Tưa lưỡi ở trẻ nhỏ nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Tưa lưỡi là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống và sự phát triển của bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ chi tiết nhất về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh chứng bệnh này.

Tưa lưỡi là bệnh gì?

Bệnh tưa lưỡi do một loại nấm có tên là candida albicans gây ra, làm xuất hiện màng giả mạc màu trắng trên bề mặt lưỡi và một số khu vực khác ở niêm mạc miệng. Ở giai đoạn đầu bệnh xuất hiện những chấm trắng nhỏ, sau đó phát triển và ăn sâu vào lớp niêm mạc lưỡi, vòm họng. Nếu không được điều trị kịp thời, các mảng giả mạc sẽ lan rộng gây đau, khó chịu, thậm chí khi bóc ra dễ bị chảy máu. Đây cũng là các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh tưa miệng (tìm hiểu thêm bệnh tưa miệng).

Tưa lưỡi là bệnh lý do một loại nấm gây ra
Tưa lưỡi là bệnh lý do một loại nấm gây ra

Tưa lưỡi là một bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài càng lâu sẽ càng ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Mẹ cần theo dõi để phát hiện bệnh lý kịp thời, tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ để hạn chế tối đa khả năng bị tưa lưỡi ở trẻ. Trong giai đoạn sơ sinh, bé không chỉ dễ bị bệnh nấm lưỡi, nấm lưỡi bản đồ mà còn có thể mắc phải nhiều bệnh lý khác do hệ miễn dịch vẫn còn non nớt.

Biểu hiện tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Phát hiện tưa lưỡi ở trẻ sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Để xác định chính xác bé có đang bị nấm lưỡi hay không, bố mẹ có thể nhận biết qua một số biểu của bệnh như sau:

Giai đoạn đầu của bệnh

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng dễ nhận biết nhất là những chấm trắng hình thành trên đầu lưỡi của trẻ. Chúng có kích thước tương đối nhỏ, khá khó phát hiện, dần dần các chấm trắng này sẽ lan ra. Sau một thời gian, một lớp màng trắng sẽ hình thành gắn chặt lên bề mặt lưỡi.

Ngoài ra, bố mẹ cũng sẽ thấy con có nhiều biểu hiện lạ như hay quấy khóc, ăn uống kém hơn hoặc thường xuyên bỏ bú. Nguyên nhân là do lớp màng trắng bám chặt vào niêm mạc khiến trẻ bị đau, mất đi vị giác và khó nuốt.

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng dễ nhận biết nhất là những chấm trắng hình thành trên đầu lưỡi 
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng dễ nhận biết nhất là những chấm trắng hình thành trên đầu lưỡi

Lớp màng này bám rất dai và chặt trên bề mặt lưỡi vì vậy không thể loại bỏ bằng cách cạo hoặc cậy đi. Cách làm này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì bé có thể bị chảy máu thậm chí là bị viêm nhiễm. Do đó, cha mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để áp dụng cho con phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng

Nếu không được phát hiện và chữa dứt điểm, tình trạng tưa lưỡi ở trẻ sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn. Nấm gây bệnh sẽ xâm nhập và các cơ quan khác như hệ hô hấp hoặc hệ tiêu hóa. Khi đó, trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản hoặc thậm chí là nấm phổi. Nếu như nấm tấn công vào hệ tiêu hóa trẻ có thể bị tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước rất nhiều.

Nguyên nhân gây tưa lưỡi

Tưa lưỡi ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống cũng như cuộc sống hằng ngày của bé. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và phòng ngừa đúng cách, bố mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh.

Tưa lưỡi do nấm hoặc virus

Sự tấn công của nấm hoặc virus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tưa lưỡi ở trẻ. Dấu hiệu xuất hiện bệnh ban đầu giống với cặn sữa còn đọng lại trên lưỡi bé khiến cho nhiều người chủ quan. Để phân biệt, bố mẹ hay để ý cặn sữa sẽ dễ dàng trôi đi khi trẻ uống nước hoặc nuốt nước bọt, không gây khó chịu. Còn nếu mảng màu trắng bám chặt vào lưỡi, khiến cho bé đau, quấy khóc thường xuyên thì đó chính là dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi.

