Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5: Triệu chứng, cách điều trị

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh lý xương khớp gây đau dữ dội vùng thắt lưng lan dần xuống mông, hai chân, bàn chân, tê bì ngón chân. Việc nhận biết triệu chứng từ sớm có vai trò quan trọng trong điều trị, cải thiện khả năng vận động và bảo tồn đốt sống. 

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là gì?

L4, L5 là hai đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng đảm nhiệm chức năng nâng đỡ sức nặng của cơ thể và hình thành khung giữ các nội tạng. Đốt sống L4 L5 kết hợp với đĩa đệm, dây thần kinh, dây chằng giúp cơ thể đứng thẳng, hỗ trợ xoay người, cúi gập và vặn mình.

Thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 là hiện tượng suy giảm chức năng của hai đốt sống này và phần đĩa đệm xung quanh. Lúc này, sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa, bào mòn, đồng thời phần xương dưới sụn, màng hoạt dịch thay đổi cấu trúc do đĩa đệm bị mất nước, già cỗi. 

Quá trình này gây ra các cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, dần dần lan xuống mông, bắp chân, bàn chân gây tê bì ngón chân và hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân. 

Theo thời gian, bệnh tiến triển phức tạp có thể gây hiện tượng yếu cơ chân, co thắt cơ bắp đột ngột, đau cơ bắp và mất kiểm soát bàng quang, ruột.

Triệu chứng thường gặp

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh lý xương khớp mãn tính có tốc độ tiến triển khá chậm, thời gian đầu sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Vì thế, việc nhận biết bệnh từ sớm còn khá khó khăn. Một số dấu hiệu của bệnh có thể kế đến như:

  • Đau nhức dữ dội, âm ỉ, triền miên ở thắt lưng, có thể lan rộng xuống hông, mông, đùi, chân.
  • Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi, vận động, mang vác nặng hoặc thay đổi thời tiết, làm hạn chế khả năng vận động sụn khớp.
  • Mất thăng bằng và khó khăn trong việc đi lại.
  • Có cảm giác tê bì, ngứa ran như bị điện giật.
  • Yếu tay hoặc chân, phối hợp giữa tay và chân kém linh hoạt.
  • Khi vận động, xoay người nghe thấy tiếng lục cục.
  • Mất khả năng di chuyển, không thể đứng thẳng lưng, phải khom người.
  • Khó kiểm soát ruột và bàng quang.

Khi mới bị thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5, các cơn đau có thể âm ỉ trong nhiều ngày, cường độ đau mỏi tăng lên khi vận động và giảm dần khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Điều này vô tình tạo tâm lý chủ quan trong điều trị của bệnh nhân. Ở giai đoạn nặng, triệu chứng của thoái hóa đốt sống lưng sẽ càng nặng nề hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 được hình thành chủ yếu do những nguyên nhân sau:

  • Cấu trúc và chức năng xương khớp dần bị suy giảm, tế bào sụn ở cột sống mất dần độ đàn hồi và khả năng chịu lực do quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian.
  • Tính chất công việc thường xuyên phải mang vác nặng, ngồi hoặc đứng lâu ở 1 tư thế,… gây khởi phát bệnh, làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
  • Ngồi, nằm ngủ, vận động sai tư thế gây áp lực đến cột sống vùng lưng.
  • Từng phẫu thuật hoặc gặp chấn thương làm rách bao xơ đĩa đệm.
  • Thiếu dinh dưỡng hoặc bị rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể.
  • Các yếu tố khác: Dị tật bẩm sinh, di truyền, béo phì, thừa cân, hay dùng chất kích thích có hại.

Biến chứng nguy hiểm

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng quá trình điều trị cần rất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau dây thần kinh tọa, rễ dây thần kinh.
  • Gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Biến dạng cột sống gây gù lưng, cong người.
  • Rối loạn cảm giác làm mất khả năng cảm nhận nóng lạnh.
  • Chèn ép tủy sống.
  • Teo cơ.
  • Sưng đau mắt, chảy nước, sợ ánh sáng, thị lực giảm, thậm chí là mù lòa.
  • Rối loạn cơ quan bài tiết, không thể kiểm soát việc đi vệ sinh.
  • Tàn phế, bại liệt, mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 giúp bác sĩ xác định căn nguyên gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng để khai thác và kiểm tra các triệu chứng, sau đó có thể chỉ định thực hiện thêm một số các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng, cụ thể:

  • Chụp X-quang: Phát hiện vị trí tổn thương ở đường viền cột sống, gai xương sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
  • Chụp CT cắt lớp: Quan sát tình trạng và cấu trúc tủy sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hiển thị và phân tích mức độ tình trạng mô mềm quanh cột sống.

Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Tùy theo thể trạng và mức độ thoái hóa, các bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp. Những cách đẩy lùi đau nhức do thoái hóa đốt sống L4 L5 được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Người bệnh có thể ứng dụng các bài thuốc dân gian để giảm triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Các mẹo dân gian dưới đây chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng xuất hiện chưa nghiêm trọng.

  • Uống nước lá lốt: Sắc 200g lá lốt với 500ml, dùng uống 1 lần/ ngày liên tục trong 7 ngày giúp giảm đau, tiêu sưng do thoái hóa hiệu quả.
  • Đắp cây xương rồng: Nướng mỗi mặt xương rồng trong 5 phút, bọc ngoài khăn mỏng rồi đắp lên vùng cột sống bị thoái hóa. Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 này giúp tăng cường tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, giảm ứ trệ.
  • Sử dụng lá ngải cứu: Sao vàng 200g lá ngải cứu và muối trắng, lấy vải mỏng bọc hỗn hợp rồi chườm trực tiếp trong 15 – 20 phút mỗi ngày giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau hiệu quả.
  • Uống nước rễ cây nhàu: Sắc 12g rễ cây nhàu, rau ngót, ngó bần, tầm gửi cây dâu, đậu săng, rễ ngà voi với 0,5L nước, uống 2 lần/ ngày. Cách này giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, tốt cho quá trình điều trị thoái hóa xương khớp.

Lưu ý: 

  • Hiệu quả thực tế của cách chữa này chưa được kiểm chứng.
  • Các trường hợp thoái hóa nặng áp dụng các mẹo chữa tại nhà sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Trong những trường hợp thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có biểu hiện nặng nề, gây khó khăn trong vận động, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Efferalgan – Codein, Tramadol, Opioid.
  • Thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone được chỉ định để hỗ trợ làm dịu cơn đau do co thắt cơ.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Piroxicam, Celecoxib, Meloxicam, Etoricoxib giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
  • Thuốc làm chậm tiến trình lão hóa: Glucosamine sulfate, Piascledine, thuốc ức chế IL1, Chondroitin Sulfate.
  • Thuốc Corticoid: Kháng viêm, giảm đau, có hiệu quả từ vài tháng đến vài năm.

Lưu ý: Thuốc Tây y chỉ có thể làm dịu cơn đau tức thời, không thể phục hồi cấu trúc đốt sống đã bị thoái hóa. 

Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng, lạm dụng thuốc vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như suy tim, tổn thương gan thận, viêm loét dạ dày,…

Châm cứu điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Châm cứu là biện pháp giảm đau do thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 bằng cách dùng kim châm tác động lên các mạch máu và dây thần kinh. Hiện nay có nhiều cơ sở y tế ứng dụng nhiệt, dòng điện để tăng hiệu quả giảm đau.

Để đảm bảo tính an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thực hiện liệu pháp châm cứu.

Vật lý trị liệu

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các liệu trình vật lý trị liệu nâng cao hiệu quả điều trị, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau và ngăn chặn các biến chứng teo cơ, liệt chi như:

  • Xoa bóp, bấm huyệt.
  • Kéo giãn cột sống.
  • Nắn chỉnh cột sống.
  • Chiếu tia hồng ngoại.
  • Tập cơ dựng lưng.
  • Xoa nắn mô mềm.
  • Siêu âm trị liệu.
  • Điện xung trị liệu.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, xảy ra biến chứng gây tê, yếu chân tay, đau dây thần kinh tọa, hẹp ống sống chèn ép tủy sống, thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh, mất kiểm soát đại tiểu tiện,…

Các hình thức phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 thường được chỉ định bao gồm: 

  • Cắt bỏ một phần xương cột sống đang gây chèn ép dây thần kinh. 
  • Cắt bỏ và thay đĩa đệm nhân tạo.
  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống.

Điều trị bằng phẫu thuật giúp giảm đáng kể cơn đau nhức, cải thiện khả năng vận động. Tuy vậy, phương pháp này có thể gây ra nhiều biến chứng tiềm ẩn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ và lựa chọn đơn vị uy tín để giảm thiểu tối đa rủi ro.

Phương pháp phòng ngừa

Xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp cải thiện, kiểm soát và phòng tránh nguy cơ phát sinh biến chứng. Một số cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 khởi phát và tăng nặng là:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
  • Nằm nghiêng đặt một chiếc gối kẹp giữa hai chân, nằm ngửa trên đệm cứng với một chiếc gối nhỏ đặt dưới thắt lưng và đầu gối.
  • Nếu phải ngồi nhiều hãy đứng dậy đi lại sau mỗi 60 phút.
  • Không mang vác vật nặng, ngồi xổm, cúi gập người, đứng lâu một chỗ.
  • Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tránh xa chất kích thích, bia rượu, thức uống có cồn.
  • Tập các môn thể thao có cường độ vừa phải: Đạp xe, yoga, đi bộ, bơi lội, thể dục dưỡng sinh.
  • Thăm khám định kỳ để tầm soát và theo dõi sức khỏe xương khớp. 

Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 và gợi ý những cách điều trị hiệu quả. Để duy trì sức khỏe xương khớp tốt, ngay khi phát hiện những triệu chứng đau nhức bất thường, người bệnh hãy đến ngay các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám, điều trị để ngăn không cho biến chứng xảy ra.

Câu hỏi thường gặp

  • Có người nhà mắc bệnh lý thoái hóa xương khớp.
  • Người trung niên và cao tuổi.
  • Làm công việc văn phòng thường xuyên ngồi máy tính, công nhân may, tài xế, công nhân xây dựng, bốc vác,…
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Người từng gặp tai nạn giao thông hoặc chấn thương, va đập.
  • Ăn uống, sinh hoạt không khoa học, ít vận động. 

Thoái hóa là bệnh không chữa được, chỉ có thể giảm nhẹ, kiểm soát. Các phương pháp chữa bệnh hiện nay có mục đích chính là khắc phục triệu chứng và làm chậm quá trình lão hoá.

Thực phẩm người bệnh nên tránh

  • Rượu bia, nước ngọt có ga, caffeine, thuốc lá, chất kích thích.
  • Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn nhiều đường.

Thực phẩm nên ăn để cải thiện bệnh

  • Các loại rau màu xanh đậm, súp lơ, rau muống, rau cải.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành.
  • Trái cây họ cam quýt, táo.
  • Các loại cá béo giàu Omega 3.
  • Thịt bò, thịt gà, thịt lợn.
  • Nấm và mộc nhĩ.
  • Đu đủ, đỗ đen, dầu oliu.
Cập nhật lúc: 9:55 AM , 04/04/2023

Tin liên quan

Top 4 Tư Thế Nằm Cho Người Thoái Hóa Đốt Sống Lưng [XEM NGAY]

Việc tìm ra tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng là vô cùng quan trọng, góp phần lớn vào quá trình hỗ trợ điều trị và phục...

Mẹo Chữa Thoái Hóa Cột Sống Bằng Lá Ngải Cứu Hữu Hiệu Mà Bạn Nên Biết

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu vừa an toàn, tiết kiệm lại có khả năng hỗ trợ điều trị tích cực do đó đây là phương pháp...

Chuyên Gia Chia Sẻ: Thoái Hóa Cột Sống Chèn Dây Thần Kinh – Thông Tin Hữu Ích

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là biểu hiện rất phổ biến của bệnh lý này. Thông thường, tình trạng chèn dây thần kinh thường gặp ở người...

Lá lốt chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau, thúc đẩy quá trình lưu thông máu

Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Bằng Lá Lốt Đơn Giản Và Tiết Kiệm [TÌM HIỂU NGAY]

Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt là một trong những bài thuốc dân gian phổ biến nhất. Không chỉ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *