Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày là hiện tượng tổn thương hệ tiêu hóa đang ngày càng trở nên phổ biến. Thái độ chủ quan, thiếu kiến thức về bệnh có thể trở thành nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị đi ngược lên trên, hiện tượng này không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh đang có xu hướng ngày một tăng cao. Với hàm lượng acid mạnh mẽ, căn bệnh không chỉ gây ra những tổn thương đối với hệ tiêu hóa mà còn có khả năng gây viêm loét ở vùng niêm mạc họng, gây ra bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự nắm bắt đầy đủ kiến thức về bệnh và các biện pháp phòng ngừa. Điều này đã khiến cho trẻ dễ dàng tiếp xúc với những nguy cơ gây trào ngược. Các chuyên gia tiêu hóa đã chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Cấu tạo các cơ quan của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và chức năng chưa ổn định. Chính vì vậy, khi hoạt động cơ hoàng xảy ra rối loạn sẽ dẫn tới dịch acid trào ngược lên trên.
- Thực quản nối liền từ miệng xuống dưới dạ dày. Bên phía dưới cùng của bộ phận này có một van với chức năng mở ra khi thức ăn đi xuống và đóng lại nhằm ngăn chặn acid trào ngược. Trẻ nhỏ thường có nguy cơ suy yếu van dưới thực quản, khiến việc đóng mở không đúng thời điểm, gây ra triệu chứng trào ngược.
- Một số phụ huynh hình thành cho trẻ thói quen ăn khi nằm ngay từ lúc nhỏ, điều này sẽ khiến dịch dạ dày sẽ trào lên trên hơn.
- Trẻ 7 tuổi tính cách hiếu động nghịch ngợm nên khi ăn xong thường chạy nhảy quá mạnh, vui đùa khiến hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên kiểm soát hoạt động của bé, tránh để con nằm ngay sau khi ăn.
- Trẻ bị thừa cân béo phì có thể bị lớp mỡ chèn ép dẫn tới trào ngược dạ dày.
- Cha mẹ có tiền sử từng mắc bệnh đau dạ dày hoặc dương tính với vi khuẩn HP.
- Trẻ từng mắc một số bệnh lý dạ dày, rối loạn tiêu hóa trước đó cũng có nguy cơ mắc trào ngược cao hơn.
- Cha mẹ ép bé ăn quá nhiều hoặc lạm dụng thực phẩm chức năng, các loại thuốc bổ
Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ
Để nhận diện các biểu hiện khi trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày không quá khó khăn. Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh nên đặc biệt chú ý tới một số dấu hiệu như sau:
- Trẻ thường xuyên chán ăn, bỏ bữa hoặc tỏ ra không thích các món khoái khẩu.
- Không có dấu hiệu tăng cân hoặc sụt cân mà chưa rõ lý do.
- Khó thở hoặc thở khò khè.
- Ợ chua, ợ nóng đi kèm với dấu hiệu đầy bụng.
- Bé kêu nóng rát hoặc đau ở ngực, hay cảm thấy khó nuốt và dấu hiệu gần giống viêm họng.
- Buồn nôn sau khi ăn.
- Mất tiếng
- Hay nấc cụt, mồm có vị chua hoặc mùi hôi.
- Trẻ bị đau ở vùng thượng vị, cảm giác tăng lên khi nằm xuống.
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều tổn thương tới không chỉ hệ tiêu hóa, mà còn khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm.
Ở một số trẻ, trào ngược dạ dày thường không có biểu hiện buồn nôn. Tuy nhiên acid dịch vị vẫn có thể trào ngược lên trên thực quản, tràn vào khí quản và tăng nguy cơ tổn thương tới hệ hô hấp. Biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 7 tuổi có thể xuất hiện do sự lơ là của cha mẹ hoặc lựa chọn sai phương pháp điều trị.
Sau đây là một số biến chứng mà phụ huynh không nên chủ quan:
- Xuất huyết thực quản
- Viêm thực quản kèm theo hình thành sẹo gây hẹp thực quản, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
- Thực quản bị sưng tấy và nóng rát
- Hình thành nên các khối khối polyp trong thực quản khiến trẻ khó chịu.
- Rối loạn thần kinh
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính như viêm phổi, viêm amidan, đau họng, viêm họng hạt, viêm phổi.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lại, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé