Với người bệnh thoái hóa khớp gối, việc chọn lựa đúng loại thuốc có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể. Người bệnh có thể tìm thấy các thông tin chi tiết để trả lời cho câu hỏi “Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì” trong bài viết này.
Khi nào cần dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối?
Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối có thể được kê đơn để giảm đau và cải thiện vận động. Thuốc được sử dụng thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Người bệnh nên xem xét đến việc uống thuốc khi gặp các tình trạng cụ thể như:
- Xuất hiện triệu chứng nặng như đau, sưng và giảm khả năng vận động.
- Ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, leo cầu thang, lao động.
- Tình trạng viêm nhiễm nặng cần xử lý bằng thuốc.
- Bệnh không thuyên giảm khi đã áp dụng các biện pháp như thay đổi lối sống, tập thể dục và chế độ dinh dưỡng.
Dưới đây là 11 loại thuốc uống điều trị thoái hóa khớp gối người bệnh có thể tham khảo.
Nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên không có khả năng cải thiện tình trạng sụn, không điều trị được gốc rễ và loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc này khá an toàn khi được sử dụng đúng liều đã khuyến cáo.
Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm phổ biến hiện nay là:
1. Paracetamol
Thành phần chính: Paracetamol.
Công dụng: Thuốc dùng để điều trị các cơn đau từ nhẹ tới trung bình như đau do tổn thương mô mềm, thoái hóa khớp, viêm xương khớp.
Liều dùng:
- Người lớn: Liều khuyến nghị là 0,5 – 1g/lần, dùng mỗi 4 – 6 tiếng một lần; tối đa là 4g/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Trung bình từ 10 – 15 mg/kg trong 4 – 6 tiếng, dùng tối đa 5 liều trong 24 tiếng.
Tác dụng phụ: Nổi ban da, buồn nôn, nôn, giảm bạch cầu, mề đay, sưng phù, phồng rộp, bong da.
Chống chỉ định:
- Người dị ứng với các thành phần trong thuốc Paracetamol.
- Phụ nữ đang cho con bú, đang có bầu.
- Người có bệnh về thận, gan và tim mạch.
- Tiền sử nghiện rượu bia.
Giá bán tham khảo: 400.000 đồng/ lọ.
2. Diclofenac
Thành phần chính: Diclofenac.
Công dụng: Điều trị triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên, đau vai cấp, thoái hóa khớp, viêm khớp do gút.
Liều dùng:
- Người lớn: Dùng 100 – 150mg/ngày, chia thành 2 – 3 lần. Thể bệnh nhẹ duy trì dùng liều 75 – 100mg/ ngày. Tối đa 150mg/ ngày.
- Trẻ từ 1 – 18 tuổi: Tùy vào mức độ bệnh, có thể dùng từ 2 – 3mg/ngày, chia 2 – 3 lần/ ngày.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, chán ăn, chướng bụng, khó tiêu, bồn chồn, nhức đầu, ù tai, dị ứng, phù da, viêm mũi, tụt huyết áp, ngủ gật, nhìn mờ, co thắt phế quản, đau nhức mắt.
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Diclofenac.
- Người bị loét dạ dày tá tràng.
- Người bệnh suy tim, gan hoặc suy thận.
- Người có bệnh mạch máu não, thiếu máu cục bộ.
- Người bị hen phế quản, viêm mũi cấp.
- Những phụ nữ ở 3 tháng cuối cùng của thai kỳ.
Giá bán tham khảo: 74.000 đồng/ hộp.
3. Ibuprofen
Thành phần chính: Ibuprofen.
Công dụng: Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, làm giảm triệu chứng các trường hợp thấp khớp mãn tính, viêm dính khớp cột sống, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp, viêm gân cơ, đau vai cấp, đau thắt lưng.
Liều dùng:
- Trong trường hợp giảm đau: Uống 0,5 – 1 viên, uống tiếp sau 4 – 6 tiếng nếu cần. Ngày uống tối đa 3 viên.
- Điều trị thấp khớp: Uống mỗi lần 2 viên, tối đa 3 lần/ ngày.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, khó tiêu, đau đầu, ban đỏ, phù, sần da, ngứa ngáy,…
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với hoạt chất ibuprofen và các thành phần có trong thuốc.
- Người bị bệnh loét dạ dày tá tràng tiến triển, xuất huyết tiêu hóa, suy gan, thận hư.
- Người bị suy gan, suy thận và suy tim.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ 3 tháng cuối.
- Nhóm người cao tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống.
Giá bán tham khảo: 98.000 đồng/ hộp.
4. Naproxen
Thành phần chính: Naproxen Natri, Naproxen, Acid Propionic.
Công dụng: Là loại thuốc chống viêm không steroid được chỉ định cho các trường hợp thoái hóa khớp gối, viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm đốt sống dạng thấp.
Liều dùng:
- Người lớn: 500mg – 1g mỗi ngày, chia thành 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.
- Trẻ em: Trẻ em 2 – 18 tuổi, dùng từ 5 – 7,5 mg/kg Naproxen, chia 2 lần/ngày (tối đa 1000 mg/ngày).
Tác dụng phụ: Đầy hơi, ợ hơi, khó chịu dạ dày, ợ nóng, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, ù tai, nhức đầu, căng thẳng, ngứa, da nổi phát ban, sốt, nhức đầu, vàng da, chán ăn, ngứa ran, tăng huyết áp, mệt mỏi,…
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn cảm với thành phần thuốc naproxen hoặc các loại thuốc NSAID.
- Người từng có tiền sử xuất huyết, thủng tiêu hóa.
- Người bị loét dạ dày tá tràng.
- Người suy thận – tim nặng.
- Có triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen, mề đay.
- Người cao tuổi, tăng huyết áp.
- Phụ nữ đang trong những tháng cuối thai kỳ.
Giá bán tham khảo: 300.000 đồng/ lọ 400 viên.
5. Diacerein
Thành phần chính: Diacerein.
Công dụng: Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối tác dụng chậm Diacerein giúp hỗ trợ thuyên giảm đau, sưng khớp và làm chậm diễn tiến của bệnh.
Liều dùng: Liều lượng thông thường là 50mg/ ngày trong vòng từ 2 – 4 tuần đầu tiên. Sau đó có thể tăng liều lên 50mg mỗi lần, uống 2 lần/ngày.
Tác dụng phụ: Tiêu chảy, đau bụng đầy hơi, đi ngoài phân sống, phát ban, ngứa ngáy, nước tiểu màu vàng sậm, tăng men gan.
Chống chỉ định:
- Người dị ứng với thành phần của thuốc Diacerein.
- Phụ nữ đang cho con bú và trong kỳ mang thai.
- Bệnh nhân trên 65 tuổi.
- Trẻ dưới 15 tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống.
- Bệnh nhân suy thận, gan.
Giá bán tham khảo: 150.000 đồng/ hộp.
6. Mephenesin
Thành phần chính: Mephenesin.
Công dụng: Hỗ trợ giảm cơn đau co cứng cơ nhanh chóng của bệnh thoái hóa đốt sống, rối loạn tư thế cột sống, đau thắt lưng, vẹo cổ, đau thắt lưng và đau lưng.
Liều dùng: Thông thường từ 1,5g – 3g/ ngày, chia 3 lần.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi, khó thở, yếu cơ, đau người, bực tức, táo bón, tiêu chảy, nổi mẩn, ngủ gà, phát ban, hạ huyết áp, ngủ gà, ảo giác.
Chống chỉ định:
- Trẻ dưới 15 tuổi.
- Người bị dị ứng các thành phần của thuốc Mephenesin.
- Người mắc chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Giá bán tham khảo: 40.000 đồng/ hộp.
7. Eperisone (Motrin)
Thành phần chính: Eperisone.
Công dụng: Eperisone thuộc nhóm thuốc giãn cơ, nằm trong nhóm danh sách câu trả lời của câu hỏi: Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì? Thuốc hoạt động với cơ chế giúp thư giãn các cơ vân, cơ trơn mạch máu, tăng giãn mạch, giảm rối loạn lực cơ, cải thiện tình trạng co cứng sụn khớp. Chỉ định trong điều trị hội chứng đốt sống cổ, đau thắt lưng, thoái hóa khớp, viêm quanh khớp.
Liều dùng: Liều trung bình 150mg/ ngày, chia 3 lần.
Tác dụng phụ: Mất ngủ, run tay chân, tê cứng chân tay, ngủ gà, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, vã mồ hôi, đỏ mặt, rối loạn tiết niệu, choáng váng , thiếu máu, phát ban, sốc.
Chống chỉ định:
- Không khuyến khích sử dụng thuốc với đối tượng là phụ nữ cho con bú, đang mang thai.
- Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Eperisone.
- Người có tiền sử không dung nạp với Eperisone.
- Người cao tuổi và trẻ em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Giá bán tham khảo: 210.000 đồng/ hộp.
8. Methotrexate (Amethopterin)
Thành phần chính: Methotrexate.
Công dụng: Là thuốc ức chế miễn dịch, được sử dụng như một thuốc chống thấp khớp (viết tắt là DMARD). Chuyên dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp thể hoạt động, không dung nạp hoặc không đáp ứng các thuốc chống viêm thông thường và viêm đa khớp tự phát thiếu niên. Giúp giảm viêm, chặn đứng cơn đau, ức chế hệ miễn dịch và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Liều dùng: Mới dùng uống 7,5mg mỗi tuần. Hoặc uống 1 lần hoặc chia 3 lần 2.5mg/ lần sau mỗi 12 tiếng. Có thể tăng liều hàng tuần, tối đa không quá 20mg/ tuần và giảm liều tương ứng theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, nhiệt miệng, chán ăn, tiêu chảy, rụng tóc, giảm bạch cầu, tiểu cầu, tăng enzym gan ngứa ngáy, chảy máu mũi, xơ phổi, loét âm đạo, lú lẫn, trầm cảm, liệt dương.
Chống chỉ định:
- Người bị suy gan, suy thận.
- Người rối loạn chức năng gan hoặc suy dinh dưỡng.
- Người bị suy giảm miễn dịch.
- Người nghiện rượu bia, đang bị xơ gan hoặc viêm gan.
- Người thiếu máu nghiêm trọng, giảm tiểu cầu, bạch cầu, giảm sản tủy xương.
- Người bị tràn dịch màng phổi, cổ chướng.
- Người nhạy cảm với thành phần của thuốc Methotrexate.
Giá bán tham khảo: 480.000 đồng/ hộp.
9. Mebilax 7.5mg
Thành phần chính: Meloxicam.
Công dụng: Chứa hoạt chất Meloxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) được chỉ định để điều trị các triệu chứng đau nhức cấp tính và mãn tính bệnh viêm đau xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp.
Liều dùng: Liều thông thường là 15mg/ ngày. Tùy thuộc tình trạng, có thể giảm liều xuống 7,5mg/ ngày.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy, thiếu máu, loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân bị suy thận nặng.
- Trẻ dưới 18 tuổi.
- Người dị ứng với các thành phần của thuốc Mebilax 7.5mg.
- Người dị ứng với thuốc NSAIDS hoặc aspirin.
- Người suy gan, thận.
- Người bị hen phế quản, phù mạch thần kinh, chảy máu dạ dày.
- Phụ nữ có bầu và đang cho con bú.
Giá bán tham khảo: 16.000 đồng/ hộp.
Thuốc hỗ trợ phục hồi, bảo vệ sụn khớp
Các loại thuốc này thường được sử dụng kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng giúp giảm đau, phục hồi, tái tạo và bảo vệ cấu trúc sụn khớp, hoạt dịch, từ đó tăng cường tối đa hiệu quả điều trị.
1. Glucosamine sulfate
Thành phần chính: Glucosamine Amino – Saccharide.
Công dụng: Có tác dụng sửa chữa các mô sụn bị hư hỏng, phục hồi cấu trúc sụn khớp,cải thiện khả năng hấp thụ canxi, ức chế các tác nhân gây phá hủy sụn khớp, chống thoái hóa, giảm khô khớp, tăng cường sản xuất và nâng cao chất lượng dịch khớp.
Glucosamine giúp giảm viêm, hỗ trợ phát triển các mô giữa sụn và khớp. Được chỉ định trong các trường hợp viêm xương khớp, thoái hóa khớp gối, loãng xương.
Liều dùng: Liều khuyến cáo 200 – 1500mg/ngày. Nên duy trì sử dụng trong 2 – 3 tháng liên tục.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, táo bón, ngủ gà, vàng da, đau đầu, hen suyễn, tăng áp lực nội nhãn, tăng cholesterol.
Chống chỉ định:
- Người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Những người quá mẫn cảm với các thành phần trong thuốc Glucosamine.
- Người đang điều trị bệnh tiểu đường.
- Người bị bệnh rối loạn đông máu, huyết áp cao.
- Người bị dị ứng với hải sản.
Giá bán tham khảo: 600.000 đồng/ hộp.
2. Chondroitin sulfate
Thành phần chính: Nhôm silicat, Chondroitin, Natri saccharin.
Công dụng: Ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, kích thích sự tổng hợp, tăng cường tái tạo sụn khớp, giảm lão hóa tế bào sụn, tăng cường tốc độ hấp thụ canxi của khớp, bảo vệ và chống thoái hóa sụn.
Liều dùng: Thích hợp dùng 1000 – 1200 mg/ngày, chia 1 hoặc 2 lần trong ngày.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, đau dạ dày nhẹ, rụng tóc, sưng mí mắt, ban đỏ, ngứa, dị ứng, chóng mặt, nhịp tim không đều, rối loạn da và mô dưới da.
Chống chỉ định:
- Có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc Chondroitin.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Người mắc bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân mới trả qua phẫu thuật, người bị bỏng diện rộng.
Giá bán tham khảo: 1.400.000 đồng/ hộp.
Đơn thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Đơn thuốc điều trị thoái hóa khớp gối sẽ được bác sĩ kê phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Dưới đây là đơn thuốc kèm liều lượng tham khảo cho bệnh nhân điều trị thoái hóa khớp gối.
Các loại thuốc trị triệu chứng
Xét theo việc điều trị và tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê một trong những loại thuốc sau:
Thuốc chống viêm giảm đau:
- Diclophenac: 75mg mỗi ngày, tiêm bắp sâu trong khoảng 2 – 5 ngày.
- Piroxicam: 20mg mỗi ngày, tiêm bắp sâu trong khoảng 2-5 ngày.
- Paracetamol: 0,5g, uống từ 2-4 viên mỗi lần, chia 2 lần mỗi ngày sau khi ăn.
Thuốc chống thoái hóa, phục hồi khớp:
- Chondroitin: Uống 800mg mỗi ngày, chia 2 lần.
- Glucosamin: Uống từ 1200 – 1500mg mỗi ngày, chia 2 lần sau ăn. Dùng chung với Chondroitin: uống 1200mg mỗi ngày, chia 3 lần.
Chỉ định thuốc khi có đau khớp
Khi có triệu chứng đau khớp, bác sĩ có thể chỉ định:
Thuốc giảm đau:
- Paracetamol: Dùng từ 1g – 2g mỗi ngày.
- Nhiều trường hợp có thể kết hợp các thuốc giảm đau bậc 2 như: Paracetamol phối hợp dùng với Tramadol, liều lượng dùng từ 1g-2g mỗi ngày.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):
Sử dụng một trong các loại thuốc NSAIDS sau:
- Etoricoxib: Dùng 30mg – 60mg mỗi ngày.
- Celecoxib: 200mg mỗi ngày.
- Meloxicam: 7,5-15mg mỗi ngày.
Các loại thuốc chống viêm khác:
- Diclofenac: 50-100mg mỗi ngày.
- Piroxicam: 20mg mỗi ngày.
Thuốc bôi điều trị ngoài da:
Bôi tại vùng khớp đau 2 – 3 lần mỗi ngày, có thể sử dụng các loại gel như Voltaren Emugel với tác dụng giảm đau và ít tác dụng phụ.
Tiêm nội khớp:
- Hydrocortison acetat: Mỗi lần tiêm cách nhau 5 – 7 ngày, không nên vượt quá 3 mũi tiêm mỗi đợt và không nên tiêm quá 3 đợt trong một năm.
- Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate: Tiêm mỗi mũi cách nhau 6 – 8 tuần, không nên tiêm quá 3 đợt một năm để tránh tổn thương sụn khớp.
- Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronate: Tiêm 1 ống mỗi tuần trong 3 – 5 tuần liền kề.
Thuốc điều trị triệu chứng tác động chậm (SYSADOA)
- Diacerein: Uống từ 50mg mỗi ngày trong 2 – 4 tuần đầu tiên.
- Tiêm Hyaluronic Acid: 1 ống 2 – 2,5ml mỗi tuần trong 5 tuần liên tục.
Cần lưu ý gì khi uống thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối mang lại tác dụng nhanh và hiệu quả. Tuy vậy nếu người bệnh tự ý sử dụng thuốc có thể gặp nhiều tác dụng phụ không đáng có. Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc đó là:
- Người bệnh cần nói rõ cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đang sử dụng. Điều này sẽ tránh tình trạng tương tác kỵ nhau giữa các loại thuốc.
- Liều dùng của các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn liều dùng cụ thể.
- Không nên lạm dụng dùng thuốc kéo dài để tránh tác dụng không mong muốn.
- Tuân thủ sử dụng thuốc đúng và đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ (liều lượng, thời gian).
- Không tự ý ngưng thuốc đột ngột vì có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.
- Khi bạn quên uống một liều thuốc, hãy uống lại trong thời gian sớm nhất. Nếu gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua và dùng liều kế tiếp vào thời gian đã được chỉ định. Tuyệt đối không dùng được gấp đôi liều đã quy định.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc trên bao bì.
- Khi bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường trong lúc uống thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ.
- Nếu bạn đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai hãy thông báo cho bác sĩ để nhận hướng dẫn dùng thuốc phù hợp.
- Đến khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Trên đây là gợi ý 11 loại thuốc được các chuyên gia trả lời cho câu hỏi Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì của người bệnh. Lưu ý, những thông tin về trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đầy đủ về loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng và các liệu pháp phù hợp cho tình trạng thoái hóa khớp gối.
Câu hỏi thường gặp
Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Vì nguyên nhân khởi phát một phần do lão hóa nên chỉ bệnh chỉ có thể điều trị kiểm soát và phòng ngừa. Người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối có thể tham khảo các loại thuốc như: Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate, Piascledine, Diacerein,…
Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối nào.
Một số địa điểm và phương thức mua thuốc điều trị thoái hóa khớp mà người bệnh có thể tham khảo là:
- Mua thuốc trực tiếp từ nhà thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Bệnh viện hoặc phòng mạch.
- Nhận thuốc online từ các nhà thuốc trực tuyến có cung cấp dịch vụ gửi đến tận nhà.
- Các cửa hàng dược phẩm.
Người bệnh cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ và chỉ nên mua tại các nguồn uy tín. Không được tự ý áp dụng bất kỳ liệu pháp nào không theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế.