Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị đau dạ dày ngày càng tăng cao. Để cải thiện bệnh tình, cha mẹ nên sử dụng những loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được khuyến cáo. Tuy nhiên, thuốc nào an toàn và phù hợp với trẻ thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết.
5 loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em
Đau dạ dày khiến trẻ ăn không tiêu, ngủ không ngon, ợ chua, đầy hơi,… Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh, cha mẹ có thể tham khảo 11 loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được nhiều người tin tưởng dưới đây:
1. Thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em – Phosphalugel
Nếu bạn đang tìm một loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ sơ sinh, Phosphalugel chính là lựa chọn thích hợp. Loại thuốc này thường được người Việt chúng ta gọi với cái tên quen thuộc là thuốc chữ P. Phosphalugel. Đây là sản phẩm được điều chế dưới dạng keo trắng, màu hơi đục, tựa như sữa và có hương thơm nhẹ, dễ uống.
Thành phần:
- Aluminium Phosphate.
- Canxi Sulphate Dihydrate.
- Kali Sorbate.
- Pectin.
Công dụng: Phosphalugel có tác dụng kìm hãm sự tiết dịch vị, axit trong dạ dày. Từ đó, tình trạng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, ăn không tiêu… và các dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em được cải thiện hơn rất nhiều.
Cách dùng:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sử dụng Phosphalugel sau khi ăn. Mỗi lần uống, mẹ nên dùng muỗng cà phê lấy khoảng ¼ gói thuốc đút cho trẻ.
- Trẻ trên 6 tháng: Uống khoảng 2 thìa cà phê.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 1 – 2 gói/lần, dùng 3 lần/ngày.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Thuốc Phosphalugel không dùng cho trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tác dụng phụ: Có thể gây táo bón, chóng mặt, đau đầu.
Giá bán: Khoảng 95.000đ – 100.000đ / Hộp 26 gói.
2. Thuốc điều tiết axit dạ dày Gastropulgite
Gastropulgite là loại thuốc giảm axit dạ dày hiệu quả, được bào chế dưới dạng bột, dễ sử dụng, đặc biệt đối với trẻ em. Người lớn cũng có thể sử dụng loại thuốc này để cải thiện triệu chứng đau dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Một số trường hợp trẻ bị đau dạ dày nặng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Gastropulgite kết hợp với nhóm thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs) hoặc thuốc có chứa thành phần Salicylate nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày của trẻ. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ sử dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên và không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là nhóm NSAIDs để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Thành phần chính: chứa một số thành phần như Attapulgite de Mormoiron, Magnesium carbonate, gel Aluminium hydroxyde…
Công dụng:
- Giảm tiết axit dạ dày, chống viêm nhiễm, lở loét dạ dày.
- Tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dày dày khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại như hại khuẩn, axit dạ dày…
- Một số trường hợp mắc chứng khó tiêu, tiêu chảy hay thoát vị cơ hoành ở trẻ gây ra đau dạ dày cũng có thể sử dụng loại thuốc này.
Liều dùng – Cách dùng: Thuốc Gastropulgite sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là ngay khi xuất hiện cơn đau dạ dày, trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút. Đối với trẻ em trên 6 tuổi sử dụng tối đa 1 gói/ ngày và chia làm 3 phần nhỏ uống hết trong ngày.
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc Gastropulgite có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: trẻ buồn nôn, nôn ói, suy giảm lượng phosphate trog cơ thể, đau bụng, táo bón, kèm theo các phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da, tức ngực, khó thở…
Giá bán: 120.000đ/ hộp x 30 gói.
3. Thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em Prilosec OTC
Đây là một trong những loại thuốc Tây chữa đau dạ dày có xuất xứ từ Mỹ và được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc Prilosec OTC giúp hạn chế tình trạng tiết dịch vị dạ dày. Nhờ vậy, các triệu chứng ợ chua, đau dạ dày, trào ngược dạ dày… được cải thiện hiệu quả. Do đó, Prilosec OTC thường có mặt trong danh sách các loại thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em tốt nhất hiện nay.
Thành phần:
- Muối Magnesium.
- Iron Oxide.
- Magnesium Stearate.
- Microcrystalline Cellulose.
- Omeprazole.
Công dụng:
- Kiểm soát quá trình tiết dịch axit ở dạ dày.
- Cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Chữa hội chứng hội chứng Zollinger Ellison ở người trưởng thành.
Cách dùng: Prilosec OTC có 2 cách dùng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
- Trẻ 1 tháng – 1 tuổi: Trẻ từ 3 – 5kg uống 2,5 mg/ lần/ ngày; Trẻ từ 5 đến 10kg dùng 10mg/ lần/ ngày.
- Trẻ 1 – 16 tuổi: Trẻ từ 5 – 10kg dùng 5mg/ lần/ ngày; Trẻ từ 10 – 20kg uống 10mg/ lần/ ngày; Trẻ trên 20kg dùng 20mg/ lần/ ngày.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Tác dụng phụ: Đau bụng kéo dài, tiêu chảy, đi ngoài phân máu, tiểu ra máu, tiểu ít, tăng cân bất thường. Đôi khi là nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, chuột rút, nghẹt thở…
Giá bán: 520.000đ/ hộp (140 viên).
4. Thuốc giảm đau dạ dày cho trẻ Gaviscon
Gaviscon là loại thuốc trị đau dạ dày cho trẻ em khá hiệu quả, được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều bậc phụ huynh tin dùng. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Reckitt Benckiser – Vương Quốc Anh. Sản phẩm thuốc này có thể sử dụng mà không cần kê đơn, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng mua sử dụng tại các quầy thuốc lớn nhỏ trên cả nước.
Thành phần chính: chứa hoạt chất canxi carbonat, natri alginate, natri bicarbonat… cùng một số hoạt chất khác.
Công dụng:
- Giảm đau dạ dày hiệu quả nhờ khả năng trung hòa dịch vị axit và nồng độ pH trong dạ dày.
- Hạn chế chứng trào ngược dạ dày với các triệu chứng khó chịu.
- Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ lở loét, giảm thiểu mức độ diễn tiến nhanh của bệnh.
- Kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn.
Tác dụng phụ: Phụ huynh cần chú ý khi cho trẻ sử dụng thuốc Gaviscon vì thuốc có thể gây một vài tác dụng phụ như: nổi mề đay, nổi mẩn đỏ ngứa, sốt cao, nặng hơn có thể khiến co thắt phế quản, khó thở, suy hô hấp do sốc phản vệ với thuốc.
Giá bán: 140.000đ/ hộp x 24 gói.
5. Thuốc chữa đau dạ dày trẻ em Trimafort
Trimafort có nguồn gốc từ xứ sở kim chi và được sản xuất bởi doanh nghiệp Daewoong Pharm. Loại thuốc này được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày như: Trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét đại tràng… Ngoài ra, Trimafort còn làm giảm các triệu chứng như: Ợ chua, đầy hơi, ăn không tiêu, ngộ độc…
Thành phần:
- AL2O3.
- MG(OH)2.
- Simethicone.
Công dụng:
- Cải thiện triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
- Điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng của bệnh.
- Làm lành các vết thương, vết loét ở niêm mạc dạ dày nhanh chóng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng, đầy hơi, các cơn đau thượng vị…
Cách dùng: Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhi mà sẽ chỉ định dùng Trimafort với liều dùng hợp lý. Phụ huynh nên dẫn con đến bác sĩ để được khám, tư vấn liều dùng thích hợp nhất.
Chống chỉ định/tác dụng phụ:
- Chống chỉ định: Trẻ em dưới 5 tuổi và đối tượng dị ứng với thuốc.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu như: Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, khó chịu,… Bố mẹ phải dừng thuốc và đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Giá bán: 110.000đ/ hộp/ 20 gói.
Một số lưu ý khi dùng thuốc đau dạ dày cho trẻ em an toàn
Sử dụng các loại thuốc đau dạ dày cho trẻ em phát huy hiệu quả nhanh chóng, dễ sử dụng. Tuy nhiên, bản chất của thuốc Tây thường đi kèm theo tác dụng phụ, vì vậy các bậc phụ huynh cần thận trọng và nắm rõ các lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
- Chỉ cho trẻ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng thuốc nếu bệnh tình còn nặng.
- Thường xuyên tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi, chẩn đoán chính xác và kê toa thuốc thích hợp cho trẻ.
- Tránh mua thuốc giả, thuốc hết hạn để gây hại cho sức khỏe.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, cha mẹ xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ.
- Khuyến khích bé tập luyện thể dục thể thao để nâng cao khả năng miễn dịch.
- Không được cho trẻ uống nhiều loại thuốc cùng lúc.
Trên thực tế, các loại thuốc nêu trên chỉ là thực phẩm chức năng nên không thể điều trị TẬN GỐC căn nguyên, vì thế những cơn đau dạ dày có thể quay trở lại với trẻ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, một số loại thuốc còn có khả năng gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Vì thế, bố mẹ nên tìm tới giải pháp điều trị mang tính chuyên biệt.
Cập nhật lúc: 12:29 PM , 13/04/2023