Trẻ em sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng tuổi thứ 6 và hoàn thiện đầy đủ lúc 2 – 3 tuổi. Tuy nhiên không phải bé nào cũng theo đúng quá trình trên, thay vào đó sẽ có những trẻ chậm mọc răng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, có ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé hay không và cha mẹ nên xử lý như thế nào?
Như thế nào là trẻ chậm mọc răng, nhận biết ra sao?
Ở trẻ nhỏ, quá trình mọc răng sữa hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc từ những tháng đầu tiên, nhưng cũng có trẻ phải sau một năm thì răng sữa mới xuất hiện. Trẻ phát triển bình thường chu kỳ mọc răng sẽ bắt đầu từ tháng thứ 6 và số răng sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4.Răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước tiên, tiếp đến là răng cửa hàm trên, răng cối sữa thứ nhất và răng nanh. Trong khoảng 2 – 3 tuổi trẻ mọc đến răng cối sữa thứ 2 cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đầy đủ gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.Nếu đến tháng tuổi thứ 13 mà vẫn chưa mọc chiếc răng nào thì có thể khẳng định trẻ chậm mọc răng. Lúc này cha mẹ nên lưu ý tới vấn đề này và tìm hiểu xem con mình có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không.
Cũng có nhiều trường hợp bé tới tháng thứ 9, 10 mới bắt đầu mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần, thì đây là do yếu tố về sinh lý cơ thể, tình trạng này không quá quan ngại. Tuy nhiên nếu bé chậm mọc răng kèm theo dấu hiệu của chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, bé kém linh hoạt,… cha mẹ cần sát sao hơn đến sức khỏe của con hoặc đưa đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm
Vì sao trẻ chậm mọc răng? Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến bé mọc răng chậm, trong đó chia ra hai nhóm chính là nhóm nguyên nhân khách quan và nhóm nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan
Với nhóm nguyên nhân chủ quan đa phần xuất phát từ các yếu tố di truyền, quá trình mang thai, bệnh nhiễm khuẩn,… cụ thể là:Do yếu tố di truyềnBạn có biết, nếu cha mẹ hoặc trong gia đình có người gặp vấn đề về mọc răng chậm thì khả năng rất cao bé cũng sẽ được di truyền yếu tố này. Khi đó cha mẹ nên chờ thêm một thời gian cho đến khi bé mọc răng.Do quá trình mang thai và sinh nởTỷ lệ trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân,… gặp phải tình trạng mọc răng chậm cao hơn ở những trẻ có quá trình sinh bình thường rất nhiều. Do đó nếu con gặp vấn đề trong quá trình mang thai và sinh nở, cha mẹ nên chú trọng việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con ngay từ đầu để đẩy nhanh quá trình mọc răng.
Do bị nhiễm khuẩn trong khoang miệngNhững trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng hay viêm lợi đều có thể dẫn đến tình trạng mọc răng chậm. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn gây hại và nấm ngứa tích tụ và tấn công khiến cho lợi, nướu bị tổn thương. Hậu quả là răng của trẻ sẽ không mọc lên được hoặc làm quá trình mọc chậm lại.Khi bị chậm mọc răng do nhiễm khuẩn khoang miệng, miệng trẻ sẽ có mùi hôi, hay tỏ ra đau đớn, khó chịu, quấy khóc. Bên cạnh đó thì một số bệnh lý về răng miệng, viêm nhiễm đặc biệt là ở vùng lợi cũng có thể gây ra việc mọc răng chậm.Do nguyên nhân bẩm sinhCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ mọc răng chậm không loại trừ nguyên nhân là do bẩm sinh và không hẳn bắt nguồn từ lý do thiếu chất. Những trẻ bị sinh non, thiếu tháng hoặc suy dinh dưỡng, thiếu câu thường có nguy cơ mọc răng chậm cao hơn so với những trẻ sinh khoẻ mạnh và đủ tháng.
Nguyên nhân khách quan
Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng chậm mọc răng ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý đó là:Do trẻ bị suy tuyến giápSuy tuyến giáp là bệnh lý có thể dẫn đến mọc răng chậm. Trong trường hợp này trẻ cần được đưa đến các trung tâm y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, bởi nó có thể gây ra cả tình trạng chậm nói, chậm đi và thừa cân, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.Do thiếu hụt vitamin DKhi thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể của trẻ không thể sử dụng canxi để xây dựng các cấu trúc xương cho răng, dẫn đến tình trạng mọc chậm răng. Đặc biệt việc thiếu vitamin D có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những trẻ sinh non. Vậy nên cha mẹ nên chú trọng tới các biện pháp tăng cường vitamin D cho trẻ, giúp hỗ trợ cho quá trình mọc răng.Trong chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D như: Cá, nấm, trứng, sữa tươi nguyên kem, phomai, yến mạch, gan bò, tôm, nước cam ép,… Ngoài ra ánh nắng mặt trời cũng là nguồn cung cấp vitamin D cực hiệu quả.
Do thiếu hụt canxi
Tương tự như vitamin D, canxi cũng là một dưỡng chất đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp tới việc mọc răng ở trẻ. Khi thiếu đi canxi, các mầm răng trở nên yếu đi, kém phát triển và không nhú dài ra được.Để bổ sung canxi thì sữa chính là nguồn cung tốt và an toàn. Trong 6 tháng đầu thức ăn của trẻ chủ yếu là sữa mẹ, do đó nếu trong quá trình cho con bú mà mẹ ăn uống thiếu chất sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi để cung cấp cho bé. Bên cạnh đó, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều photpho cũng khiến cho việc hấp thụ canxi của trẻ bị giảm đi.
Do thiếu hụt MK7
MK7 được biết đến là một loại vitamin K2 có chức năng chính là đưa canxi ở máu vào xương và răng, giúp răng trẻ mọc đều, đẹp, khoẻ mạnh. Trong nhiều trường hợp, nếu bé được cung cấp đủ vitamin D và canxi nhưng lại thiếu hụt đi MK7 thì hiệu quả cũng chỉ đạt khoảng 30% và dẫn đến việc mọc răng chậm.
Do hấp thụ quá nhiều photpho
Như đã đề cập đến ở trên, khi cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều photpho sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi. Hậu quả là khiến cho mầm răng thiếu dưỡng chất, không đủ khỏe mạnh để nhú lên khỏi nướu. Ngoài ra, khi bị dư thừa photpho, trẻ còn kèm theo các biểu hiện như suy thận, tim phình to, xơ cứng mạch máu,…
Do trẻ bị suy dinh dưỡng
Một điều hiển nhiên là khi trẻ bị suy dinh dưỡng, thể chất kém phát triển, cơ thể không tạo đủ năng lượng cho các hoạt động, sức đề kháng kém thì răng cũng sẽ thiếu đi nguồn dưỡng chất, gây ra tình trạng mọc răng chậm. Đặc biệt suy dinh dưỡng còn gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Do mắc một số bệnh lý
Nếu trẻ mắc hội chứng Down hoặc có vấn đề bất thường về tuyến yên cũng khiến cho răng mọc chậm hơn so với các trẻ phát triển bình thường.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
Trẻ chậm mọc răng có gây nguy hiểm không?
Mọc chậm răng là hiện tượng khá phổ biến và không gây nguy hiểm cho con, do đó cha mẹ không cần quá lo lắng, hay so sánh con với các trẻ khác bởi thời gian của mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. Nếu gia đình không yên tâm có thể cho bé đi chụp X-quang để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra lời tư vấn chính xác nhất.Thế nhưng cha mẹ cũng không nên xem nhẹ việc mọc răng chậm ở trẻ vì nếu hiện tượng này diễn ra quá lâu có thể dẫn đến một số biến chứng không tốt trong tương lai như:
- Răng vĩnh viễn mọc do răng sữa mọc quá chậm.
- Xuất hiện hiện tượng “hàm răng đôi” do răng sữa mọc đồng thời cùng răng vĩnh viễn, dẫn đến việc bé có 2 hàm khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, gây mất thẩm mỹ và đặc biệt là phải tiến hành nhổ sống răng sữa để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
- Răng sữa mọc chậm kéo theo việc trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn.
- Bị viêm quanh thân răng do răng nằm bên dưới bề mặt nướu.
- Bị sâu răng ngay cả khi răng vẫn còn đang nằm dưới bên dưới nướu, vi khuẩn có hại gây sâu răng trẻ em vẫn có thể phát triển. Nghiêm trọng hơn là tình trạng này có khả năng lây lan, khiến trẻ bị sâu nhiều răng cùng lúc.
Ngược lại, đối với trẻ mọc răng sớm, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn uống của con, bởi bé có thể bị đau, sốt dẫn đến mệt mỏi, kém ăn, giảm khả năng hấp thụ. Vì vậy trong giai đoạn này không nên quá lo lắng vì cân nặng của bé. Bé chậm mọc răng nên ăn gì, cha mẹ tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây nhé.
Trẻ chậm mọc răng phải làm sao?
Khi trẻ bị mọc răng muộn thì điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm chính là xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ và tìm ra nguyên nhân của vấn đề để có giải pháp khắc phục và cải thiện tình trạng này. Trong đó cần chú ý tới việc:
Thay đổi thói quen hàng ngày cho trẻ
Cha mẹ nên tạo ra một số thói quen có lợi cho sức khỏe và quá trình mọc răng cho trẻ như:
- Bổ sung thêm canxi, vitamin D và MK7 cho bé. Trong đó nên ưu tiên dùng canxi nano hơn canxi thường, bởi canxi nano có kích thước siêu nhỏ nên khả năng hấp thụ cao hơn 200 lần so với canxi thường.
- Cho trẻ và cả mẹ tắm nắng nhẹ vào buổi sáng từ lúc 1 tháng tuổi, duy trì thói quen này đều đặn cho đến khi con biết đi. Tuy nhiên chỉ nên tắm nắng trong khoảng 15-30 phút lúc nắng mới bắt đầu, tránh tình trạng ở dưới nắng quá lâu quá gắt.
Lưu ý: Trong trường hợp bổ sung dưỡng chất dưới dạng thuốc uống thì nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ và dùng với liều lượng thích hợp.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ, do đó cha mẹ cần:
- Cải thiện khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho con, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa, nhóm thực phẩm giàu vitamin D, canxi, thức ăn động vật, chất béo,…
- Thực đơn đảm bảo có đủ các yếu tố chất đường, tinh bột, chất béo, đạm, nhất là đạm động vật. Hoặc có thể nên thêm dầu ăn trong cháo hoặc bột của trẻ.
- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc ép thành nước uống hay xay cả bã cho trẻ ăn.
- Cho trẻ ăn thêm sữa chua và phomai.
- Tập thói quen cho trẻ ăn theo thời gian biểu khoa học và tránh ăn vặt.
- Cha mẹ nên tăng cường sữa 500-800ml mỗi ngày cho bé. Đặc biệt không pha sữa bằng các loại nước bột, nước rau củ, nước cháo, nước khoáng,… bởi nó có thể làm giảm việc hấp thụ canxi.
- Cho trẻ ngủ đều và đủ giấc, khuyến khích trẻ vận động để kích thích ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng.
Sử dụng thêm một số dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé
Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị ốm và phát triển cơ thể toàn diện hơn, hạn chế tình trạng con mọc răng chậm. Một số dưỡng chất quan trọng có khả năng tăng cường sức đề kháng như:
- FOS: Là chất xơ ở dạng lỏng, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá của trẻ, giúp trẻ tiêu hoá tốt, ăn ngon và hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng, phục vụ cho việc mọc răng và phát triển.
- Sữa non (colostrum): Có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh viêm nhiễm và mầm bệnh gây hại như E.coli, nhiễm khuẩn Salmonella, nhiễm khuẩn liên cầu,…
- Immune Alpha: Giúp trẻ giảm các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra còn tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột, giúp cơ thể được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để phát triển.
Cho trẻ thăm khám nha khoa
Để tránh các biến chứng xấu trong tương lai cha mẹ nên cho trẻ tới gặp nha sĩ nếu quá 12 tháng mà vẫn chưa mọc răng. Tại đây trẻ sẽ được thăm khám tổng quát, tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Ngoài ra, cha mẹ cũng nắm rõ được chính xác tình trạng răng miệng của con, sớm có biện pháp điều trị và khắc phục nếu gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.Việc thăm khám nha khoa định kỳ cho trẻ cũng rất cần thiết. Thời gian thăm khám sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như cách chăm sóc răng miệng của trẻ. Tuy nhiên thời gian thích hợp nhất được các chuyên gia khuyến cáo là 6 tháng/lần.
Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé
Cho dù chưa mọc răng nhưng cha mẹ vẫn nên quan tâm và chú trọng tới việc chăm sóc, vệ sinh khoang miệng cho bé. Bởi sau khi bú hoặc ăn thì cặn của sữa và thức ăn vẫn còn đọng lại trong miệng bé, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển, gây ra viêm lợi.Do đó cần làm sạch thức ăn thừa sau khi trẻ ăn bằng các dụng cụ chuyên dụng, lau nhẹ nhàng bằng khăn thấm nước sạch, mật ong hoặc cho trẻ uống qua nước lọc nếu đủ tháng tuổi.
Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng
Để tránh tình trạng bé mọc răng chậm quá, cha mẹ có thể tác động và đẩy nhanh quá trình này quá trình này bằng một số giải pháp sau đây:
- Mẹ trong thời gian cho con bú không nên kiêng cũ, thay vào đó nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Mỗi ngày cần bổ sung từ 2-3 ly sữa để bé có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng thông qua mẹ. Đặc biệt trong đó canxi là thành phần không thể thiếu và cần đặc biệt ưu tiên.
- Bổ sung cho bé 3 nhóm dinh dưỡng chính là dinh dưỡng để tăng trưởng ( có nhiều trong thịt, cua, tôm, cá,…), dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể (có nhiều trong thực phẩm chứa chất béo như phomai, sữa, bơ,…), dinh dưỡng bảo vệ (có nhiều trong các loại rau quả tươi, nước khoáng chứa ion,…).
- Thực phẩm trẻ ăn phải đảm bảo nguồn gốc và chỉ tiêu năng lượng, đặc biệt phải được chế biến với quy trình đảm bảo vệ sinh.
- Cho trẻ ăn thêm các loại cốm hoặc thực phẩm chức năng dành cho trẻ em để bổ sung vitamin D, canxi và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất.
- Vệ sinh sạch sẽ lưỡi và khoang miệng cho bé hàng ngày.
- Hạn chế hôn vào miệng trẻ, hoặc cho ngậm các đồ vật không được vệ sinh sạch sẽ, bởi nó có thể gián tiếp đưa vi khuẩn vào miệng trẻ, gây nên tình trạng viêm lợi khiến răng sữa chậm mọc.
- Kiêng cho bé ăn các thực phẩm có vị chua, đồ uống quá lạnh bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.
- Mẹ trong quá trình mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, hoạt động phù hợp, tránh căng thẳng, stress để đảm bảo con sinh ra không bị thiếu tháng, suy dinh dưỡng,… gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm và cách xử lý cũng như khắc phục tình trạng này hiệu quả. Hy vọng thông tin mà bài viết cung cấp có thể mang lại cho cha mẹ những kiến thức hữu ích trong hành trình nuôi dạy con, giúp con có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện nhất.
Cập nhật lúc: 9:16 AM , 16/03/2023