Trẻ bị tưa lưỡi sẽ quấy khóc, bỏ bú
Trẻ bị tưa lưỡi sẽ quấy khóc, bỏ bú

Đặc biệt, nếu virus là tác nhân chính gây bệnh thì trong miệng bé sẽ có thể xuất hiện các vết loét, kèm theo triệu chứng sốt cao, hơi thở hôi. Bố mẹ nên lưu ý kỹ để theo dõi và điều trị kịp thời tránh để tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Nên đọc: Nấm miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả

Do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách

Các em bé gần như không thể tự mình vệ sinh cá nhân nên cha mẹ sẽ cần chủ động chăm sóc cẩn thận cho con. Hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ có thể là do răng miệng của bé không được vệ sinh kỹ càng sau khi ăn. Bên cạnh đó, khi cho con ăn dặm chúng ta nên tìm các loại thực phẩm phù hợp. Ngoài ra, trong một số trường hợp bé bị tưa lưỡi là do ăn nhiều đồ quá cứng hoặc quá khô.

Do lây từ mẹ

Ngoài những lý do đã phân tích ở trên, trẻ cũng có nguy cơ bị lây bệnh tưa lưỡi từ mẹ. Khi người mẹ bị bệnh, trong quá trình cho trẻ bú, nấm gây bệnh có thể sẽ truyền từ mẹ sang con. Cha mẹ nên lưu ý tất cả những vấn đề này để hạn chế nguy cơ mắc bệnh của bé.

Nấm và vi khuẩn có thể sang cho con khi mẹ cho bú
Nấm và vi khuẩn có thể sang cho con khi mẹ cho bú

Cách điều trị tưa lưỡi hiệu quả

Tưa lưỡi là bệnh không quá phức tạp, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian hoặc sử dụng thuốc Tây y. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào. Dưới đây là một số cách điều trị nấm lưỡi thông dụng và hiệu quả.

Điều trị tưa lưỡi cho trẻ tại nhà

  • Sử dụng rau ngót: Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch sau đó tráng lại bằng nước đun sôi để nguội. Dùng cối để giã lấy nước rồi lấy khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Đây là phương pháp dân gian trị tưa lưỡi trẻ sơ sinh mà nhiều bà mẹ vẫn hay dùng. Một ngày thực hiện từ 2 -3 lần, chỉ sau khoảng 2 ngày là trẻ có thể bú sữa mẹ bình thường.
  • Sử dụng lá trà xanh: Lấy một lượng vừa đủ lá trà xanh rửa sạch đun sôi với nước cho thêm vài hạt muối. Sau đó để nguội và lấy khăn thấm nước để lau lưỡi cho trẻ. Đây cũng là cách trị tưa lưỡi mà nhiều bà mẹ truyền tai nhau. Tuy nhiên, do một số tính chất trong trà xanh mà chỉ nên áp dụng phương pháp này với trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • Sử dụng nước muối loãng: Bố mẹ có thể tự pha nước muối hoặc sử dụng nước muối sinh lý nồng độ 0.1%. Dùng gạc mềm thấm nước muối rồi nhẹ nhàng vệ sinh miệng cho trẻ. Nước muối có khả năng sát khuẩn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm trong khoang miệng.
  • Dùng mật ong và lá nhọ nồi: Lá nhọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ và vắt lấy nước. Lấy 10ml nước ép lá nhọ nồi trộn với 1ml mật ong rồi dùng bông hoặc vải sạch bôi vào lưỡi và vòm miệng cho bé. Thực hiện từ 2 -3 lần một ngày, nếu trẻ vẫn quấy khóc, bỏ bú nên đưa trẻ đến cơ sở ý tế để khám và điều trị. Lưu ý, phương pháp này chỉ nên áp dụng với trẻ từ 1 tuổi trở lên.

    Dùng nước muối loãng cũng là một phương pháp điều trị nấm lưỡi hiệu quả
    Dùng nước muối loãng cũng là một phương pháp điều trị nấm lưỡi hiệu quả

Điều trị tưa lưỡi bằng phương pháp Đông y

Trong Đông y cũng có khá nhiều bài thuốc điều trị tình trạng nấm lưỡi ở trẻ. Các nhà thuốc thường điều chế  sẵn dưới dạng thuốc bôi hoặc uống để tiện cho việc sử dụng. Nếu như các bố mẹ lựa chọn phương pháp Đông y, cần hết sức cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị tưa lưỡi cho con.

Điều trị tưa lưỡi ở trẻ bằng phương pháp Tây y

Sử dụng thuốc muối dạ dày (Natri Cacbonat) để chữa tưa lưỡi cho trẻ là một phương pháp phổ biến. Cách làm rất đơn giản, ba mẹ lấy 50g thuốc natri cacbonat cho vào cốc nước sôi để nguội, sau đó khuấy đều cho thuốc tan hết rồi cho vào lọ để dùng dần. Khi sử dụng, lấy tăm bông chấm thuốc kín lên vùng lưỡi của trẻ bị tưa để đảm bảo hiệu quả. Natri Cacbonat không độc với trẻ em, nên có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, nếu trẻ bị tưa lưỡi do virus bác sĩ có thể sẽ kê cho bé một số loại thuốc có chứa kháng sinh và chất sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh. Các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn sau khoảng từ 4 – 5 ngày.

Một số lưu ý chăm sóc răng miệng khi trẻ bị tưa lưỡi

Trong quá trình điều trị tưa lưỡi ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không sử dụng thuốc cam bừa bãi: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc cam điều trị tưa lưỡi không rõ nguồn gốc. Một số trường hợp bố mẹ dùng thuốc cam để đánh lưỡi cho con dẫn đến ngộ độc chì đã xảy ra. Do vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng khăn gạc mềm khi rơ lưỡi cho bé: Một số chất liệu vải xô cứng và thô ráp sẽ có thể làm tổn thương lưỡi và gây cảm giác khó chịu cho bé. Bố mẹ cần sử dụng khăn gạc sạch, mềm để rơ lưỡi cho bé. Lưu ý các thao tác thật nhẹ nhàng tránh gây đau cho trẻ.
  • Không cố gắng cạo đốm trắng trên lưỡi bé: Nhiều ông bố bà mẹ đã tìm cách để cạo sạch đốm trắng trên lưỡi con trẻ. Việc này không chỉ khiến cho tình trạng tưa lưỡi trầm trọng hơn mà còn làm tổn thương niêm mạc lưỡi, gây chảy máu.

Phòng tránh bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm lưỡi hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bố mẹ có đủ kiến thức về chăm sóc răng miệng cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng tránh bệnh lý này.

Đối với con trẻ:

  • Thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bé đặc biệt là sau khi bú.
  • Sử dụng khăn tắm riêng cho mỗi thành viên trong nhà. Các dụng cụ, đồ chơi của bé cần phải được làm sạch thường xuyên bằng nước nóng để tiêu diệt nấm và vi khuẩn.
  • Vệ sinh răng khoang miệng cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để ngăn ngừa tình trạng tưa lưỡi, hôi miệng, sún răng ở trẻ.

Đối với mẹ:

  • Vệ sinh núm vú trước và sau mỗi lần cho con bú. Giữ gìn vệ sinh cá nhân vì mẹ là người tiếp xúc gần nhất với trẻ.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng để hạn chế các bào tử nấm trong không khí
  • Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị phát hiện các bệnh phụ khoa như nấm âm đạo thì cần gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp nấm lây nhiễm cho trẻ trong khi sinh thường.
  • Ngoài ra, không để người lạ hôn môi, hôn má trẻ vì rất vi khuẩn rất dễ lây nhiễm qua đường miệng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về  tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh cũng như nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi đã giúp ích cho độc giả trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay đến hotline của chúng tôi để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Hữu ích với bạn:

Cập nhật lúc: 9:46 AM , 14/03/2023

Tin liên quan

[Xem Ngay] 5 Biến Chứng Sau Khi Nhổ Răng Khôn Không Thể Chủ Quan

Nhổ răng khôn thường được chỉ định trong trường hợp răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm, mọc sai vị trí, có bệnh lý hoặc bị dị dạng. Tuy nhiên...

Axit béo cùng chất oxy hóa trong dầu dừa sẽ thẩm thấu vào biểu bì, giúp làm mềm da từ sâu bên trong, đồng thời bổ sung độ ẩm và giảm viêm, ngứa

Review 10 Chai Xịt Thơm Miệng Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Hôi miệng là vấn đề mà rất nhiều người đang gặp phải, gây cảm giác khó chịu, tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Trước tình trạng...

Răng Khôn Mọc Lệch Ra Má Nguy Hiểm Thế Nào? Khắc Phục Ra Sao?

Răng khôn mọc lệch ra má thực tế không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe răng miệng mà...

Triệu chứng bệnh có thể tự lặn sau 3 -4 tuần nhưng dễ tái phát

Ê Buốt Răng Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Khắc Phục Hiệu Quả

Ê buốt răng là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng. Theo đó răng của bạn khi ăn hoặc uống những thực phẩm nóng, lạnh,...

Lá bạc hà chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả

Chữa viêm nha chu ở đâu tốt? Gợi ý 15 bệnh viện, nha khoa uy tín

Viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Vì thế việc lựa chọn các cơ...

Viêm nha chu: Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Viêm nha chu là bệnh lý thường gặp ở vùng răng miệng và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng ở người trưởng thành. Bệnh...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *