Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những vấn đề tiêu biểu về sức khỏe của hệ tiêu hóa, gây ra không ít bất tiện và lo lắng cho những người mắc phải. Với những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón và khó chịu trong dạ dày, việc điều trị IBS trở thành một mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc phù hợp với từng trường hợp cụ thể có thể là một khó khăn. Bài viết này, sẽ giới thiệu đến bạn top 7 thuốc trị hội chứng ruột kích thích tốt nhất hiện nay.
Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì? Top 7 thuốc tốt nhất
Hội chứng ruột kích thích cho đến hiện nay vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, chưa có phương pháp nào có thể giúp bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn. Muốn giảm thiểu những triệu chứng khó chịu như đau quặn bụng, thay đổi tần suất đại tiện,… người bệnh thường sẽ được kê những loại thuốc hỗ trợ phù hợp với cơ thể. Nếu bạn cũng đang gặp phải căn bệnh này, hãy tham khảo một số loại thuốc dưới đây:
1. Điều trị hội chứng ruột kích thích với Decolic 24mg
Thuốc Decolic 24mg được biết đến là loại thuốc hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hoá. Đặc biệt trong đấy phải kể đến là ruột kích thích, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, thoát vị khe thực quản, viêm tá tràng, loét dạ dày tá tràng,….
Thành phần chính có trong thuốc là Trimebutin maleat 24mg. Thành phần này khi đi vào cơ thể sẽ chống co thắt tác dụng trên cơ, từ đó điều chỉnh sự vận động của hệ thống tiêu hóa. Đồng thời kích thích sự vận động ở ruột và ức chế các chuyển động xảy ra khi bị kích thích. Decolic 24mg được bào chế dưới dạng bột uống, liều uống thông thường là ngày 3 lần, mỗi lần 3 gói. Giá thành sản phẩm đang khoảng 60.000 đồng/hộp 20 gói.
2. Mebeverine 135mg
Mebeverine 135mg là loại thuốc thường dùng để điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như viêm niêm mạc đại tràng, viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích,…
Thuốc có thành phần chính là Mebeverine – Hoạt chất chính của Colofac 135mg, thuộc vào nhóm thuốc giảm co thắt cơ trơn. Khi vào cơ thể, thành phần này sẽ tác dụng trực tiếp lên cơ trơn của đại tràng, từ đó giúp giảm các cơn co thắt và đau bụng.
Mebeverine 135mg đã được đánh giá là có hiệu quả chỉ sau vài phút sử dụng, ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Mỗi ngày, bệnh nhân chỉ cần uống 1 viên Mebeverine 135mg, uống 3 lần mỗi ngày vào trước bữa ăn khoảng 20 phút. Giá thành tham khảo của sản phẩm là 30.000 đồng/hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
3. Chữa dứt điểm hội chứng ruột kích thích với Avarino
Avarino là một loại thuốc trị co thắt, triệu chứng ruột kích thích đến từ Thái Lan, được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Thành phần chính có trong thuốc phải kể đến là Simethicone hàm lượng 300 mg và Alverine citrate hàm lượng 60mg. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế các tác nhân gây co cơ trơn và tạo một lớp phim bảo vệ, chống co thắt cơ và giảm đầy hơi khó chịu.
Thuốc đạt hiệu quả tốt nhất là dùng sau bữa ăn, mỗi ngày uống từ 1-3 lần tùy theo tình trạng, mỗi lần chỉ uống 1 viên. Trong một vài trường hợp nhất định, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, hạ huyết áp,… Trong trường hợp này, bạn nên dừng dùng thuốc và tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Hiện nay, thuốc Avarino đang được bày bán tại các hiệu thuốc với giá thành khoảng 150.000 đồng/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
4. Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích Banitase Daewon
Thuốc Banitase Daewon là một loại thuốc kê đơn đến từ thương hiệu Phil Inter Pharma. Thuốc được chỉ định trong những trường hợp bị khó tiêu ở ruột hoặc dạ dày, ruột kích thích, khó tiêu sau phẫu thuật, rối loạn acid ở mật hoặc tụy, tiêu chảy,…
Các hoạt chất chính có trong Banitase Daewon:
- Trimebutine: Chống co thắt trên cơ, điều hoà đường vận động tiêu hoá, ức chế kích thích sự vận động của dạ dày,…
- Simethicone: Tống hơi trong ống tiêu hoá để làm giảm tình trạng bị phình bụng.
- Pancreatin: Cải thiện khả năng chuyển hoá của tinh bột, chất béo và protein.
- Bromelain: Kháng viêm.
Liều dùng khuyến cáo với người lớn là 3 lần một ngày, mỗi lần 2 viên. Thuốc đang được bán với giá thành khoảng 76.000 đồng/hộp 20 vỉ, mỗi vỉ 5 viên.
5. Imodium Multi – Symptom Relief
Imodium Multi – Symptom Relief được biết đến là thuốc trị tiêu chảy giảm đa triệu chứng. Đây là nhãn hiệu thuốc không kê đơn duy nhất được kết hợp hai loại thuốc mạnh để làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chuột rút, rối loạn đại tiện do các bệnh về đường tiêu hoá là:
- Loperamide: Chống tiêu chảy, làm chậm và giảm số lần đại tiện.
- Simethicone: Giảm đầy hơi và khí trong bụng, đồng thời giảm các triệu chứng khác gây ra bởi hội chứng ruột kích thích.
Người bệnh dùng sản phẩm theo chỉ dẫn trên hộp thuốc, uống một viên khi bắt đầu cảm thấy các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Sau đó, nếu cảm thấy các triệu chứng vẫn tiếp tục thì uống thêm một viên. Trong vòng một ngày chỉ được uống tối đa 4 viên và không sử dụng thuốc trong thời gian dài. Giá thành tham khảo của sản phẩm là 640.000 đồng/hộp 24 viên.
6. Mintec IBS relief
Mintec IBS relief là một viên uống có nguồn gốc từ Australia. Thành phần chính trong mỗi viên nang Mintec IBS relief là 182 mg tinh dầu bạc hà, có tác dụng trong việc giảm đầy hơi, đau bụng và cảm giác khó chịu liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Đồng thời, sản phẩm cũng có thể giúp cải thiện chu kỳ đại tiện và giảm các triệu chứng khó tiêu.
Theo khuyến cáo, người dùng cần uống 1 viên nang Mintec IBS relief sau khi ăn hoặc khi có triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, tối đa không quá 3 viên mỗi ngày. Sản phẩm chỉ phù hợp cho người từ 18 tuổi trở lên. Giá bán của Mintec IBS relief thường dao động từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/hộp 60 viên nang.
7. Chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà với Spamerin
Spamerin là một loại thuốc chống co thắt cơ trơn đường tiêu hoá đến từ thương hiệu Abbott. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Mebeverin hydroclorid 135mg, được bào chế dạng viên nén bao phim.
Thuốc Spamerin có tác dụng chống co thắt trực tiếp lên cơ trơn đường tiêu hóa mà không ảnh hưởng tới nhu động ruột, thế nên chúng được sử dụng nhiều trong trường hợp hội chứng ruột kích thích. Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc chỉ nên sử dụng cho người lớn trên 18 tuổi, liều lượng phổ biến là 1 ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống vào trước bữa ăn khoảng 20 phút. Giá thành tham khảo của Spamerin đang khoảng 69.000 đồng/hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Lưu ý khi bị hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích cần chú ý đến một số điểm quan trọng sau đây để quản lý tốt sức khoẻ:
- Theo dõi chế độ ăn uống: Các thay đổi trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, người bệnh hãy ghi chép về các loại thực phẩm đã từng sử dụng và cách cơ thể phản ứng để xác định các thực phẩm gây kích thích và tránh.
- Chú ý đến sức khoẻ tâm lý: Stress và căng thẳng lâu ngày có thể làm tăng hội chứng ruột kích thích. Do đó, hãy cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, thư giãn cơ thể bằng các kỹ thuật như thiền, yoga,….
- Hạn chế chất kích thích: Caffeine và rượu có thể kích thích hệ tiêu hóa và làm tình trạng tồi tệ hơn. Việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này có thể giúp cho sức khỏe của bạn được cải thiện.
- Uống nhiều nước: Giữ cơ thể được đủ nước có thể giúp điều tiết tình trạng phân và giảm tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cân nhắc sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể đề xuất một loạt thuốc để giảm nhẹ triệu chứng bệnh, bao gồm thuốc chống co thắt ruột, thuốc chống tiêu chảy hoặc táo bón tùy theo từng người. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự ý sử dụng chúng.
- Thảo luận với bác sĩ: Bạn nên có lịch trình theo dõi và điều trị cụ thể. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân bệnh và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.
Hội chứng ruột kích thích không gây hại cho tính mạng, nhưng có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, bên cạnh việc đặt ra câu hỏi hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì để ngăn ngừa, thì bạn cũng nên tự quản lý sức khỏe ngay tại nhà bằng lối sống lành mạnh.
Cập nhật lúc: 11:13 AM , 04/03/2024