Viêm họng cấp ở trẻ em là tình trạng phổ biến. Các biểu hiện của nó thường chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 4 ngày sau khi phát bệnh, sau đó bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi dần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vì không được chữa trị sớm nên thường gây ra biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nắm rõ các thông tin về chứng bệnh này sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện và chữa trị kịp thời cho con.
Những thông tin cần biết về bệnh viêm họng cấp ở trẻ em
Viêm họng là tình trạng lớp niêm mạc họng bị viêm do sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn, nấm gây ra. Tương tự như các loại bệnh viêm khác, viêm họng có thể ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Trong đó, viêm họng cấp tính là dạng rất phổ biến vì ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Các triệu chứng của nó thường chỉ diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày, sau đó chúng sẽ giảm và khỏi dần.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta chủ quan, không điều trị. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến viêm họng mãn tính, thậm chí gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, cần phải tìm hiểu rõ về chứng viêm họng cấp ở trẻ em và có biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp tính ở trẻ em
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em thường do các nguyên nhân sau đây:
Do virus, vi khuẩn, nấm:
- Virus: Cúm, sởi
- Do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn, phế cầu, tụ cầu khuẩn… Trong đó, dạng vi khuẩn được cho là nguy hiểm nhất chính là liên cầu khuẩn tả huyết nhóm A. Nó có thể gây ra viêm khớp cấp, viêm cầu thận khớp cho bệnh nhân.
- Nấm: Loại nấm gây bệnh viêm họng cấp mà chúng ta thường gặp có tên là Candida.
Do các tác động từ môi trường sống:
- Khói bụi, thuốc lào, thuốc lá, bụi bẩn, than.
- Trẻ nhỏ mới cai sữa hoặc vừa được thay đổi chế độ ăn uống trong quá trình ăn dặm.
- Thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường.
Dấu hiệu bệnh viêm họng cấp ở trẻ em
Một số dấu hiệu bệnh viêm họng cấp ở trẻ em như:
- Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân: Đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy con bạn bị viêm họng. Tuy nhiên, chúng cũng lại là các biểu hiện của nhiều bệnh lý khác của đường hô hấp. Do đó, cần phải đem bé đi khám kỹ để xác định được chính xác căn bệnh cần điều trị.
- Đau họng, ho: Ban đầu trẻ sẽ chỉ có cảm giác khô, nóng vùng cổ họng. Luôn trong tình trạng khát nước, nhưng sau đó sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát ngay cả khi đói và khi ăn. Cơn đau có thể lan lên cả tai khi nuốt. Chính điều này sẽ khiến bé ho khan nhiều hơn, sau đó là ho có đờm. Nếu không được chữa trị. ho có thể khiến bé bị mất tiếng.
- Bị sốt có thể sốt nhẹ, nhiều trường hợp có thể còn sốt cao từ 39 – 40 độ: Lúc này, trẻ thường có các biểu hiện khác như nhức đầu, ớn lạnh, cổ họng bị sưng, đau mỏi cơ thể… Nó sẽ khiến trẻ khó nuốt, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn ngủ của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị nôn ói, đại tiện ra phân lỏng.
- Thường phải thở bằng đường miệng vì bị nghẹt mũi: Nghẹt mũi khiến cho bé không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Không khí chưa được thanh lọc và làm ẩm mà đi thẳng xuống cổ họng, nó sẽ làm cho tình trạng viêm họng nặng thêm.
- Hạch cổ bị sưng và đau: Một số trẻ bị viêm họng sẽ thấy xuất hiện hạch vùng cổ. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về tình trạng này. Bởi nó chỉ chứng tỏ cơ thể đang phản ứng lại với bệnh mà thôi.
- Sưng amidan, thành sau cổ họng bị xuất huyết, viêm màng tiếp hợp: Nếu đi khám sẽ thấy lớp niêm mạc ở bên trong mũi họng của bé có màu đỏ rực, thành ở sau cổ bị sưng vù, xuất tiết. Vị trí hai amidan sưng to, xuất hiện hốc, bệnh nặng còn xuất hiện mủ hoặc bựa trắng trên bề mặt. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị xuất huyết ở thành sau họng nếu mắc bệnh do virus cúm hoặc bị xuất tiết mũi, viêm màng kết hợp nếu bị bệnh do virus APC.
Điều trị bệnh cho trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả
Viêm họng cấp ở trẻ em uống thuốc gì, bé bị viêm họng cấp phải làm sao là mối bận tâm của nhiều phụ huynh. Có nhiều cách chữa bệnh cho trẻ nhỏ, trong đó phổ biến gồm có:
Làm dịu các triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở trẻ tại nhà
Trường hợp bệnh viêm họng ở trẻ có mức độ nhẹ, cha mẹ có thể thực hiện các cách sau để cải thiện triệu chứng:
- Khi trẻ có dấu hiệu sốt, cha mẹ nên dùng khăn ấm để lau khô người cho bé, nhất là vùng nách, bẹn
- Bổ sung nước điện giải cho bé hoặc nước hoa quả, nước muối loãng để bù lượng nước đã mất của cơ thể
- Cho trẻ ngậm quất hấp mật ong để giảm cơn đau rát cổ họng
- Cho trẻ uống trà gừng hoặc ngậm mật ong để giảm ho, dịu họng (Lưu ý: không dùng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi bởi có thể gây tử vong)
- Cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý
Dùng thuốc Tây y chữa viêm họng
Trường hợp trẻ bị viêm họng cấp có các triệu chứng nặng như sốt quá cao, đau họng kéo dài, cha mẹ có thể cho con đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc Tây thường được kê cho trẻ nhỏ để chữa bệnh như:
- Thuốc hạ sốt và giảm đau: Paracetamol, acetaminophen… (Thuốc aspirin không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi)
- Kháng sinh nhóm beta-lactam như amoxicillin, kháng sinh nhóm macrolid gồm erythromycin…
- Siro ho dùng cho trẻ dưới 5 tuổi để làm dịu cơn đau, giảm ho, tiêu đờm…
Thuốc Tây y chữa bệnh cho trẻ cần được dùng dưới sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. Khi bệnh chuyển biến nặng có các triệu chứng như trẻ không hạ sốt, đi ngoài phân lỏng, nôn nhiều trong ngày, co rút lồng ngực… Trẻ cần được đưa đến ngay cơ sở y tế uy tín để theo dõi.
Điều trị viêm họng bằng Đông y
Đông y là cách chữa bệnh được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả bền vững. Các bài thuốc Đông y tập trung vào bồi bổ tạng phủ, cải thiện sức đề kháng, khôi phục chính khí. Nhờ đó, thuốc đẩy lùi bệnh, đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát.Một ưu điểm khác của Đông y là tính an toàn, không có tác dụng phụ. Phụ huynh có thể yên tâm cho con điều trị mà không lo sức khỏe con bị ảnh hưởng. Một vài bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ từ y học cổ truyền gồm có:
- Bài thuốc 1: Kinh giới, ngưu bàng tử, sinh địa, cương tàm, huyền sâm, liên kiều mỗi loại 12g; 20gr kim ngân; 6gr bạc hà; 4gr cam thảo. Bạn đem tất cả các nguyên liệu đi sắc với 1 lít nước. Mỗi ngày sắc 1 tháng và uống thành 2 lần trong ngày.
- Bài thuốc 2: Kinh giới 16gr; bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì mỗi loại 8gr; huyền sâm 12gr, sinh địa 10gr; 4gr xạ can. Mỗi ngày bạn sắc 1 thang với 1,5 lít nước và uống thành 2 lần sau khi ăn.
Những điều cha mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ
Bên cạnh việc điều trị theo đúng phương pháp, trẻ cũng cần được chăm sóc hợp lý. Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Trẻ sơ sinh cần được cha mẹ vệ sinh nướu sạch sẽ. Với trẻ lớn, bé cần đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế việc tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc. Trẻ nên đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận khi ra đường.
- Sát khuẩn tay, chân bằng xà phòng hoặc nước rửa tay mỗi khi về nhà và trước khi ăn.
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, ngực vào mùa lạnh, giao mùa.
- Nên để điều hòa trong phòng trên mức 25 độ, không nên bật quạt thẳng mặt có thể khiến trẻ ho, đau họng…
- Chế độ ăn uống của bé cần có đủ vitamin, khoáng chất… Phụ huynh nên cho bé ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây,..; hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ uống lạnh…
- Không nên cho cho trẻ tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ đạc với người mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, tai – mũi – họng…
- Cho trẻ vận động, chơi thể thao để tăng cường thể lực
Viêm họng ở trẻ nhỏ là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan với bệnh. Trẻ nhỏ nếu sớm được thăm khám và được điều trị, sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây nên. Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã có cho mình kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn.
ĐỪNG BỎ QUA