Top 6 Loại Thuốc Chữa Viêm Lợi Chảy Máu Chân Răng Hiệu Quả Nhất

Chảy máu chân răng, miệng hôi do viêm lợi khiến bạn khó chịu, chất lượng cuộc sống giảm sút. Những loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ được vấn đề này. 

Gợi ý 6 thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Hầu hết tất cả trường hợp chảy máu chân răng đều do viêm lợi. Khi bị viêm, phần lợi sẽ trở nên yếu ớt, dễ bị chảy máu kể cả khi có tác động nhẹ. Thay vì sử dụng các mẹo dân gian, nhiều người tìm tới thuốc đặc trị để nhanh chóng loại bỏ triệu chứng. Dưới đây là tổng hợp những loại thuốc viêm lợi chảy máu chân răng được các nha khoa khuyên dùng.

Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm là gợi ý đầu tiên cho bạn khi bị chảy máu chân răng do viêm lợi. Thông thường, các nha khoa sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống viêm Alpha chymotrypsin. Đây là 1 loại enzym có tác dụng đẩy nhanh phản ứng hóa học bên trong cơ thể. Nhờ vậy giảm được tình trạng phản ứng viêm, phù nề gây chảy máu ở nướu lợi. Khi sử dụng Alpha chymotrypsin người bệnh có thể uống trực tiếp với nước lọc hoặc ngậm dưới lưỡi.

Liều lượng sử dụng: Qua đường uống: 2 viên/lần, ngày dùng 3 – 4 lần. Đặt dưới lưỡi: 4 – 6 viên/ngày, ngày 2 – 3 lần.

Thuốc chống viêm lợi chảy máu chân răng
Thuốc chống viêm lợi chảy máu chân răng

Uống thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được nha sĩ chỉ định trong trường hợp phát hiện nhiễm khuẩn. Loại thuốc này có tác dụng loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn, giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, đau dưới nướu. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bôi, thuốc uống, nước súc miệng,… Một số thuốc kháng sinh được chỉ định bao gồm:

  • Tetracycline: Tác dụng ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, đặc biệt hiệu quả trên vi khuẩn gram (+) > vi khuẩn gram (-). Sử dụng Tetracycline qua đường uống trước khi ăn khoảng 1 – 2 giờ. Mỗi ngày uống 500mg x 2 lần/ngày. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc trong 5 – 7 ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Azithromycin: Tác dụng kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn liên quan đến viêm nướu nặng, thường chỉ định cho bệnh nhân bị nghiện thuốc lá nặng. Liều dùng azithromycine: Ngày đầu tiên sử dụng 500mg tương đương 1 viên nén, sau 4 ngày sử dụng ½ viên.
  • Metronidazol: Được kê toa cho bệnh nhân bị viêm nha chu nặng. Metronidazole sẽ hoạt động tốt nhất khi kết hợp sử dụng với spiramycine.
  • Ciprofloxacin: Có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức, kiểm soát triệu chứng chảy máu chân răng. Người bệnh sử dụng ciprofloxacin dưới dạng viên uống 500mg/lần x 2 lần/ngày. Chú ý, không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Amoxicillin: Tác dụng chống lại vi khuẩn, giảm chảy máu lợi tạm thời mà không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tận gốc. Liều dùng amoxicillin 500mg là 2 viên/lần x 2 lần/ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.
Uống thuốc kháng sinh chữa viêm lợi chảy máu chân răng chú ý tác dụng phụ của thuốc
Uống thuốc kháng sinh chữa viêm lợi chảy máu chân răng chú ý tác dụng phụ của thuốc

*Lưu ý: Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm lợi chảy máu chân răng thường có tác dụng nhanh, gần như là tức thì sau khi sử dụng. Tuy nhiên chúng không thể điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ có khả năng giảm triệu chứng tạm thời. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như: suy nhược thần kinh, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… Người bệnh cần tham khảo thật kỹ ý kiến nha sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng Erythromycin

Erythromycin có tác dụng giảm sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển của chúng. Do đó, đây cũng được xem là thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng mang lại hiệu quả tốt.

Tác dụng: 

  • Khắc phục viêm lợi
  • Loại bỏ vi khuẩn, các mảng bám
  • Giảm chảy máu chân răng
  • Hỗ trợ giảm tình trạng hôi miệng

Liều dùng: Liều dùng được gia giảm, chỉ định tùy theo độ tuổi, tình trạng viêm lợi của mỗi người.

*Lưu ý: Thuốc Erythromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể là suy gan với những người có cơ địa yếu.

Thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng Erythromycin
Thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng Erythromycin

Thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng Clindamycin

Clindamycin là thuốc kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng do viêm lợi tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm Lincosamid, mang tới một số công dụng như:

  • Kháng khuẩn ở nồng độ thấp
  • Kìm hãm không cho vi khuẩn tổng hợp protein
  • Giảm sưng, đau lợi
  • Kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng, kẽ răng
  • Giảm hôi miệng

Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, phát ban, nguy cơ bị viêm đại tràng nếu lạm dụng thuốc.

Dùng thuốc giảm đau Acetaminophen

Trong trường hợp bị chảy máu răng kèm theo đau nhức dữ dội ở nướu lợi, bạn có thể sử dụng thuốc Acetaminophen.

Tác dụng

  • Giảm nhanh cơn đau
  • Tiêu sưng viêm, phù nề ở lợi
  • Kiểm soát tạm thời tình trạng chảy máu chân răng

*Lưu ý: Đây là loại thuốc kê đơn chỉ được sử dụng nếu có sự tư vấn của bác sĩ. Người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: ớn lạnh, vàng da và mắt, đau bụng.

Thuốc súc miệng chlorhexidine 0.2%

Sử dụng thuốc súc miệng chlorhexidine 0.2% là gợi ý tiếp theo cho những ai đang băn khoăn không biết viêm lợi chảy máu chân răng uống thuốc gì để đỡ.

Tác dụng:

  • Ức chế sự hoạt động, phát triển của vi khuẩn
  • Hạn chế tối đa sự hình thành các mảng bám
  • Ngăn ngừa viêm lợi và sâu răng
Súc miệng mỗi ngày để giảm viêm lợi, kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng
Súc miệng mỗi ngày để giảm viêm lợi, kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng

Tuy nhiên thuốc chlorhexidine 0.2% không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và những người bị mẫn cảm với chlorhexidine. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: răng ố vàng, kích ứng da, dị ứng nổi mề đay.

Lưu ý trong chăm sóc răng chảy máu do viêm lợi

Theo các chuyên gia răng miệng, khi chân răng bị chảy máu do viêm lợi, ngoài sử dụng thuốc đặc trị, các bạn nên tìm hiểu và thực hiện cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Một số lưu ý cần ghi nhớ bao gồm:

  • Không dùng thuốc theo cảm tính: Việc uống thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng nào cần được bác sĩ tư vấn. Người bệnh không được mùa và dùng thuốc theo cảm tính để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nên tráng miệng: Sau mỗi bữa ăn nên uống nước tráng miệng để loại bỏ thức ăn trong miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm: Để làm sạch các mảng bám trên răng và lợi, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa và nước muối sinh lý. Không nên sử dụng tăm hay vật nhọn để chạm vào nướu hay kẽ răng sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng sẽ càng thêm nặng nề, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng: Mỗi ngày nên đánh răng vào 2 lần sáng – tối.
  • Đánh răng đúng cách: Hãy sử dụng loại bàn chải lông mềm, kích thước vừa vặn với khoang miệng. Nên đánh răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn thay vì chải theo chiều ngang sẽ làm mòn men răng, tổn thương nướu lợi.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm dẻo cứng. Bổ sung vào bữa ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
  • Khám răng định kỳ: Nên chủ động khám răng định kỷ 3 – 6 tháng 1 lần để loại bỏ các mảng bám bị vôi hóa.
  • Trường hợp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm lợi, chảy máu chân răng, cha mẹ cần đưa trẻ ngay tới cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ chỉ định cách chữa an toàn nhất.

Trên đây là danh sách những loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng được sử dụng phổ biến cùng một số lưu ý trong chăm sóc sức khỏe răng miệng. Hy vọng thông qua bài viết, quý bạn đọc sẽ có thêm những tips chăm sóc răng miệng hay cho cả gia đình.

Cập nhật lúc: 3:58 PM , 30/05/2023

Tin liên quan

Kem Đánh Răng Trị Sâu Răng Loại Nào Hiệu Quả An Toàn Nhất

Sử dụng kem đánh răng trị sâu răng là giải pháp mà nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sâu răng cùng nhiều bệnh lý về răng miệng...

Cách Trị Sâu Răng Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả, Mới Nhất 2023

Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, do thói quen ăn uống và chế độ vệ sinh răng miệng không đảm...

Bà Bầu Bị Viêm Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Trên thực tế, viêm chân răng là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Do nhiều nguyên nhân đặc trưng ở giai đoạn thai kỳ khiến cho...

Top 7 Thuốc Giảm Đau Răng Khôn Được Dùng Nhiều Nhất 2023

Mọc răng khôn gây ra những cơn đau nhức nhối khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Lúc này cách giải quyết...

Sâu Răng Ăn Vào Tủy Là Như Thế Nào? Phương Pháp Điều Trị Ra Sao?

Sâu răng ăn vào tủy là một bước phát triển nặng hơn của sâu răng thông thường khi không được điều trị đúng cách. Vậy tình trạng này có gây...

Quá Trình Sâu Răng Diễn Biến Như Thế Nào? Cách Phòng Tránh, Điều Trị

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất dễ bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Sâu răng luôn đi kèm những lỗ đen thiếu thẩm mỹ và...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *