Top 16+ thuốc chữa bệnh á sừng tốt

Á sừng là bệnh lý da liễu làm da khô, nứt nẻ, bong tróc kéo dài. Có nhiều phương pháp điều trị á sừng, trong đó sử dụng thuốc là một trong những cách cải thiện triệu chứng, kích thích phục hồi da đem lại hiệu quả nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho bạn đọc về tổng hợp 16+ loại thuốc chữa bệnh á sừng phổ biến nhất hiện nay.

Điều trị bệnh á sừng bằng thuốc

Triệu chứng đặc trưng ở những người mắc bệnh á sừng là khô da, bong tróc từng mảng, nứt nẻ, ngứa ngáy, có thể mọc mụn nước kèm theo chảy máu. Không chỉ gây khó chịu, bệnh á sừng rất dễ tái phát, nhiễm trùng, lở loét da và để lại sẹo vĩnh viễn.

Bệnh á sừng càng nặng thì việc chữa dứt điểm càng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, người bệnh được khuyến cáo nên điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa di chứng cho da.

Da bong tróc thành từng mảng

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chữa á sừng để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, hạn chế những đợt tái phát.

Các loại thuốc chữa bệnh á sừng

Tùy theo mức độ tổn thương và cơ địa của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi hoặc uống phù hợp, phát huy hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số loại thuốc chữa bệnh á sừng thường được bác sĩ kê đơn.

Thuốc dùng ngoài chữa á sừng

Các thuốc dùng ngoài chữa á sừng chứa các thành phần sau:

  • Corticoid: Có tác dụng trong việc kháng viêm, chống nhiễm trùng hoặc hình thành mụn nước trên da.
  • Acid salycylic: Phát huy công dụng ngăn ngừa bong tróc da, tiêu sừng.
  • Nhóm kháng nấm: Bao gồm các hoạt chất của imidazol có khả năng kháng nấm, ức chế sự hình thành và phát triển vi nấm trên da.
  • Nhóm kháng sinh: Ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, chống  nhiễm trùng da.
  • Kem bôi dưỡng ẩm, làm mềm lớp sừng, giảm khô, bong tróc da,….
  • Thuốc sát khuẩn da: Cồn BSI, thuốc tím,…

Thuốc uống

Thuốc kháng histamin

Một số loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin cũng thường xuất hiện trong đơn thuốc chữa bệnh á sừng của nhiều bệnh nhân. Loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của histamin – Chất trung gian gây ra phản ứng dị ứng trên da, từ đó làm giảm ngứa, viêm đỏ da, cải thiện tình trạng bong tróc, làm lành tổn thương,

Các loại thuốc kháng histamin thường được chỉ định điều trị bao gồm: Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin.

Nhóm thuốc kháng viêm steroid

Trường hợp bị á sừng nặng, tổn thương xảy ra trên phạm vi rộng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chứa chất kháng viêm steroid. Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, cải thiện nhanh tình trạng viêm đỏ.

Loại thuốc kháng viêm chứa steroid thường được chỉ định là: Dexamethason, Betamethason. 

Kháng sinh – Thuốc chữa bệnh á sừng bội nhiễm

Thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, phòng tránh biến chứng bội nhiễm da, lở loét, tạo mủ lâu lành.

Dù được chỉ định sử dụng loại thuốc nào thì người bệnh cũng nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý kéo dài hoặc lạm dụng kháng sinh có thể gây kháng thuốc, nhờn thuốc và phát sinh nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Top 16 thuốc chữa bệnh á sừng hiệu quả

Diprosalic

Thuốc chữa bệnh á sừng Diprosalic thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn chứa corticoid tại chỗ. Thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh á sừng, vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da bã nhờn ở đầu, lichen phẳng, viêm da dị ứng giai đoạn mãn tính.

  • Thành phần chính: Acid salicylic, Betamethasone dipropionate.
  • Công dụng: Sát khuẩn, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, chống viêm, nhiễm trùng gây đau, phòng ngừa một số biến chứng do bệnh á sừng gây ra.
  • Cách dùng: Bôi 1 lượng thuốc vừa đủ 2 lần/ ngày, không dùng quá 60gr/ tuần.
  • Giá bán: Khoảng 70.000 đồng.

Thuốc chữa bệnh á sừng Kedermfa Cream

Kem Kedermfa được sử dụng phổ biến trong điều trị á sừng ở mặt, ngón tay, ngón chân, nấm da, viêm da dị ứng, lang ben, viêm da tiếp xúc, hắc lào, eczema (chàm), á sừng.

  • Thành phần chính: Neomycin sulfat, Ketoconazole, mỡ trăn.
  • Công dụng: Giảm ngứa, chống nhiễm khuẩn, kiểm soát tình trạng sừng hóa da.
  • Cách dùng: Bôi một lượng kem vừa đủ trên da từ 1 – 2 lần/ ngày.
  • Giá bán: Khoảng 15.000 đồng.

Acid Salicylic 5%

Thuốc Acid Salicylic 5% thường được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh á sừng, vảy nến, viêm da tiết bã và các bệnh viêm da tróc vảy khác.

  • Thành phần chính: Acid Salicylic.
  • Công dụng: Sát trùng, kháng viêm, chống ngứa, làm dịu kích ứng da, tiêu sừng, giảm hiện tượng bong tróc da.
  • Cách dùng: Bôi 2 – 4 lần/ ngày.
  • Giá bán: Khoảng 20.000 đồng.

Thuốc chữa bệnh á sừng Hidem Cream

Kem Hidem là dược phẩm được sử dụng điều trị bệnh á sừng, chàm, mề đay mẩn ngứa nặng, viêm da tiếp xúc, vảy nến, ngứa có bội nhiễm do vi nấm và vi khuẩn.

  • Thành phần chính: Betamethasone dipropionate, Gentamicin, Clotrimazole.
  • Công dụng: Chống viêm, giảm ngứa, loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da.
  • Cách dùng: Bôi trực tiếp lên da 2 lần/ ngày sau khi tắm.
  • Giá bán: Khoảng 60.000 đồng.

Gentrisone

Thuốc Gentrisone được dùng điều trị các bệnh lý da liễu như á sừng mức độ nhẹ, vảy nến, chàm, nấm da, lang ben, viêm da nhiễm trùng thứ phát,…

  • Thành phần chính: Gentamicin, clotrimazol, betamethason dipropionat, cetanol, propylene glycol, stearyl alcohol.
  • Công dụng: Cắt nhanh cơn ngứa, kiểm soát khô da, giảm ngứa và đóng vảy, làm mềm da, cải thiện tình trạng sưng phù nề.
  • Cách dùng: Dùng 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Giá bán: Khoảng 40.000 đồng.

Thuốc chữa bệnh á sừng Elidel 

Elidel thuộc nhóm thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (TCIs). Thường được chỉ định cho các trường hợp: Á sừng, chàm, viêm da dị ứng, bệnh bạch biến,…

  • Thành phần chính: Pimecrolimus.
  • Công dụng: Giảm khô và bong tróc da, làm chậm quá trình sừng hóa, tiêu viêm, xoa dịu cơn ngứa điều hòa, ức chế phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch.
  • Cách dùng: Bôi thuốc 2 lần/ ngày, không bôi ở vùng da khỏe mạnh. Chỉ nên dùng thuốc trong từ 3 – 6 tuần.
  • Giá bán: Khoảng 350.000 đồng.

Betnovate

Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý da liễu như chàm da, á sừng, vảy nến, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng.

  • Thành phần chính: Betamethasone valates, Clioquinol, Neomycin sulphate.
  • Công dụng: Chống viêm, ức chế phản ứng dị ứng hình thành vảy sừng, giảm ngứa nhanh, cải thiện tình trạng nóng đỏ, sưng đau, nổi mẩn trên da và ngăn chặn bệnh á sừng lan rộng.
  • Cách dùng: Bôi từ 1 – 2 lần/ ngày.
  • Giá bán: Khoảng 1.350.000 đồng.

Dermovate Cream

Dermovate Cream là kem bôi điều trị á sừng và một số bệnh như eczema, vảy nến, lupus ban đỏ. 

  • Thành phần chính: Clobetasol propionate, Propylene Glycol, Chlorocresol, Cetostearyl Alcohol.
  • Công dụng: Ức chế quá trình tổng hợp các hợp chất gây viêm da, làm giảm quá trình sản sinh histamin, xoa dịu cơn ngứa, giảm sưng đỏ da. 
  • Cách dùng: Bôi một lượng kem vừa đủ lên vùng da cần điều trị trong 2 – 4 lần/ ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng quá 50gr/ tuần.
  • Giá bán: Khoảng 290.000 đồng.

Calcipotriol-B 

Thuốc Calcipotriol-B được dùng ngoài da, phát huy công dụng cao trong điều trị bệnh á sừng, vảy nến thể mảng mức độ nhẹ đến vừa, vảy nến da đầu mãn tính.

  • Thành phần chính: Calcipotriol, Betamethasone.
  • Công dụng: Sát trùng, giảm viêm da, ức chế sự tăng trưởng bất thường của các tế bào da mới, ngăn bong tróc da, ngứa da.
  • Cách dùng: Bôi từ 1 – 2 lần/ ngày, không dùng quá 100gr/ tuần.
  • Giá bán: 100.000 – 200.000 đồng.

Kowa Keratinamin

Kowa Keratinamin thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh á sừng dài ngày, khô da, da nứt nẻ, khô ráp, sần sùi, sẹo hoặc thâm ở khuỷu tay, mắt cá chân, đầu gối,…

  • Thành phần chính: Parafin, Axit glycyrrhetinic, rượu stearyl.
  • Công dụng: Cải thiện tình trạng nứt nẻ, đau nhức, bong tróc, chống viêm da, ngăn nhiễm trùng, dưỡng ẩm, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da, tăng cường miễn dịch cho da.
  • Cách dùng: Thoa thuốc 2 – 3 lần/ ngày.
  • Giá bán: 290.000 – 330.000 đồng.

Lưu ý trong sử dụng thuốc chữa bệnh á sừng

Tuy có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, chống nhiễm trùng nhanh nhưng thuốc tây y thường tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nếu không được chú ý sử dụng đúng cách. Người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây trong quá trình điều trị á sừng bằng thuốc:

  • Không bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở, tiết dịch hoặc có biểu hiện bội nhiễm.
  • Vệ sinh da sạch sẽ và lau khô trước khi bôi thuốc.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với lưỡi, môi, miệng, mắt, bộ phận sinh dục.
  • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi tự sử dụng tại nhà.
  • Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian điều trị.
  • Nếu cơ thể có phản ứng bất thường trong thời gian điều trị, cần dừng thuốc và báo ngay với bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh á sừng

Để việc điều trị có hiệu quả với thuốc chữa bệnh á sừng, bạn nên thực hiện một số biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh như:

  • Không được chà xát, cào gãi, bóc vảy, kỳ cọ mạnh vùng da bị tổn thương tổn.
  • Giữ vệ sinh tay, móng tay, móng chân.
  • Người bị á sừng ở bàn tay không nên đeo găng tay quá lâu để tránh gây bí da, đổ mồ hôi.
  • Không nên ngâm rửa tay chân trong thời gian dài.
  • Hạn chế mặc quần áo chật, bó sát, bí, không thấm hút mồ hôi.
  • Không sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết vì có thể làm da bị tổn thương nặng hơn.
  • Không nên tắm nước nóng, nên tắm bằng nước ấm.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm và các chế phẩm có mùi hương, độ axit cao.
  • Chọn loại sữa tắm, kem dưỡng với công thức dịu nhẹ, chuyên dùng cho da nhạy cảm.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa, xăng, dầu,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, nên mặc đồ bảo hộ, đi ủng và đeo găng tay.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm da thường xuyên.

Trên đây là tổng hợp 16+ loại thuốc chữa bệnh á sừng được sử dụng phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bạn nên ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, tập thể dục, ăn uống đủ chất để giúp da hồi phục nhanh và giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh á sừng có thể khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị từ sớm và kịp thời. Để có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo liệu trình phù hợp.

Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm gây viêm mủ và làm chậm quá trình hồi phục da như:

  • Đồ nếp, cơm nếp, các sản phẩm chế biến từ gạo nếp.
  • Thịt bò, thịt gà.
  • Rượu bia, cafe, thuốc lá.
  • Đồ nướng, xào, chiên rán.
  • Hải sản dễ gây dị ứng: Tôm, cua, hàu,...
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn lên men.

Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường bổ sung Vitamin C, E có trong các loại rau quả tươi như cà chua, giá đỗ, rau ngót, các loại đậu, rau bí, bắp cải, bưởi, cam,...

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 6:48 AM , 26/09/2023

Tin liên quan

Á sừng là căn bệnh ngoài da phổ phiến

[BẬT MÍ] Cách Chữa Bệnh Á Sừng Triệt Để, An Toàn Nhất

Bệnh viêm da cơ địa dị ứng, hay bệnh á sừng, là một loại bệnh da phổ biến. Nó thường xuất hiện dưới dạng nứt nẻ trên ngón tay và...

Bệnh á sừng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, việc thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng, ảnh...

Á Sừng Bàn Tay, Ngón Tay: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt Nhất

Á sừng bàn tay là chứng bệnh da liễu phổ biến với triệu chứng điển hình như khô, ngứa, nứt nẻ, bong vảy ở lòng bàn tay, khuỷu tay và...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *