Một hàm răng đều, đẹp và trắng sáng là mong muốn của hầu hết chúng ta. Tuy nhiên nếu răng có khuyết điểm thì thật khó đạt được điều này, đặc biệt là khi bị sứt răng, mất răng. Lúc này, kỹ thuật trồng răng giả được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu quy trình thực hiện và địa chỉ uy tín tiến hàng cấy răng trong bài viết sau.
Trồng răng là gì? Trường hợp nào cần tiến hành trồng răng giả?
Trồng răng hiểu đơn giản là quy trình thay thế toàn bộ phần răng thật bị tổn thương (không có khả năng hồi phục) bằng một chiếc răng nhân tạo để đảm bảo chức năng ăn – nhai, phát âm và thẩm mỹ. Chất liệu của răng giả khá đa dạng, có thể là nhựa, kim loại hoặc sứ,…
Những trường hợp sau được khuyến cáo nên trồng răng thẩm mỹ:
- Răng sâu hoặc bị viêm nhiễm nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi mà bắt buộc phải chỉ định nhổ bỏ.
- Bị mất đi một hoặc nhiều răng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Hàm răng bẩm sinh thưa thớt, xuất hiện nhiều kẽ hở lớn và gây khó khăn cho việc ăn nhai, phát âm.
- Răng bị sứt mẻ không đồng đều (gãy nửa hoặc bị ố vàng, nhiễm đen nghiêm trọng,…).
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để trồng răng giả, ví dụ như trẻ dưới 16 tuổi (cơ hàm chưa hoàn thiện), phụ nữ có thai, các trường hợp nghiện thuốc lá nặng hoặc mắc bệnh lý mãn tính (tim mạch, rối loạn thần kinh, máu khó đông, ung thư,…).
3 kỹ thuật trồng răng giả sử dụng phổ biến hiện nay
Trồng răng giả loại nào tốt nhất hiện nay là thắc mắc chung của khá nhiều người. Hiện nay, có 3 phương pháp thực hiện phổ biến tại Việt Nam: Dùng hàm tháo lắp, làm cầu răng sứ và cấy ghép trụ Implant.
Dưới đây là thông tin cụ thể về các phương pháp trồng răng giả:
Sử dụng hàm tháo lắp
Hiểu đơn giản đây là phương pháp truyền thống nhất, giúp lấp đầy khoảng trống trên hàm do răng đã bị mất. Bác sĩ sẽ tiến hành thay thế khoảng trống đã được chỉ định bằng những chiếc răng giả làm bằng nhựa nha khoa, kim loại hay sứ.
Hàm răng giả tháo lắp đảm bảo chức năng và thẩm mỹ giống như răng thật. Phương pháp nha khoa này thường được chỉ định cho những bệnh nhân nhiều tuổi và có cơ địa nhạy cảm.
Ưu điểm:
- Quy trình thực hiện khá đơn giản, bạn cũng có thể tiết kiệm tối đa chi phí.
- Đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản, phù hợp với nhiều đối tượng thực hiện khác nhau.
- Những người cao tuổi hay có cơ địa nhạy cảm cũng áp dụng được cách này.
Nhược điểm:
- Lực nhai của răng hàm tháo lắp khá yếu, không xử lý được các loại thức ăn cứng và dai.
- Quy trình vệ sinh bất tiện, tốn nhiều thời gian và không phù hợp với những người bận rộn.
- Tuổi thọ của phương pháp này cũng rất ngắn, sau khoảng 3 – 5 năm liên tục bạn phải thay thế hàm giả khác.
- Kết cấu lỏng lẻo, gây cảm giác vướng víu trong miệng và dễ rơi ra ngoài khi ăn nhai.
- Kỹ thuật lắp nền hàm không đảm bảo kỹ thuật sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, hình thành mảng bám gây hôi miệng và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nha khoa khác.
- Hàm tháo lắp không thay thế được phần chân răng đã mất, về lâu dài xương hàm sẽ bị tiêu gây hiện tượng tụt nướu.
Làm cầu răng sứ
Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất hiện nay trong ngành nha khoa phục hình ở Việt Nam hiện nay, thường áp dụng cho những người bị mất một hoặc ít răng, có tác dụng bảo tồn răng trụ tối đa.
Cầu răng sẽ bao gồm một răng giả bằng sứ có cánh dán ở hai bên. Trong đó, răng giả sẽ lấp đầy khoảng trống răng mất, hai cánh dán (dán có thể làm bằng sứ hoặc kim loại) sẽ được gắn cố định ở mặt trong của hai răng trụ nằm ở bên trái – phải.
Ưu điểm:
- Kỹ thuật cầu răng sứ đảm bảo chức năng ăn nhai tốt hơn.
- Răng giả lắp cố định bằng phần cánh dán chắc chắn, thẩm mỹ hơn.
Nhược điểm:
- Chi phí thực hiện kỹ thuật cầu răng sứ cao hơn và không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm hay tụt nướu.
- Quy trình thực hiện yêu cầu phải mài 2 răng thật ở bên cạnh nên sẽ gây cảm giác đau đớn, ê buốt và thậm chí là tổn thương tủy răng.
- Nếu bác sĩ tay nghề kém sẽ dễ gây hiện tượng viêm nướu, hôi miệng, khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp.
Trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép trụ Implant
Trồng răng giả bằng cấy ghép trụ Implant được đánh giá là kỹ thuật nha khoa hiện đại bậc nhất ngày nay, nhằm thay thế một hay nhiều răng đã mất. Implant hiểu đơn giản là một vít nhỏ có kích cỡ bằng một chân răng thật (làm bằng Titanium có cấu tạo tương tự như răng thật) được đặt trong xương hàm qua phẫu thuật.
Ưu điểm:
- Trụ kim loại sẽ được đặt sâu vào bên trong xương hàm vùng mất răng cực kỳ chắc chắn, đảm bảo chức năng ăn nhai và không bị dịch chuyển khi nói chuyện.
- Phương pháp này đảm bảo tính thẩm mỹ cao và khả năng tương thích lý tưởng.
- Ngăn ngừa hậu quả của tình trạng mất răng như viêm nướu, hôi miệng, các răng kế cận bị xô lệch, tiêu xương hàm hay sâu răng,…
- Không cần phải mài 2 răng kế cận để làm trụ nâng đỡ, từ đó giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng.
- Tuổi thọ của trụ Implant rất cao (trung bình trên 20 năm nếu đảm bảo vệ sinh tốt) nên bạn có thể yên tâm tuyệt đối.
- Quy trình vệ sinh đơn giản, nhanh gọn, phù hợp với những người thường xuyên bận rộn vì công việc.
Nhược điểm:
- Chi phí để cấy ghép trụ Implant khá cao, vì vậy không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện.
- Để thực hiện thành công kỹ thuật này đòi hỏi nha sĩ phải có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và hệ thống máy móc hiện đại.
- Tuy quy trình cấy ghép chỉ tốn từ 5 – 10 phút/1 răng nhưng thời gian để xương hàm hòa hợp và bám chắc vào chân răng giả khá lâu (trung bình từ 3 tuần – 3 tháng tùy thể trạng của mỗi người).
Qua những thông tin trên, bạn đã biết kỹ thuật trồng răng giả nào tốt nhất. Tuy vậy, nên trồng răng giả loại nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như cơ địa, nhu cầu, điều kiện tài chính,…
Các vấn đề được thắc mắc nhiều khi trồng răng giả
Trồng răng giả đã quá phổ biến những năm gần đây nhưng vẫn có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu đúng về phương pháp này. Dưới đây là thông tin giải đáp thắc mắc xung quanh cách trồng răng giả, địa điểm thực hiện cũng như chi phí.
Quy trình thay thế răng đúng kỹ thuật
Đã bao giờ bạn thắc mắc cách trồng răng hay quy trình trồng răng như thế nào là đúng và chuẩn? Các bước trồng răng giả cụ thể như sau:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn và nâng cao tỷ lệ thành công. Đặc biệt, sức khỏe răng miệng sẽ được đánh giá chuyên sâu để xem có vấn đề gì không.
- Bước 2: Vệ sinh và gây tê để đảm bảo răng mới được trồng trong một môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, thuốc tê cũng giúp giảm cảm giác đau nhức trong quá trình thay thế răng giả.
- Bước 3: Căn cứ vào vị trí và khung của răng thật trong hàm, bác sĩ lấy dấu răng, sau đó chuyển dữ liệu về hệ thống Labo phân tích. Mục đích chính là để chế tạo mão răng giả trùng khớp với răng thật đã mất và tương quan với những chiếc răng còn lại ở trên cung hàm.
- Bước 4: Trong khoảng thời gian chờ đợi các kỹ thuật viên chế tạo răng giả, bạn sẽ phải đeo răng giả tạm thời để đảm bảo chức năng ăn nhai và phát âm hàng ngày.
- Bước 5: Tiến hành thân răng cố định vào chân răng đã mài từ trước. Một chiếc răng giả đạt chuẩn phải thực hiện tốt chức năng ăn nhai, có màu sắc tự nhiên và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Bước 6: Sau khi răng được trồng thành công được khoảng 3 – 6 tháng, bạn nên tới đơn vị nha khoa để tiến hành tái khám. Qua những lần hẹn gặp này, bác sĩ sẽ đánh giá về tình trạng răng miệng của bạn, từ đó phát hiện và kịp thời xử lý những biến chứng có thể xảy ra.
Trồng răng giả có đau không?
Rất khó để trả lời chính xác câu hỏi: Trồng răng giả có đau không bởi mỗi kỹ thuật thực hiện sẽ có tác động nhất định đến cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số nhận định chuyên môn như sau:
- Hàm giả tháo lắp: Đây được xem là phương pháp trồng răng giả ít gây đau đớn nhất bởi nó không tác động đến răng kế cận, không cần phẫu thuật và có thể tách rời linh hoạt.
- Cầu răng sứ: Phương pháp truyền thống này gây cảm giác ê buốt do phải mài răng làm trụ. Cảm giác ê buốt còn có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày sau khi trồng nên những ai có cơ thể nhạy cảm cần hết sức chú ý.
- Cấy ghép trụ Implant: Phương pháp này được xếp vào nhóm tiểu phẫu với quy trình thực hiện khá đơn giản, tiết kiệm thời gian (khoảng 30 phút). Nha sĩ chỉ tác động lên vùng bị mất răng và không tác động đến các răng bên cạnh. Do đó, bạn sẽ chỉ có cảm giác tê nhẹ do thuốc trong 24 giờ đầu.
Chi phí trồng răng giả như thế nào?
Mỗi phương pháp trồng răng giả sẽ có mức chi phí khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu, đơn vị thực hiện hay phụ phí phát sinh,… Dưới đây là bảng giá được phân theo kỹ thuật cụ thể bạn nên tham khảo:
- Hàm tháo lắp: Đây phương pháp phục hình răng rẻ nhất hiện nay, chi phí được tính bằng (Số răng x Giá răng) + Giá nền hàm. Mức giá này thường dưới 10.000.000 đồng, thích hợp nhiều đối tượng.
- Cầu răng sứ: Bảng giá thông thường sẽ được tính bằng Giá răng sứ x (Số lượng răng mất + 2). Tuy nhiên, số tiền mà bạn phải chi có lớn hay không còn phụ thuộc vào chất liệu của răng. Ví dụ: Kim loại Ceramco III: 1.000.000 đồng/chiếc, răng toàn sứ Zirconia: 6.000.000 đồng/chiếc còn răng sứ Titan là 2.500.000 đồng/chiếc.
- Cấy ghép trụ Implant: Giá trồng răng giả bằng trụ Implant có giá cao nhất hiện nay, được tính bằng công thức: Giá cấy ghép Implant = Giá trụ implant + Giá Abutment + Giá ghép xương và nâng xoang (nếu phát sinh) + Giá mão răng sứ. Vì vậy, số tiền bạn phải chi trả sẽ rơi vào khoảng từ 17.000.000 – 20.000.000 đồng.
Địa chỉ trồng răng giả chất lượng, uy tín nhất hiện nay
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và an toàn khi trồng răng giả địa chỉ nha khoa uy tín. Dưới đây là một số đơn vị cung cấp dịch vụ này:
Khoa răng hàm mặt (RHM) của bệnh viện của Đại học Y HN
Nếu đang không biết trồng răng ở đâu tốt nhất, bạn có thể đến khoa RHM của bệnh viện của Đại học Y Hà Nội. Đơn vị này từ lâu đã được người dân tin tưởng với đội ngũ giáo sư, bác sĩ hàng đầu, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại.
Bạn mong muốn tìm hiểu phương pháp trồng răng thẩm mỹ tại đây có thể ghé qua địa chỉ: Số 1 đường Tôn Thất Tùng, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Khoa Răng – Hàm – Mặt trực thuộc bệnh viện Quân y 103
Bệnh viện Quân y 103 được biết đến là đơn vị trực thuộc Học viện Quân y của bộ Quốc phòng Việt Nam. Bệnh viện không chỉ là nơi tiếp nhận thăm khám, chữa trị cho các đồng chí công tác tại cơ quan nhà nước mà còn cung cấp dịch vụ cho cả người dân bình thường.
Địa chỉ: Số 1 mặt đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt – ĐH Y Dược HCM
Khoa RHM của đại học Y Dược TP.HCM chính thức được thành lập vào năm 1978 theo quyết định của Bộ Y tế, Mục tiêu hoạt động của đơn vị này là đáp ứng yêu cầu giảng dạy thực hành và phục vụ khám – chữa bệnh cộng đồng.
Dưới sự quan tâm đúng mực của Ban Giám đốc, khoa RHM có khu điều trị với quy mô 108 bộ ghế máy nha khoa hiện đại, phòng vô trùng đạt tiêu chuẩn của Pháp và rất nhiều trung tâm điều trị chất lượng cao khác.
Địa chỉ liên hệ: 217 đường Hồng Bàng, P. 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Vidental
Vidental là địa chỉ uy tín thực hiện phục hình răng thẩm mỹ như: Niềng răng, trồng răng sứ, cấy ghép implant,…. Tại đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cùng hàng loạt trang thiết bị hiện đại giúp việc làm răng hiệu quả, chuyên nghiệp và ít gây đau đớn.
Để đặt lịch khám bạn có thể liên hệ qua webisite https://vidental.vn/ hoặc hotline 0987 933 309.
Lưu ý quan trọng giúp tăng tuổi thọ của răng giả
Với những người lần đầu thực hiện kỹ thuật răng giả, việc chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng luôn là một dấu hỏi lớn. Để tăng được “tuổi thọ” cho răng giả, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:
- Vệ sinh khoa học, chải răng đều đặn 2 lần/ngày (hoặc sau mỗi bữa ăn), chú ý nghiêng bàn chải góc 45 độ nhẹ nhàng và hướng từ trong ra ngoài để làm sạch kẽ răng tốt hơn.
- Sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ toàn bộ mảng bám và vi khuẩn.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cứng, đồ ăn dai và nói không với các loại thực phẩm, nước uống có màu (trà, cà phê, nước ngọt có gas,…) vì chúng có thể khiến răng giả đổi màu.
- Không dùng răng để cắn xé hoặc mở nắp các chai/lọ vì những tác động quá mạnh dễ khiến răng bị sứt mẻ hoặc làm xô lệch phần chân trụ.
- Gạch bỏ những loại đồ ăn, nước uống có chứa nhiều đường/axit bởi những thành phần này sẽ làm mòn men răng theo thời gian.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng, từ đó xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về trồng răng, quy trình tiến hành, các kỹ thuật phổ biến cùng một số câu hỏi liên quan. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về kỹ thuật nha khoa này và địa chỉ thực hiện uy tín. Chúc bạn luôn tự tin với nụ cười rạng rỡ!
Cập nhật lúc: 4:29 AM , 16/03/2023