẩm khác. 

  • Nước chanh mật ong: Các bạn sử dụng 1 nửa quả chanh pha nước cùng 2 thìa mật ong. Người bệnh uống nước từ từ để các hoạt chất đi sâu vào niêm mạc họng. Mỗi ngày uống 1 cốc nước chanh mật ong sẽ giúp bệnh nhân giảm viêm giảm sưng đau họng nhanh chóng.
  • Mật ong và gừng: Người bệnh xay nhuyễn gừng và ép lấy phần nước cốt. Chúng ta hòa cốt gừng với nước ấm cùng 2 – 3 thìa mật ong để uống mỗi ngày. Nước uống này giúp người bệnh làm dịu cổ họng, các cơn đau rát và triệu chứng sưng viêm được cải thiện rõ rệt.

Chữa viêm vòm họng bằng thuốc Đông y

Trong quá trình sử dụng thuốc tân dược, một vài bệnh nhân có thể bị kích ứng với thuốc. Hoặc cơ địa không phù hợp với thuốc, việc điều trị bệnh không có tiến triển khả quan. Bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y. 

Đông y có thể điều trị chứng viêm họng ở cả thể cấp tính và mãn tính nhờ các thảo dược tự nhiên đảm bảo lành tính, an toàn với người bệnh. Các vị thuốc không những điều trị bệnh tận gốc mà còn giúp cơ thể chúng ta tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. 

Thuốc Đông y tuy không có tác dụng nhanh chóng như tân dược, nhưng thuốc có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Các bài thuốc chữa viêm họng bằng Đông y ngày càng được biết đến nhiều và sử dụng rộng rãi. 

Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả sau:

  • Bài thuốc 1:

Thành phần: Kinh giới 12g, phòng phong 12g, độc hoạt 12g, sài hồ 12g, tiền hồ 12g, xuyên khung 12g, chỉ xác 12g, cát cánh  12g, phục linh 12g, cam thảo 12g, khương hoạt 12g.

Cách dùng: Các vị trên 7 nhát gừng 10 lá bạc hà và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

  • Bài thuốc 2: 

Thành phần: Hoàng liên 08g, cam thảo 10g, nhân sâm 10g, bạch linh 12g, hoàng cầm 12g, ngưu bàng tử 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, thăng ma 12g, cát cánh 12g.

Cách dùng: Các vị trên 7 nhát gừng và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

  • Bài thuốc 3: 

Thành phần: Hoàng cầm 10g, chi tử 10g, bạc hà diệp 10g, liên kiều 10g, đại hoàng 20g, mang tiêu 20g, cam thảo 20g.

Cách dùng: Các vị trên (trừ mang tiêu, bạc hà diệp) sao giòn tán mạt, trộn mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g với nước trúc diệp, bạc hà diệp hoặc mật ong. Trẻ em thì tùy tuổi mà cho liều lượng thích hợp.

Phòng tránh viêm họng

Bệnh viêm họng có thể không quá nguy hiểm nhưng nếu mắc dù ở thể nhẹ hay nặng cũng sẽ gây nên nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vì thế mỗi chúng ta hãy chủ động phòng tránh bệnh bằng những biện pháp:

  • Nên đảm bảo mặc đủ ấm, bảo vệ vùng cổ họng bằng cách quàng khăn, đặc biệt là những người vốn đã có thể trạng yếu.
  • Hạn chế tiếp xúc và sống ở môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí. Nếu điều này là bắt buộc do công việc thì hãy đảm bảo đeo khẩu trang chất lượng tốt để chống bụi.
  • Không ngủ khi để điều hòa qua đêm, điều chỉnh ở nhiệt độ vừa phải và bật thêm quạt vừa tiết kiệm điện lại còn giúp bảo vệ cơ thể.
  • Những ngày trời nắng to 39 – 40 độ, không để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Vì như thế khi chúng ta đang ở trong đi ra ngoài sẽ bị sốc nhiệt, cơ thể không kịp thích ứng tạo điều kiện gây bệnh,
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, bởi những loại thực phẩm này có tính nóng rất dễ làm bong tróc lớp niêm mạc khiến chúng bị tổn thương và viêm loét.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn lạnh, nước uống lạnh dễ gây viêm họng nhất.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống, khoa học, hợp lý, bổ sung nhiều rau củ, trái cây, Protein, ngũ cốc, các loại hạt vì chúng rất giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa, vitamin tốt cho người dùng.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh khoa học, ăn uống ngủ nghỉ điều độ. Thường xuyên vận động thể dục thể thao tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của con người.

Bệnh lý viêm họng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Các trường hợp bị viêm họng nếu điều trị sớm, điều trị đúng cách sẽ phục hồi nhanh chóng. Nếu người bệnh chậm trễ trong quá trình khám chữa bệnh, nguy cơ mắc biến chứng khó tránh khỏi. Qua những thông tin trên, mong rằng các bạn sẽ có cách chăm sóc cơ thể một cách hiệu quả nhất.

ĐỪNG BỎ QUA

Cập nhật lúc: 2:40 PM , 25/04/2023

Tin liên quan

Bé Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì Hiệu Quả Và Nhanh Khỏi

Bé bị viêm họng uống thuốc gì để nhanh khỏi mà vẫn đảm bảo an toàn là một vấn đề được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Hiện...

Phác Đồ Điều Trị Viêm Họng Hiệu Quả Nhất

Viêm họng điển hình với những cơn đau ở cổ họng, có kèm ho, mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị triệt để...

Viêm Họng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng bệnh kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khá nguy...

Viêm Họng Nên Làm Gì Để Nhanh Khỏi: Chuyên Gia Tư Vấn Các Cách Điều Trị Hiệu Quả

Khi bị viêm họng nên làm gì là câu hỏi của nhiều người bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay phổ biến là dùng thuốc tây y, đông y...

Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Đông Y An Toàn Và Hiệu Quả

Viêm họng hạt là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai, trong bất cứ độ tuổi nào. Khi mắc bệnh, lựa chọn...

Viêm Họng Ra Máu Nguy Hiểm Ra Sao? Điều Trị Bằng Cách Nào? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Viêm họng ra máu hay viêm họng khạc đờm ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *