Viêm Họng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng bệnh kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm. Do đó, người bệnh khi bị viêm họng cần được điều trị nhanh chóng. Nhưng viêm họng mãn tính có chữa khỏi không và cách điều trị như thế nào?

Viêm họng mãn tính là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm họng mãn tính là tình trạng sưng viêm tại vòm họng kéo dài nhiều tuần và tái phát liên tục. Căn bệnh này là hệ quả của quá trình viêm họng cấp tính không được điều trị triệt để, hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị. 

Có thể phân loại bệnh viêm họng mãn tính thành 4 thể bệnh như sau:

  • Thể sung huyết: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, gây tình trạng đau rát họng, niêm mạc ở vùng họng đỏ.
  • Thể xuất tiết: Vùng họng tăng tiết dịch nhầy, bám dính vào thành họng, niêm mạc họng đỏ.
  • Thể quá phát: Viêm họng mãn tính tiến triển thành viêm họng hạt.
  • Thể teo: Niêm mạc họng bị teo, trở nên mỏng và khô, giảm tiết dịch. Vòm họng không đỏ mà nhợt nhạt, có thể xuất hiện tình trạng đóng vảy vàng, khô.

Viêm họng mãn tính là căn bệnh không thể coi thường, bởi nếu không điều trị sớm bằng các phương pháp phù hợp bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề. Viêm họng mãn tính lâu ngày có thể gây áp xe thành họng, tiến triển thành viêm họng hạt, viêm amidan hốc mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản… Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra ung thư vòm họng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Dấu hiệu viêm họng mãn tính 

Tùy vào từng thể bệnh mà bệnh nhân viêm họng mãn tính sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, giữa các thể bệnh vẫn có những dấu hiệu chung như:

  • Cảm giác vướng víu ở cổ họng: Người bệnh sẽ cảm giác như có vật gì đó chặn ở họng rất vướng và khó chịu, chỉ muốn khạc nhổ ra ngoài.
  • Ho có đờm: Đây là biểu hiện rõ rệt của chứng viêm họng. Màu sắc của đờm họng có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng khi bệnh nhân vừa tỉnh giấc.
  • Đau họng: Tình trạng sưng viêm khiến vùng họng của bệnh nhân luôn có cảm giác đau rát.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể nhận biết thể bệnh mình mắc phải thông qua các dấu hiệu riêng biệt sau:

  • Viêm họng mãn tính thể quá phát: Họng có cảm giác vướng víu nghiêm trọng như bị hóc nghẹn khiến bệnh nhân thường xuyên thấy buồn nôn. Vùng niêm mạc họng dày hơn, sần sùi, nhìn thấy các hạt nổi lên ở thành họng. Bệnh có thể tiến triển thành viêm họng hạt mãn tính có nổi hạch. 
  • Viêm họng mãn tính thể xuất tiết: Vùng niêm mạc họng có màu đỏ, nhiều đờm nhầy, có hạt nhỏ li ti bám quanh thành họng. Bệnh nhân thường bị sốt cao, cảm giác nhức mỏi toàn thân, suy nhược cơ thể, ăn uống kém.
  • Viêm họng mãn tính thể teo: Cổ họng luôn cảm thấy khô rát và đau, có đờm họng rất đặc khiến bệnh nhân liên tục khạc nhổ làm niêm mạc họng bị tổn thương, chảy máu. 

Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính 

Viêm họng mãn tính có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong đó những nguyên nhân phổ biến cần kể đến là:

  • Vi khuẩn: Sự tấn công của vi khuẩn liên cầu Streptococcus dẫn tới tổn thương ở vùng họng, gây ra viêm họng mãn tính. Ngoài ra, một số loại virus khác cũng có thể dẫn tới căn bệnh này như virus bạch cầu, virus sởi, virus cúm…
  • Bệnh viêm xoang mãn tính: Tình trạng viêm xoang mãn tính khiến vùng mũi xuất hiện nhiều dịch tiết, khi dịch này chảy xuống họng sẽ gây viêm, sưng ở họng dẫn tới viêm họng mãn tính.
  • Bệnh viêm amidan mãn tính: Căn bệnh này có thể dẫn tới biến chứng là bệnh viêm họng mãn tính do amidan và vùng hầu họng nằm cùng một vị trí. Tổn thương ở amidan rất dễ ảnh hưởng tới họng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trào ngược khiến axit trong dạ dày tràn lên họng, lâu dần khiến niêm mạc họng bị tổn thương và viêm nhiễm.
  • Yếu tố môi trường: Khói bụi, ô nhiễm và hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng mãn tính.
  • Một số nguyên nhân khác: Hút thuốc, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích, cơ địa dị ứng.

Viêm họng mãn tính là căn bệnh gây ra bởi các loại virus, vi khuẩn, vi nấm… do đó nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Bệnh chủ yếu lây qua con đường tiếp xúc hoặc qua không khí. Khi người bệnh sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như cốc, bát, đĩa… có thể làm lây lan các yếu tố gây bệnh sang người khác. Bên cạnh đó việc ho, hắt hơi, sổ mũi cũng có thể làm phát tán virus, vi khuẩn gây bệnh ra ngoài không khí khiến những người xung quanh bị lây nhiễm.

Viêm họng mãn tính có chữa khỏi không? Cách phòng ngừa

Bệnh viêm họng mãn tính có chữa khỏi được không còn phụ thuộc nhiều vào cách người bệnh phòng ngừa bệnh tái phát. Người bệnh cần chú ý:

  • Cần nhanh chóng đến bệnh viện khi có biểu hiện viêm họng, phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
  • Phải điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý điều trị vì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Người bệnh cần tăng cường rèn luyện thể lực, có chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện sức đề kháng, phòng chống tác nhân gây bệnh.
  • Không nên tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây ra dị ứng, viêm mũi, viêm xoang.
  • Nên tránh xa môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm và cần sử dụng khẩu trang, đồ bảo hộ nếu phải đi qua, tiếp xúc với khu vực này.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khu vực cổ, mũi họng để phòng ngừa viêm họng khi thời tiết lạnh.
  • Sau khi điều trị bệnh cần tái khám thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Cách điều trị viêm họng mãn tính

Để điều trị viêm họng mãn tính một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần đến bệnh viện để đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài việc điều trị, người bệnh cần kết hợp với phương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát.

Điều trị đau họng mãn tính bằng thuốc Tây

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng bệnh lâm sàng để chỉ định các loại thuốc sao cho phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng mãn tính là:

  • Nhóm kháng sinh: Sử dụng các nhóm kháng sinh như Cephalosporin, Penicillin, Macrolid… Nhóm thuốc này được chỉ định để điều trị viêm họng nhiễm khuẩn.
  • Nhóm chống dị ứng: Bao gồm Histamin H1 là Chlorpheniramine, Loratadin, Cetirizine.
  • Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Bao gồm: Paracetamol, Ibuprofen và Aspirin.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thuốc giảm ho, thuốc nhỏ mũi, long đờm và dung dịch súc miệng.

Các loại thuốc Tây y thường có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên có thể khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Các mẹo chữa viêm họng mãn tính tại nhà

Để giảm đau nhanh chóng do viêm họng, người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà. Thông thường, các dược liệu thường được sử dụng để trị viêm họng mãn tính là lá hẹ, tía tô, mật ong, gừng, nghệ hoặc húng chanh. Người bệnh có thể sắc nước uống, pha trà hoặc sử dụng để hấp cách thủy ăn hàng ngày giúp cải thiện bệnh. Đây đều là các dược liệu dễ kiếm, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị bệnh. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp này để hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn.

Điều trị bệnh bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y giúp điều trị bệnh tận gốc, vừa cải thiện triệu chứng, vừa phòng ngừa bệnh tái phát. Một số bài thuốc trị viêm họng mãn tính là:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12gr các loại kinh giới, liên kiều, sinh địa, cương tàm, huyền sâm, ngưu bàng tử; 20gr kim ngân, 6gr bạc hà, 4gr cát cánh và cam thảo. Sắc thuốc và uống mỗi ngày khi đói.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 16gr kinh giới, 12gr các loại huyền sâm, kim ngân, sinh địa; 8gr các loại cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, bạc hà và 4gr xạ can. Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang và uống khi đói.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị các loại ké đầu ngựa, hà thủ ô, hoa ngũ sắc, dây bằng, bạch đồng nữ. Cần phơi khô các nguyên liệu sau đó nấu với nước và uống hàng ngày.

Người mắc viêm họng mãn tính cần lưu ý điều gì 

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần điều chỉnh sinh hoạt cho phù hợp để bệnh nhanh khỏi. Khi bị viêm họng mãn tính, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Người bệnh không nên thức quá khuya hay làm việc quá sức khiến thể trạng suy yếu
  • Ngồi phòng điều hòa quá lạnh với không khí khô ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Bạn nên đeo khẩu trang, che chắn mũi họng khi ra đường, đặc biệt giữ ấm cho vùng cổ, ngực khi thời tiết trở lạnh
  • Tập thể dục điều độ giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể
  • Người bệnh cần đặc biệt tránh xa thuốc lá và khói thuốc nếu không muốn bệnh chuyển biến nặng hơn

Nếu phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ viêm họng mãn tính, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

ĐỪNG BỎ QUA

Cập nhật lúc: 6:41 PM , 21/04/2023

Tin liên quan

Viêm Họng Hạt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh viêm họng hạt thực chất là thể chuyển biến phức tạp hơn của bệnh viêm họng, đây là chứng bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không ít người...

Top 10 Bác Sĩ Chữa Viêm Họng Giỏi Được Bệnh Nhân Tin Tưởng

Tỉ lệ mắc bệnh viêm họng ngày càng tăng cao, nhất là tình trạng viêm họng kéo dài, viêm họng mủ, viêm họng hạt. Những bệnh này thường khó điều...

Top Các Loại Thuốc Viêm Họng Cho Bà Bầu Không Nên Bỏ Qua

Viêm họng là một trong số căn bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. Biểu hiện điển hình là những cơn đau...

Phác Đồ Điều Trị Viêm Họng Hiệu Quả Nhất

Viêm họng điển hình với những cơn đau ở cổ họng, có kèm ho, mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị triệt để...

Bé Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì Hiệu Quả Và Nhanh Khỏi

Bé bị viêm họng uống thuốc gì để nhanh khỏi mà vẫn đảm bảo an toàn là một vấn đề được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Hiện...

Viêm họng

Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả

Viêm họng là chứng bệnh dễ gặp nhất ở các đối tượng bệnh nhân trẻ tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng đau rát, khó chịu ở vùng cổ họng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *