Trào ngược dạ dày với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị,… có thể sẽ được điều trị với sự kết hợp của thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Dưới đây sẽ là các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dơày phổ biến được sử dụng trong khắc phục bệnh lý này.
Top 6 thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến
1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Đây là thuốc có tác dụng giúp cho bạn hạn chế được sự tiết axit trong dạ dày, giúp giảm triệu chứng bệnh đồng thời kiểm soát biến chứng của bệnh.
Các thuốc ức chế bơm proton phổ biến được kê đơn bao gồm: Rabeprazole, omeprazole, esomeprazole,…
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày PPI an toàn với người bệnh và cho hiệu quả với hầu hết bệnh nhân. Trong thời gian sử dụng, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy,…
Tuy nhiên, khi dùng trong thời gian dài, thuốc cũng có thể gây một số tác dụng phụ như: Thiếu magie, tăng nguy cơ viêm phổi, thiếu vitamin B12,…
2. Thuốc thuốc kháng histamin H2
Histamin được biết đến là một chất hóa học có tác dụng kích thích tế bào trong niêm mạc dạ dày và tạo ra axit clohydric. Axit clohydric tiết nhiều có thể gây trào ngược dạ dày thực quản kèm hoặc nhiều vấn đề khác.
Theo đó, thuốc chẹn H2 sẽ giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày bằng cách ức chế giải phóng histamin.
Thuốc chẹn H2 được dùng phổ biến gồm: Famotidine, cimetidine, nizatidine,…
Khi sử dụng, thuốc chẹn H2 có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, táo bón,…
3. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày – Thuốc kháng axit
Thuốc kháng axit có tác dụng làm giảm tính axit trong dạ dày bằng cách trung hòa axit, giảm nồng độ axit, giảm lượng axit trào ngược lên thực quản. Thuốc thường có tác dụng nhanh, do đó người bệnh có thể giảm ngay được triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Các thuốc kháng axit được dùng phổ biến hiện nay như: Magie cacbonat, magie trisilicat, nhôm hydroxit.
Trong phác đồ điều trị thuốc kháng axit không được khuyến khích dùng trong thời gian và nếu lạm dụng thuốc người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: Táo bón, tiêu chảy.
Sử dụng thuốc kháng axit thì bạn không nên dùng cùng lúc với các thuốc khác vì có thể gây tương tác không mong muốn. Trước khi sử dụng với bất cứ thuốc nào hãy tham khảo bác sĩ chủ trị để được tư vấn.
4. Điều trị trào ngược dạ dày với thuốc điều hòa nhu động ruột
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh lý bệnh trào ngược dạ dày đó là chức năng nhu động dạ dày thực quản. Khi bị rối loạn dạ dày thực quản sẽ làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới, nhu động kém hiệu quả và làm chậm quá trình tháo rỗng dạ dày.
Do đó, dùng thuốc điều hòa nhu động ruột giúp làm đẩy nhanh tiến độ làm rỗng dạ dày và ruột, cải thiện trương lực cơ đường tiêu hóa, ức chế môn vị và trào ngược giúp làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc sẽ được kết hợp với thuốc kháng sinh đóng vai trò như một chất bổ trợ. Các thuốc phổ biến được dùng bao gồm: Domperidone, metoclopramide, cisapride,…
Lưu ý: Thuốc điều hòa nhu động ruột chống chỉ định với trường hợp xuất huyết tiêu hóa, có thể gây tác dụng phụ khi dùng. Do đó người bệnh chỉ dùng thuốc khi có sự kê đơn, theo dõi từ bác sĩ chủ trị.
5. Thuốc diệt vi khuẩn HP
Trong trường hợp người bệnh trào ngược dạ dày nhiễm vi khuẩn HP sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP. Sau khi diệt khuẩn, sẽ tùy thuộc vào sự đáp ứng của bệnh nhân để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo với thuốc ức chế bơm proton hay không.
6. Thuốc tạo màng ngăn dạ dày thực quản
Sự tăng tiết axit nhiều trong dạ dày có thể gây ra triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, thậm chí là lan lên phía trên thực quản, cổ họng khiến người bệnh khó chịu.
Lúc này, người bệnh có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm thuốc tạo màng ngăn dạ dày thực quản để ngăn không có cơn trào ngược xuất hiện cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản khỏi tác động của axit dạ dày.
Một số thuốc phổ biến được dùng như: Dimeticol, Alginat.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày
- Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, không nên ăn quá no, ăn quá nhiều, nên chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
- Sau ăn không nên nằm luôn, nên ngồi ở tư thế hơi cúi người ra trước, kê cao đầu khi ngủ.
- Tránh tuyệt đối các thực phẩm, đồ uống làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn cũng như làm giảm trương lực cơ vòng như: Thuốc lá, đồ uống có cồn, cà phê, sô cô la, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
- Nên ăn chậm và nhai kỹ để giảm áp lực trong quá trình tiêu hóa của dạ dày.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã biết được các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay. Để sớm khỏi bệnh, ngăn ngừa biến chứng bạn hãy dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ đưa ra.
Cập nhật lúc: 5:32 AM , 02/03/2024