Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày và đau họng
Tác nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày đau họng xuất phát từ các yếu tố bệnh lý và cả những yếu tố không phải bệnh lý.
Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý gây ra tình trạng này bao gồm:
- Thực quản có vấn đề: Trào ngược là dấu hiệu cho thấy do giảm trương lực cơ hoặc các đợt giãn diễn ra chớp nhoáng nhưng lại tái đi tái lại, khiến cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả.
- Dạ dày có vấn đề: Tình trạng viêm loét cũng khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, làm cho thức ăn bị tiêu hóa chậm. Từ đó sản sinh hơi và khí trong dạ dày, khiến dạ dày tiết nhiều acid và kích thích trào ngược dạ dày gây ho.
- Béo phì: Trong lượng cơ thể càng lớn càng tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới giãn nở. Đây là điều kiện thuận lợi giúp bệnh trào ngược axit diễn ra.
- Yếu tố bẩm sinh: Một số người bệnh có cơ thắt thực quản dưới yếu, bị da dạ dày, thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn,… cũng là nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày.
TÌM ĐỌC: Trào ngược dạ dày: “Cày” hết thuốc “NÀY” – thuốc “KIA” vẫn không thoát, đâu là giải pháp?
Nguyên nhân không phải bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý thì các vấn đề về tâm lý hay thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng là tác nhân gây nên căn bệnh này:
- Stress làm tăng tiết cortisol: Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài là tác nhân gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bởi tiết ra cortisol khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng lên, trương lực co bóp đẩy mạnh kích thích dịch vụ dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Những thói quen ăn uống như ăn nhanh, ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn, uống rượu bia, thuốc lá,… sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến cho dạ dày bị tổn thương. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải chứng trào ngược dạ dày đau họng.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Một số loại thuốc điều trị huyết áp như: Cholecystokinine, glucagon, aspirin,… đều có tác dụng phụ gây trào ngược dạ dày. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ho, viêm họng các các bệnh liên quan khác. Đó là lý do vì sao những người bị trào ngược dạ dày thường bị đau họng
Các triệu chứng biểu hiện của bệnh
Trào ngược dạ dày đau họng nhưng không phải tất cả các trường hợp ho đờm đều là do bệnh này. Cần phân biệt rõ ho đờm do cảm cúm hoặc những vấn đề khác với ho do trào ngược. Dựa trên các biểu hiện cơ bản, bạn có thể xác định nguyên nhân chính.
- Triệu chứng trào ngược dạ dày đau họng kéo dài: Cơn ho thường kèm theo cảm giác đầy hơi, vướng mắc ở cổ họng dẫn đến khó nuốt. Cùng với đó, bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực và thường hay tăng tiết nước bọt.
- Biểu hiện ho do cảm cúm thường ngày: Người bệnh bị ho kèm theo chảy nước mũi, buồn ngủ và đau nhức đầu, phần cơ.
Ngoài ra, trào ngược dạ dày đau họng và hôi miệng là những dấu hiệu điển hình để phân biệt bệnh này. Axit dạ dày kèm theo vi khuẩn tấn công vòm họng và niêm mạc miệng làm hình thành đờm và gây ra mùi hôi rất khó ngửi.
Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Lương y
- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường
- Gần 20 năm khám chữa bệnh bằng YHCT
Các biến chứng của căn bệnh này
Bệnh trào ngược dạ dày đau họng cần được khám và điều trị từ sớm. Nếu không, nó dễ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đó là:
- Ho mãn tính: Ho mãn tính dễ xuất hiện ở người bị trào ngược dạ dày đau họng kèm ho có đờm. Tình trạng bệnh còn có xu hướng trầm trọng hơn theo thời gian.
- Viêm họng: Bệnh nhân bị đau họng do trào ngược dạ dày còn tiềm ẩn nguy cơ viêm họng cao. Axit dạ dày trào lên làm vòm họng bị viêm, đau và sưng tấy. Khi phản ứng ho xảy ra, các tổn thương càng trở nên trầm trọng.
- Viêm họng hạt: Trào ngược dạ dày gây viêm họng hạt là một biến chứng xảy ra khi bệnh diễn biến lâu ngày hoặc tái phát nhiều lần.
- Viêm thực quản: Khi bị trào ngược, đau họng, ho có đờm, bệnh nhân cũng dễ mắc bệnh viêm thực quản. Bởi lẽ, axit dạ dày trào qua cơ vòng sẽ làm tổn thương thực quản. Ở mức độ nghiêm trọng, thực quản của bạn còn bị sẹo và co hẹp lại.
- Trào ngược dạ dày gây hội chứng khó thở: Những vết sẹo ở thực quản không chỉ làm nó hẹp lại mà còn khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi thở và nuốt.
Có thể thấy, hầu hết các biến chứng của bệnh đều không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên lơ là cảnh giác với bệnh trào ngược.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày đau họng
Những đối tượng bị trào ngược dạ dày cần đi thăm khám cụ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, kiểm tra và có phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân phù hợp nhất để tránh biến chứng có thể xuất hiện.
Thuốc Tây chữa bệnh trào ngược dạ dày
Thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày đau họng được xem là biện pháp chữa trị tiện lợi được nhiều người áp dụng. Ưu điểm chính là là tính tiện dụng, tác dụng ngay lập tức, không phải chịu những cơn đau đớn, khó chịu do trào ngược gây ra.
Tuy nhiên có ưu điểm thì cũng phải có những nhược điểm nhất định. Tây y cần được dùng đúng theo chỉ định và liệu trình của bác sĩ, việc tự ý mua thuốc uống có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời bạn cũng không nên quá lạm dụng, mặc dù hiệu quả nhanh nhưng đối tượng sử dụng thuốc Tây chữa bệnh lại có nguy cơ tái phát cao hơn những hình thức điều trị khác.
XEM NGAY: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày “10 người dùng, 9 người khỏi” được đánh giá cao [KHÔNG NÊN BỎ LỠ]
Những loại thuốc Tây chữa trào ngược được chỉ định kê đơn nhiều nhất bao gồm:
- Thuốc kháng axit: Magiê Hydroxit, Hydroxit nhôm, Canxi Cacbonat, Sodium Bicarbonate. Nhóm thuốc này có tác dụng chính là trung hòa lượng axit dạ dày, cải thiện triệu chứng.
- Thuốc chẹn H2: Ức chế quá trình sản sinh axit ở thành dạ dày. Một số loại như: Nizatidine, Famotidine, Ranitidine, Cimetidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Pantoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole,… cải thiện nhanh những triệu chứng do trào ngược dạ dày.
BẠN BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ĐAU HỌNG KÉO DÀI?
CHUYÊN GIA SẼ TƯ VẤN CHO BẠN CÁCH ĐIỀU TRỊ AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Cập nhật lúc: 10:06 AM , 04/04/2023