Viêm họng khi mang thai là bệnh lý hô hấp phổ biến ở bà bầu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để điều trị an toàn và hiệu quả, cần chủ động nhận biết triệu chứng và đi thăm khám ngay từ giai đoạn khởi phát. Tìm hiểu thông tin bệnh lý này trong bài viết sau đây để có hướng xử lý phù hợp.
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm không?
Vậy viêm họng khi mang thai có nguy hiểm không? Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, viêm họng trong thai kỳ là bệnh lý hô hấp thường gặp trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nhìn chung, đây không phải bệnh nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị từ giai đoạn khởi phát.
Tuy nhiên, nếu để các biểu hiện của bệnh diễn tiến nghiêm trọng, kéo dài có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và thai nhi.
Cụ thể, trong giai đoạn 3 tháng đầu – thời kỳ thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển, sức đề kháng ở người mẹ suy giảm nên việc bệnh thường diễn tiến kéo dài và khó chữa hơn. Bên cạnh đó, nếu điều trị không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đứa trẻ và để lại dị tật bẩm sinh
Viêm họng khi mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến phổi, động thai, sinh non,… Đồng thời, giai đoạn này tương đối nhạy cảm với người mẹ vì chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh nở. Các bệnh lý hô hấp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, chán ăn và gây suy nhược cơ thể.
Khi đó, quá trình sinh nở sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn do sức khỏe của người mẹ không được ổn định. Do đó, để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nguy hiểm, bà bầu nên chủ động đi thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại đường hô hấp.
Nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai
Viêm họng là bệnh lý ho hấp phổ biến có thể xuất hiện trên bất cứ đối tượng nào, từ người già, trẻ nhỏ, người trưởng thành hay cả phụ nữ mang thai. Đặc biệt bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là đối tượng vô cùng nhạy cảm do sự thay đổi hormone đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi nên có sức đề kháng suy yếu và rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh.
Có rất nhiều các tác nhân viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu, bao gồm
- Sự thai đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt vào các thời điểm chuyển xuân hay đông rất dễ khiến những người có hệ miễn dịch lỏng lẻo như phụ nữ mang thai dễ bị cảm, sốt
- Trào ngược acid dạ dày thực quản có thể xuất hiện từ trước đó hoặc do áp lực tại ổ bụng tăng lên, thói quen ăn uống thất thường khiến các aicd dịch vị kích thích vào niêm mạc cổ họng gây sưng viêm, ho liên tục
- Căng cơ họng
- Nhiễm trùng do nấm chiếm tới 70% nguyên nhân gây bệnh, thường là do bà bầu hít phải các tác nhân bên ngoài môi trường
- Nhiễm trùng do vi khuẩn như phế cầu khuẩn, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu
- Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, mạt rệp là kích ứng các phản ứng phóng thích histamine gây viêm họng
- Nhiễm virus thường chiếm từ 60- 80% tác nhân gây bệnh
- Bệnh hen suyễn
Hầu hết các tác nhân gây bệnh đều là những yếu tố tự nhiên có sẵn bên ngoài môi trường, do đó nếu không nhanh chóng có hướng kiểm soát đúng cách lâu dài bệnh có thể xuất hiện tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thai nhi. Cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt nếu có liên quan đến các bệnh lý nên như trào ngược dạ dày hay hen suyễn để có phương pháp can thiệp phù hợp.
Triệu chứng viêm họng khi mang thai
Cũng giống như các triệu chứng viêm họng thông thường, bà bầu mắc bệnh cũng thường xuyên gặp những cơn ho liên tiếp kéo dài khiến cơ thể rã rời. Đặc biệt với bà bầu các dấu hiệu có xu hướng trầm trọng hơn khiến toàn thân mệt mỏi, thiếu sức sống, chỉ muốn nằm một chỗ.
Nhìn chung những triệu chứng phổ biến của bà bầu bị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm
- Cổ họng đau rát, ngứa ngáy
- Há miệng và soi gương thấy hầu họng sưng viêm, nóng đỏ. Nếu liên quan đến các vi khuẩn thì niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu vàng xám hay màu trắng
- Khó nuốt, ăn không ngon, không muốn ăn uống
- Đau đầu, chóng mặt
- Thường xuyên ho kéo dài, có thể kèm theo tức ngực
- Sốt nhẹ hoặc không
- Có cảm giác ớn lạnh, rét gai khắp người, cơ thể đau nhức
- Có thể ho khan hoặc ho có đờm
- Khàn tiếng, đặc biệt vào sáng sớm khi mới thức dậy
- Nếu bệnh tiến triển trầm trọng có thể khiến sốt cao, tức ngực, ù tai
- Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo do mang thai như buồn nôn, đau bụng, khó thở…
Mang thai vốn đã khiến bà bầu rất mệt mỏi nay kèm thêm tình trạng viêm họng khiến sức khỏe của mẹ càng suy giảm nhiều hơn. Mẹ bầu chỉ muốn nằm một chỗ, không có cảm giác thèm ăn và không muốn làm việc nào khác.
Thực tế các triệu chứng bệnh viêm họng luôn rất rõ ràng mà ai cũng có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên có thể do người bệnh chưa nhận thức được việc mang thai, chủ quan trong điều trị hay điều trị sai cách mới có thể gây ra các ảnh hưởng khác.
Bật mí cách chữa viêm họng cho bà bầu cực hiệu quả và an toàn
Viêm họng được xem là bệnh lý không quá nguy hiểm đối với người bình thường. Nhưng với bà bầu, loại bệnh này lại gây ra rất nhiều nỗi lo lắng. Khi mang thai bị viêm họng, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách điều trị sau:
Cách điều trị viêm họng cho bà bầu bằng thuốc Tây y
Với phụ nữ mang thai cần phải hạn chế tối đa việc dùng thuốc Tây y chữa bệnh. Tuy nhiên với một số trường hợp cần phải bắt buộc dùng thuốc để hạn chế tối đa tác động xấu đến sức khỏe mẹ và bé.
Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho bà bầu thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn với liều lượng thấp, để từ đó không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ cùng thai nhi. Một số loại thuốc phổ biến mà bạn có thể dùng để chữa viêm họng cho bà bầu gồm:
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc thường được dùng gồm Erythromycin, Amoxicillin, Penicillin…Các loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp tác nhân gây nên bệnh có liên quan đến vi khuẩn, virus.
- Siro long đờm, giảm ho: Các loại siro này được bào chế từ thảo dược có trong tự nhiên nên không gây ra nhiều tác dụng phụ.
- Vitamin tổng hợp và thuốc bổ: Chúng có công dụng tăng cường sức đề kháng và loại bỏ đi các tác nhân gây nên bệnh.
Chú ý: Để đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối, mẹ bầu không được tự ý dùng hay tăng giảm bất kỳ loại thuốc nào. Mọi thứ đều phải tuân theo sự chỉ định cũng như đơn kê của bác sĩ.
Mẹo dân gian chữa viêm họng khi mang thai
Cũng vì lo sợ ảnh hưởng của thuốc tới em bé nên ban đầu chị em thường lựa chọn chữa viêm họng khi mang thai bằng các mẹo dân gian.
- Súc họng với nước muối: Vệ sinh họng hàng ngày cũng là mẹo hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả. Bà bầu có thể dùng nước muối sinh lý có sẵn hoặc tự pha để súc miệng. Lưu ý khi dùng, súc thật kỹ khoang miệng cho nước muối thấm đều, làm sạch và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh lây lan ra khu vực xung quanh
- Mẹo điều trị với nghệ tươi: Người bệnh có thể chuẩn bị bài thuốc với nghệ tươi. Thái lát nghệ, đun với lượng nước vừa đủ khoảng 15 phút. Thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và sử dụng hàng ngày từ 1-2 lần.
- Chữa viêm họng bằng gừng: Gừng kết hợp với chanh, nghệ và mật ong hấp cách thủy với đường phèn sau đó dùng để ngậm hàng ngày.
- Chữa viêm họng cho bà bầu bằng tỏi: Tỏi ngâm mật ong, dùng ngậm hàng ngày hoặc pha với nước ấm để uống vào buổi sáng, buổi tối.
Các mẹo dân gian khá dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay tại nhà và không tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, những mẹo này chỉ có hiệu quả tốt nhất khi bệnh viêm họng mới chớm, triệu chứng chưa nghiêm trọng.
Trong trường hợp bệnh đã phát triển trầm trọng thì mẹo dân gian không còn hiệu quả nữa. Khi đó, dù chị em có kiên trì áp dụng cũng chỉ xoa dịu phần nào những biểu hiện của bệnh và không thể ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra.
Chữa viêm họng ở bà bầu bằng bài thuốc Đông y
Với bà bầu và mẹ sau sinh, phương pháp điều trị nào cũng cần ưu tiên sự an toàn của thai nhi lên trước tiên. Những bài thuốc Đông y có nguồn gốc chủ yếu từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Các bài thuốc Đông y giúp tăng cường chức năng các tạng bên trong như Phế, can, thận… Từ đó cải thiện sức khỏe tổng thê, tăng cường chính khí, vệ khí, đặc biệt là cân bằng nội tiết tố nữ. Thông qua đó sức đề kháng của cơ thể sẽ được nâng cao mang lại nhiều hiệu quả đối với phụ nữ đang mang thai và chị em mới sinh con.
Với nguyên tắc điều trị tận gốc từ căn nguyên, các bài thuốc Đông y cần sử dụng trong thời gian kéo dài mới đem lại hiệu quả. Tốt nhất, bà bầu nên đi thăm khám tại các cơ sở Đông y để được bắt mạch và gia giảm bài thuốc với liều lượng thích hợp. Cụ thể, có thể tham khảo các bài thuốc Đông y sau đây:
- Địch đàm thang: Chuẩn bị bài thuốc gồm nhân sâm; bán hạ; thạch xương bồ; chỉ thực; trúc nhự; đởm tinh; quất hồng bì; phục linh; cam thảo. Sắc toàn bộ nguyên liệu thuốc với lượng nước vừa đủ đến khi cạn còn khoảng ½ nước thuốc. Chia thành nhiều lần và dùng 1 thang thuốc/ngày, duy trì tối thiểu 1 tháng để thấy hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Lương cách tán: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm hoàng cầm; chi tử; đại hoàng; bạc hà diệp; mang tiêu; liên kiều; cam thảo. Sao giòn tán mạt tất cả các vị thuốc (trừ vị thuốc mang tiêu, bạc hà diệp), trộn đều tiếp với bạc hà diệp để uống. Mỗi lần dùng khoảng 10g bột, hòa với nước ấm để uống khoảng 4 lần/ngày.
Những lưu ý trong sinh hoạt nếu bị viêm họng khi mang bầu
Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh nhanh chóng, phụ nữ có thai cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp. Một số điều cần lưu ý khi bị viêm họng trong thai kỳ như:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vòm họng.
- Dùng thêm các loại trà thảo mộc phù hợp cho mẹ bầu để giảm triệu chứng bệnh.
- Cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết để tăng cường sức đề kháng và làm dịu họng. Mẹ bầu cần phải hạn chế ăn đồ lạnh, uống nước đá…
- Giữ nơi ở sạch sẽ, tránh bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa hay khói thuốc…
- Thường xuyên rửa tay sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm họng hay các bệnh hô hấp khác.
- Giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh và giao mùa.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Tập luyện bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga…
- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và đi khám nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi không được sự cho phép từ bác sĩ chuyên môn.
- Sử dụng khẩu trang, khăn che khi ra đường và khi phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Bài viết trên đây tổng hợp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về bệnh viêm họng khi mang thai. Hy vọng, bạn đọc đã có cho mình những kiến thức để áp dụng trong việc chăm sóc và cải thiện tình trạng bệnh.
ĐỪNG BỎ QUA