Viêm Họng Cấp Là Gì: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Viêm họng cấp là bệnh lý phổ biến gây nên bởi các loại virus, vi khuẩn như liên cầu khuẩn hay bạch hầu… Bệnh xảy ra quanh năm đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Viêm họng cấp tưởng chừng đơn giản nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng cấp là gì? Dấu hiệu của bệnh

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạng họng. Bệnh chia thành hai loại là viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.Viêm họng cấp thường đi kèm các bệnh viêm xoang, viêm mũi và đôi khi còn dẫn theo viêm amidan đáy miệng… Vì điều này, nên bệnh còn được gọi với cái tên khác là viêm họng amidan cấp. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau trong đó trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn cả.

Thời điểm bệnh dễ bùng phát thường là mùa đông, đầu xuân hoặc khi thời tiết giao mùa. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Dấu hiệu chung để nhận biết viêm họng cấp ở người lớn và trẻ nhỏ gồm:

  • Ho và đau rát họng do niêm mạc cổ bị viêm. Người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt, chán ăn, đau khi ho hay nói chuyện. Cơn đau tăng dần có khả năng lan lên tai.
  • Người bệnh thường đột ngột sốt cao đi kèm triệu chứng chán ăn, mệt mỏi. Đây là những biểu hiện phổ biến xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Người bệnh bị nổi hạch ở cổ gây đau. Biểu hiện này không xảy ra thường xuyên nhưng vẫn có thể thông qua đó để nhận biết viêm họng cấp.
  • Người bệnh thường có triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu…
  • Xuất hiện hiện tượng phát ban…

Nguyên nhân của bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp thường do virus cúm, sởi, virus adenovirus, hay các vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu… gây ra. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi bệnh bùng phát do liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes). Vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây nên các biến chứng lên tim, khớp hay thận của bệnh…Bên cạnh nguyên nhân chính trên của viêm họng cấp, bệnh còn có thể dễ bùng phát hơn khi các yếu tố sau tác động:

  • Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc
  • Thời tiết thay đổi khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, hệ miễn dịch suy giảm
  • Chế độ ăn uống không khoa học, uống nhiều nước lạnh, sử dụng rượu bia, chất kích thích…
  • Lây qua đường giọt bắn khi tiếp xúc với người bệnh

Bệnh viêm họng cấp có lây không, bao lâu thì khỏi?

Nhiều người bệnh lo lắng không biết bệnh viêm họng cấp tính có lây không, có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, viêm họng cấp có khả năng lây lan từ người qua người qua đường giọt bắn.Bệnh do các vi khuẩn, virus gây nên, nếu tiếp xúc với người bệnh đang ho hoặc hắt hơi, bạn có khả năng bị lây nhiễm. Ngoài ra viêm họng cấp còn dễ lây trong các trường hợp:

  • Tiếp xúc với các dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh sau đó đưa lên mặt, mũi
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bát đũa, cốc nước…
  • Không may hít vào nước bọt của người bệnh
  • Không may hít phải những giọt nước này

Viêm họng cấp tính bao lâu thì khỏi? Thông thường bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày nếu sức đề kháng của người bệnh tốt và được chăm sóc đúng cách. Tuy vậy với các đối tượng như người già, trẻ nhỏ… bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn.Viêm họng cấp có khả năng chuyển biến thành mãn tính, viêm họng cấp mủ, viêm họng amidan cấp mủ… Kéo theo đó là các nguy cơ của các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm mũi, viêm tai…

Khi này việc điều trị bệnh viêm họng cấp sẽ gặp nhiều khó khăn. Sức khỏe người bệnh vì thế mà suy giảm trầm trọng, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Để có được phương pháp điều trị phù hợp, trước hết các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Việc chẩn đoán ban đầu sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh hoặc một vài biện pháp y tế để xác định rõ nguyên nhân.

Dựa vào tiêu chuẩn Centor, các bác sĩ sẽ xác định được khả năng nhiễm khuẩn của bệnh nhân. Các dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Đối tượng bệnh nhân trên 15 tuổi
  • Không có hiện tượng ho nhưng vùng hạch cổ sưng to, đau
  • Amidan sưng, có xuất tiết
  • Hiện tượng sốt cao trên 38 độ C

Nếu người bệnh không có hoặc chỉ có 1 dấu hiệu trên thì chưa cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu có từ 2-3 dấu hiệu, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm xác định bằng chứng nhiễm khuẩn.Kết quả kiểm tra sẽ quyết định việc dùng kháng sinh có cần thiết hay không. Khi bệnh nhân có 4-5 dấu hiệu trên, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh.Một số xét nghiệm người bệnh cần thực hiện để xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Lấy dịch họng nuôi cấy vi khuẩn
  • Xét nghiệm CRP
  • Xét nghiệm procalcitonin

Những phương pháp điều trị viêm họng cấp hiệu quả

Có nhiều cách để chữa bệnh viêm họng cấp dựa trên mức độ và tình trạng bệnh. Người bệnh có thể tham khảo những phương án điều trị dưới đây:

Điều trị tại nhà bằng dân gian

Trường hợp viêm họng cấp tính ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh tại nhà như sau:

  • Súc miệng bằng nước chanh gừng: Lấy 1 muỗng bột gừng cùng 1 muỗng nước cốt chanh pha vào cốc nước ấm. Dùng hỗn hợp để súc miệng khi còn ấm. Thực hiện hàng ngày trước khi ngủ và sáng thức dậy để thấy được hiệu quả.
  • Uống nước rau diếp cá: Lấy 1 nắm diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào đun với nước vo gạo trong 20 phút. Chắt nước ra để uống trước khi ăn 1 tiếng.
  • Tỏi chữa viêm họng cấp: Bóc 1 củ tỏi đem đập dập, trộn với 2 thìa mật ong và ít nước, đun cho đến khi sánh mịn. Uống mỗi ngày 3 thìa để thấy được hiệu quả.

Các loại thuốc chữa viêm họng cấp từ Tây y

Dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Người bệnh chỉ dùng thuốc theo đơn, không nên tự ý mua và dùng sai liều lượng.

  • Nhóm thuốc giảm đau: Phổ biến ở nhóm thuốc này là paracetamol và vitamin C bổ sung. Thuốc giúp giảm tình trạng đau rát họng, cải thiện bệnh ở giai đoạn khởi phát.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này gồm có amoxicillin, erythromycin, cephalexin…. giúp tiêu diệt đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp có đơn của bác sĩ.
  • Nhóm kháng viêm: Ngăn chặn tình trạng viêm lan rộng

Thuốc Tây y có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh hay thuốc giảm đau cũng cần cẩn trọng với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Người bệnh nên đi khám để được tư vấn chính xác về thuốc điều trị.

Giải pháp điều trị viêm họng cấp từ Đông y

Các bài thuốc Đông y chú trọng điều trị từ sâu căn nguyên, sử dụng các thảo dược lành tính, cải thiện triệu chứng, nâng cao sức đề kháng. Một số phương thuốc phổ biến có thể kể đến như:

  • Bài thuốc Đông y số 1: 

Thành phần bài thuốc: nhân sâm, trục như mỗi loại 8gr; thạch xương bồ cam thảo, chỉ thực, đởm tinh mỗi loại 10gr; quất hồng bì, phục linh mỗi loại 16gr; bán hạ 20gr.Cách sắc: Đem các vị thuốc đi rửa sạch và cho vào ấm, thêm vào 5 lát gừng, sau đó sắc cùng 1,2 lít nước. Đun đến khi thuốc cạn chỉ còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Phần thuốc vừa sắc chia nhỏ thành 5 lần uống trong ngày.

  • Bài thuốc Đông y số 2: 

Thành phần: Kinh giới, xuyên khung, độc hoạt, phòng phong, cam thảo, sài hồ, khương hoạt, chỉ xác, cát cánh, tiền hồ, phục linh mỗi loại 12gr.Cách thực hiện: Đem rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào trong ấm. Thêm 7 lát gừng cùng 10 lá bạc hà sắc với 1,2 lít nước. Đun cho đến khi thuốc chỉ còn 120ml mới tắt bếp. Chắt thuốc để chia thành 5 phần dùng trong ngày.

  • Bài thuốc Đông y số 3: 

Thành phần bài thuốc: Chi tử, hoàng cầm, bạc hà diệp, liên kiều mỗi loại lấy 10gr; đại hoàng, mang tiêu và cam thảo mỗi loại lấy 20gr.Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu (trừ bạc hà diệp, mang tiêu) đi sao giòn rồi tán mạt. Trộn thuốc vừa tán với mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi lần sử dụng 10gr bột thuốc trộn cùng trúc điệp và bạc hà điệp để uống. Mỗi ngày dùng 4 lần.

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp tính 

Để phòng bệnh tái phát hoặc tránh nguy cơ bị lây nhiễm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng sau đây:

  • thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng.
  • không dùng chung đồ dùng cá nhân (đũa, muỗng, chén ăn cơm, khăn mặt, bàn chải…) với người bị viêm họng.
  • rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hắt hơi.
  • không dùng thuốc lá, hạn chế hít khói thuốc lá.
  • hạn chế tiếp xúc với người đang bị nhiễm bệnh.

Viêm họng thường khỏi nhanh nếu tích cực điều trị, hiếm khi tình trạng trên để lại biến chứng. Tuy nhiên, khi triệu chứng kéo dài quá 10 ngày, người bệnh bị sốt cao, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và tìm hướng khắc phục phù hợp.

ĐỪNG BỎ QUA

Cập nhật lúc: 2:23 PM , 13/04/2023

Tin liên quan

Viêm Họng Cấp J02: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Bệnh viêm họng cấp J02 là giai đoạn đầu của bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu gây ra. Nhiều bệnh nhân khi được bác sĩ chẩn đoán...

Viêm Họng Cấp Ở Trẻ: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Viêm họng cấp ở trẻ em là tình trạng phổ biến. Các biểu hiện của nó thường chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 4 ngày sau khi phát bệnh,...

Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Gì Cho Hiệu Quả Tốt Nhất?

Viêm họng cấp uống thuốc gì để nhanh khỏi nhất là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi viêm họng cấp là một trong những bệnh về đường...

Thuốc Đông Y Trị Viêm Họng Mãn Tính An Toàn Và Hiệu Quả

Sử dụng thuốc Đông Y trị viêm họng mãn tính là lựa chọn của nhiều người bệnh nhờ sự lành tính cùng hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ...

Viêm Họng Mãn Tính Có Chữa Khỏi Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và rất dễ tái phát trở lại nếu không có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả....

Viêm Họng Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị DỨT ĐIỂM

Viêm Họng Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị DỨT ĐIỂM

Viêm họng xuất huyết là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời...

Điều trị viêm họng amidan, chữa viêm họng, viêm amidan mạn tính thực tế không hề đơn giản. Rất nhiều trường hợp đã tốn kém không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc mà bệnh vẫn không khỏi, thậm chí còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Để giúp bệnh nhân “thoát khỏi” tình cảnh này, ngay trong bài viết này, cố vấn y khoa VTV2 sẽ tư vấn cách chữa bệnh tận gốc, không lo bệnh tái phát.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *