Thuốc trị viêm xoang sàng nào là tốt nhất? Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị viêm xoang sàng khác nhau. Mỗi loại đều tồn tại ưu, nhược điểm nhất định. Ba loại phổ biến nhất mọi người thường lựa chọn chữa trị là điều trị viêm xoang sàng bằng Tây y, các mẹo dân và Đông y. Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu chi tiết từng công dụng và lưu ý của các phương pháp trên qua bài viết sau.
Thuốc trị viêm xoang sàng bằng Tây y
Viêm xoang sàng là một bệnh lý hô hấp quen thuộc ở các nước nhiệt đới. Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều do tác nhân từ virus, vi khuẩn gây ra. Vì vậy, việc sử dụng thuốc trị viêm xoang sàng sẽ làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu.
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bị viêm xoang sàng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Đơn thuốc điều trị viêm xoang sàng có thể bao gồm các loại:
Thuốc xịt mũi trị viêm xoang chứa corticoid
Tác dụng chính của việc sử dụng thuốc xịt mũi là làm giảm tình trạng ngứa, chảy nước mũi. Thuốc chứa corticoid còn thêm khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Từ đó làm dịu niêm mạc và loại bỏ chất gây dị ứng trong khoang mũi.
Người bệnh nên cẩn thận trọng khi sử dụng thuốc vì corticoid có thể gây tác dụng phụ. Do đó, bạn chỉ điều trị trong thời gian ngắn với liều lượng do bác sĩ chỉ định. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.
Nhóm thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc này có ưu điểm ức chế nhanh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, kháng sinh sẽ cải thiện các triệu chứng do nhiễm trùng gây ra. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến thường được sử dụng là: Penicillin G (Benzylpenicillin), Erythromycin và Azithromycin, Amoxicillin (+ Acid clavulanic/clavulanate),…
Mặc dù hiệu quả của thuốc kháng sinh trị viêm xoang rất nhạy nhưng chúng cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ. Sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc sẽ gây ra một số biến chứng như: nhờn thuốc, dị ứng, viêm dạ dày,… Do đó, bệnh nhân chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn từ bác sĩ.
Thuốc giảm đau, chống viêm
Khi vi khuẩn tích tụ, hình thành các ổ viêm trong khoang mũi, chúng sẽ gây đau rát và khó thở. Một số trường hợp nặng hơn còn kèm theo sốt cao. Vì vậy, các loại thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm như Paracetamol hay Aspirin, Diclofenac… là lựa chọn tối ưu.
Tuy nhiên, lạm dụng thuốc để chữa viêm xoang có thể dẫn tới tình trạng:
- Đau dạ dày
- Ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu
- Rối loạn nhu động ruột
- Ảnh hưởng tới gan
Vậy nên, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh chỉ sử dụng các loại thuốc này trong tối đa là 5 – 7 ngày. Liều lượng do người có chuyên môn trực tiếp chỉ định.
Thuốc kháng Histamin
Thuốc được phân làm 2 dạng là xịt và viên nén. Tùy vào mức độ dị ứng của từng người, bác sĩ sẽ kê đơn dùng dạng xịt hoặc uống thuốc. Tuy nhiên, người già và người có tiền sử với bệnh viêm phổi cần thận trọng khi sử dụng.
Chữa viêm xoang bằng thuốc Tây có tác dụng nhanh và tỉ lệ tái phát thấp. Tuy nhiên thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ đối với gan, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh nếu sử dụng quá liều.
Trong một số trường hợp bệnh nặng, bác bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp được áp dụng khi việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả hay bệnh tái phát nhiều lần trong năm. Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh cũng có nguy cơ gặp các biến chứng như chảy máu, biến dạng sống mũi, hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây mù, tổn thương não.
Chữa viêm xoang sàng bằng mẹo dân gian tại nhà
Mẹo chữa viêm xoang sàng tại nhà bằng dân gian là phương pháp sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nhằm đẩy lùi các triệu chứng viêm nhiễm khó chịu của bệnh. Một số bài thuốc thường dùng gồm:
- Chữa viêm xoang sàng bằng gừng: Gừng có tính chất chống viêm, có đặc tính giảm đau, giúp chữa lành vết thương do viêm xoang. Người bệnh có thể tự làm trà gừng uống hàng ngày hoặc nhai gừng tươi hay thêm gừng vào các món ăn.
- Chữa viêm xoang sàng bằng giấm táo: Giấm táo có chứa kali giúp ngăn chặn việc hình thành chất nhầy. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1, đun nóng rồi xông mũi hàng ngày.
- Chữa viêm xoang sàng bằng nghệ: Nghệ rất giàu curcumin có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Người bệnh có thể trộn nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi ngậm trong ½ thìa cà phê trong cổ họng 15 phút rồi nuốt. Thực hiện 4-5 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Chữa viêm xoang sàng hiệu quả bằng lá lốt: Các nghiên cứu chỉ ra trong lá lốt có 2 thành chính là piperin và piperidin (dạng tinh dầu). Đây là hợp chất có khả năng tiêu viêm và giảm sưng tấy hiệu quả gần như thuốc kháng sinh. Hơn nữa, theo Đông y, lá lốt tính ấm, vị cay, có tác dụng hạ khí, trừ tà thấp,… Vì vậy, người bệnh có thể xay nhuyễn hoặc giã nát lá lốt để chắt lấy nước cốt, xịt dung dịch vào 2 bên mũi ngày 2 lần.
- Chữa viêm xoang sàng bằng rượu gấc: Khi nhắc tới các bài thuốc dân gian trị viêm xoang tại nhà, không thể không kể đến bài thuốc từ rượu gấc. Trong hạt gấc chứa nhiều thành phần khác nhau như xenluloza, tanin, protein,… Đây đều là hoạt chất có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, hạt gấc kết hợp với rượu sẽ làm tiêu viêm, thông thoáng đường mũi. Từ đó người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ tốt quá trị điều trị.
Nhìn chung, cách trị viêm xoang sàng bằng các bài thuốc dân gian khá an toàn và lành tính. Hầu hết mọi đối tượng đều có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, các bài thuốc không có tính đặc trị cao nên chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, chưa diễn biến phức tạp. Hiệu quả của thuốc cũng phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa của người bệnh.
Việc sử dụng đơn lẻ từng loại dược liệu khó có được tác động toàn diện từ gốc tới ngọn. Vì vậy, các bài thuốc Đông y sẽ là phương pháp chữa bệnh hiệu quả đối với mọi bệnh nhân.
Thuốc Đông y trị viêm xoang sàng
Theo Đông y, nguyên nhân dẫn tới viêm xoang là do ngoại tà xâm nhập, phế hư, thận âm hư … gây mất cân bằng âm dương. Từ đó can mộc sinh phế kim, cơ thể mất sức đề kháng, dồn đọng ở mũi dẫn đến viêm xoang.
Ngoài ra, Đông y điều trị bệnh cũng dựa trên nguyên tắc cân bằng âm dương. Khi âm dương ổn định, hỏa tự yên vị, chính khí vững hơn, sức đề kháng được cải thiện từ đó ngăn ngừa bệnh quay trở lại hiệu quả. Một số bài thuốc người bệnh có thể áp dụng đó là:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 9g phòng mộc (tân di hương), 10g bạch chỉ, 7g băng hầu úy (bạc hà), 15g nghiệt mộc
- Cách sử dụng: Cho hết các vị trên vào ấm sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Gạn thuốc sắc lần 1 ra và sắc thêm một lần tương tự như trên. Cuối cùng trộn số thuốc thu được ở cả 2 lần vào với nhau và chia 3 lần uống trong ngày
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: Hồ tẩm tử (ké đầu ngựa) 20g, lan hòe 6g, điềm ngải 30g, già tô 10g, tiểu tân 4g, gạo tẻ 60g, 2 thìa đường trắng
- Cách sử dụng: Sắc kỹ các vị thuốc lấy 300ml nước. Sau đó, gạn nước thuốc đem hầm chung với gạo thành cháo, thêm đường vào quậy tan. Ăn hết một lần thay thế cho bữa sáng hoặc các bữa khác trong ngày. Mỗi một liệu trình nên dùng khoảng 1 tuần liên tục.
Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: Thương nhĩ 15g, nghinh xuân 25g, thần hươu 50g, băng hầu úy 5g
- Cách sử dụng: Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào chảo nóng sao khô, nghiền thành bột mịn. Để trị viêm xoang lấy một ít bột thuốc hít vào mũi với tần suất 3 – 4 lần trong ngày.
Bài thuốc 4:
- Chuẩn bị: 16g kim ngân hoa, 16g trư cao mẫu, 16g hồ tẩm tử, 16g ngư tinh thảo, 12g dương cửu, 8g chi tử
- Cách sử dụng: Sắc thuốc cùng 500ml nước. Khi ấm thuốc sôi vặn bếp nhỏ lửa và canh cho đến khi nước cạn còn 1/2. Gạn thuốc ra chia uống làm 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.
Cách phòng bệnh viêm xoang sàng
Khi đã bị viêm xoang sàng thì sẽ khả năng tái phát là khá cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn nên thực hiện các biện pháp đơn giản và hiệu quả để chủ động phòng ngừa viêm xoang sàng.
- Giữ ấm cơ thể, bảo vệ đường hô hấp trước sự thay đổi của thời tiết giao mùa. Có thể sử dụng khăn choàng, mũ, khẩu trang.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với giàu vitamin, thực phẩm sạch xanh trọng thực đơn hàng ngày.
- Ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái đồng thời có chế độ luyện tập thể thao hiệu quả nâng cao sức khỏe.
- Nếu làm việc trong môi trường có máy điều hòa thì không nên để nhiệt độ quá lạnh và trước khi ra vào phòng nên điều chỉnh để nhiệt độ phòng không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời .
- Dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống, nơi làm việc thường xuyên để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm vì có khả năng gây nên tình trạng dị ứng như khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá,…
- Khi bắt đầu có các triệu chứng nghi ngờ viêm xoang sàng, người bệnh cần đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc uống dùng trong điều trị viêm xoang sàng rất hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng những hướng dẫn về cách dùng, liều dùng và tần suất sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chú ý những dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm để được xử trí kịp thời.
XEM THÊM