“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?” có lẽ là vấn đề nhiều người quan tâm. Viêm họng sốt tuy không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp sốt cao, kéo dài sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu về tình trạng này và cách hạ sốt hiệu quả trong bài viết sau đây.
Bị viêm họng sốt mấy ngày? Khi nào cần đi viện?
Viêm họng là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu. Một trong những dấu hiệu của bệnh là tình trạng viêm họng sốt về chiều, thậm chí sốt cả ban ngày và sốt cao lên đến 40 độ. Vậy viêm họng sốt mấy ngày? Theo lương y Tuấn, viêm họng kèm sốt thường xuất hiện từ 3-4 ngày và có thể tự thuyên giảm nếu người bệnh được chăm sóc tốt.
Trong một số trường hợp, người bệnh bị sốt trên 10 ngày thì bạn đang có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, viêm khớp, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm cầu thận,… và nhất là chứng nhiễm khuẩn huyết.
Bên cạnh đó, khi xuất hiện tình trạng sốt cao trên 39 – 40 độ C, cần có các biện pháp hạ sốt ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm như co giật, tăng nhịp tim, bại não, thậm chí là tử vong.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chính gây sốt viêm họng là do vi khuẩn và virus:
- Do vi khuẩn: Đây là hiện tượng vi khuẩn tấn công gây nên thương tổn, vậy nên cẩn phải được chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Bệnh thường kéo dài trong khoảng từ 10-15 ngày và thường có nguy cơ xảy ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- Do virus: Virus gây bệnh sởi, tay chân miệng, cảm cúm, thuỷ đậu, viêm đường hô hấp trên,…làm hình thành chứng sốt do viêm họng cấp. Tuy nhiên, khác với bệnh do vi khuẩn, bệnh do khởi phát do virus không thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Chính vì vậy, người bệnh chỉ cần chú ý quan sát và tự chăm sóc sức khỏe tại nhà sau từ 7-10 ngày là tự khỏi.
Người bệnh cần đến bệnh viện khám và điều trị nếu có các dấu hiệu sau:
- Viêm họng sốt cao không hạ, liên tục uống thuốc hay chườm ấm
- Cơ thể có dấu hiệu co giật , mê man, mất nhận thức
- Ho nhiều, thở gấp, khó thở, một số trường hợp bị co rút lồng ngực
- Nôn mửa liên tục, tim đập nhanh, chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy bụng
Điều trị viêm họng sốt kéo dài
Với vấn đề “Bị viêm họng sốt mấy ngày?”, người bệnh đã có giải đáp từ những nội dung trên. Nói chung, tình trạng này không nguy hiểm nếu có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Cụ thể như sau:
Phương pháp dân gian vừa đơn giản vừa tiết kiệm
Các bài thuốc dân gian trị viêm họng vẫn được nhiều người lựa chọn nhờ sự tiện lợi, tiết kiệm đồng thời an toàn và lành tính. Dưới đây lương y Tuấn sẽ chỉ ra một số bài thuốc chữa viêm họng người bệnh có thể áp dụng tại nhà như:
- Uống nước chanh đào mật ong: Tác dụng tiêu đờm, ấm họng, giảm sốt và giảm tình trạng viêm họng cho người bệnh
- Uống trà thảo mộc: Các loại trà như trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh… có tác dụng cải thiện viêm họng, giúp thể trạng người bệnh khi bị sốt tốt hơn.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Việc sát khuẩn khoang miệng và vòm họng với nước muối sinh lý giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, cải thiện bệnh viêm họng và ngừa tình trạng sốt cao.
Các mẹo dân gian chữa viêm họng tại nhà chỉ nên được áp dụng cho bệnh nhân viêm họng nhẹ, giai đoạn đầu. Cách này có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì điều trị mới thấy được hiệu quả. Hơn nữa, phương pháp này chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Dùng Thuốc Kháng Sinh Và Hạ Sốt
Viêm họng sốt mấy ngày? Mặc dù tình trạng này có thể không kéo dài tuy nhiên lương y Tuấn vẫn khuyến cáo người bệnh không tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị. Bởi nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng, nó không chỉ khiến viêm họng sốt kéo dài thêm mà còn gây ra tác dụng phụ dẫn đến cơ thể người bệnh bị lờn thuốc cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu mức độ sốt nhẹ, viêm họng sốt về đêm, người bệnh có thể tự hạ sốt bằng cách lau người bằng nước ấm, bổ sung nước điện giải… Tuy vậy, khi tình trạng sốt cao quá 38 độ C, một số loại thuốc hạ sốt có thể được áp dụng như: Paracetamol, Aspirin
Ngoài ra, để điều trị viêm họng nhanh nhất, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như:
- Kháng viêm: Mục đích để giảm tình trạng viêm, sưng, đỏ rát ở cổ họng. Thuốc được kê phổ biến như: prednisolon, dexamethason, betamethason…
- Kháng sinh: Có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Các loại kháng sinh thường được kê như amoxicillin, penicillin…
- Viêm ngậm hoặc siro giảm ho: Đây là nhóm thuốc giúp cải thiện triệu chứng tạm thời, làm dịu cơn đau họng, ho kéo dài.
Điều trị viêm họng bằng thuốc nam
Để tình trạng viêm họng sốt cao không còn lặp lại thường xuyên, mọi người nên điều trị bằng thuốc nam. Với cơ chế trị bệnh tận gốc, đồng thời lành tính, không tác dụng phụ, đây sẽ là giải pháp trị bệnh “đáng đồng tiền bát gạo” cho mọi người.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn bài thuốc nam trị viêm họng được nhiều người tin tưởng sử dụng:
Bài thuốc 1:
- Bài thuốc: Kinh giới 12g, phòng phong 12g, độc hoạt 12g, sài hồ 12g, tiền hồ 12g, xuyên khung 12g, chỉ xác 12g, cát cánh 12g, phục linh 12g, cam thảo 12g, khương hoạt 12g.
- Cách dùng: Các vị trên 7 nhát gừng 10 lá bạc hà và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.
Bài thuốc 2:
- Bài thuốc: Hoàng liên 08g, cam thảo 10g, nhân sâm 10g, bạch linh 12g, hoàng cầm 12g, ngưu bàng tử 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, thăng ma 12g, cát cánh 12g.
- Cách dùng: Các vị trên 7 nhát gừng và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.
Bài thuốc 3:
- Bài thuốc: Hoàng cầm 10g, chi tử 10g, bạc hà diệp 10g, liên kiều 10g, đại hoàng 20g, mang tiêu 20g, cam thảo 20g.
- Cách dùng: Các vị trên (trừ mang tiêu, bạc hà diệp) sao giòn tán mạt, trộn mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g với nước trúc diệp, bạc hà diệp hoặc mật ong. Trẻ em thì tùy tuổi mà cho liều lượng thích hợp.
Bài thuốc 4:
- Bài thuốc: Nhân sâm 8g, trúc nhự 8g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 10g, đởm tinh 10g, chỉ thực 10g, quất hồng bì 16g, phục linh 16g, bán hạ 20g.
- Cách dùng: Bán hạ khương chế, trần bì khứ bạch. Các vị trên 5 nhát gừng và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.
Lưu ý cho người bị viêm họng
Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân bị viêm họng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp bệnh mau thuyên giảm:
Chế độ ăn uống:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn cứng.
- Không uống nước đá, đồ lạnh, nước có ga, đồ uống có cồn.
- Tăng cường bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
- Ăn uống đủ bữa, đúng giờ.
- Uống nhiều nước giúp họng không bị khô, cũng như giúp đào thải virus ở cổ họng.
Chế độ sinh hoạt:
- Xây dựng thời gian biểu sinh hoạt phù hợp, nên có thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, tai mũi họng hàng ngày.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái.
- Nếu có triệu chứng bất thường cần đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về vấn đề “viêm họng sốt mấy ngày?”. Hi vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và có biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
ĐỪNG BỎ QUA