Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có thể điều trị và làm chậm quá trình thoái hóa bằng việc dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về chủ đề “Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì tốt?” và gợi ý 12 loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng.
Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp, gây các cơn đau nhức âm ỉ đến dữ dội ở vùng cổ vai gáy, bả vai, tê cứng, khó khăn khi vận động, xoay, cúi, ngửa cổ.
Việc điều trị bệnh chủ yếu nhằm giải quyết các cơn đau và làm chậm quá trình thoái hóa. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Bác sĩ sẽ dựa trên thể trạng, mức độ bệnh để kê đơn phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì thì tốt?
Paracetamol
Paracetamol thích hợp dùng cho các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ, lưng,… mức độ từ nhẹ đến vừa.
- Thành phần chính: Paracetamol.
- Công dụng: Làm giảm đau, kháng viêm mạnh hơn so với các loại thuốc giảm đau thông thường.
- Cách dùng: Dùng từ 500 – 1000mg/lần, tối đa 4000mg/ngày. Trường hợp đau cấp tính có thể uống mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng.
- Giá bán: 35.000 – 40.000 đồng.
Mydocalm
Đây là loại thuốc giãn cơ hỗ trợ điều trị triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.
- Thành phần chính: Tolperison hydrochlorid.
- Công dụng: Làm giảm đau nhức thắt lưng, tăng trương lực cơ, co thắt cơ do thoái hóa cột sống, thấp khớp sống cổ, đau khớp gây ra.
- Cách dùng: Uống từ 150 – 450mg/ngày, chia 3 lần. Nên uống trong hoặc sau bữa ăn với một cốc nước.
Giá bán: 100.000 – 110.000 đồng.
Carisoprodol
Carisoprodol thuộc nhóm thuốc giãn cơ được chỉ định trong trường hợp bệnh cơ xương khớp cấp tính, làm giảm đau trong thời gian ngắn (2-3 tuần).
- Thành phần chính: Carisoprodol.
- Công dụng: Ức chế thần kinh trung ương, an thần, giãn cơ xương, làm giảm cơn đau cấp tính và triệu chứng khó chịu do bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Cách dùng: Uống 250 – 350mg/lần, chia 4 lần/ngày.
- Giá bán: 500.000 – 550.000 đồng.
Cyclobenzaprin Hydrochloride
Bác sĩ chỉ định thuốc Cyclobenzaprin cho các trường hợp bệnh nhân bị co cơ cấp tính hoặc đau cơ xương.
- Thành phần chính: Cyclobenzaprin.
- Công dụng: Hỗ trợ giãn cơ, giảm co thắt cơ, giúp thư giãn cơ bắp.
- Cách dùng:
Người lớn, trẻ em trên 15 tuổi: 10mg/lần, dùng 3 lần/ngày. Mỗi ngày không dùng quá 60mg.
Trẻ em dưới 15 tuổi: 5mg/lần, dùng 3 lần/ngày. Có thể tăng lên 10mg/lần, dùng 3 lần/ngày tùy theo đáp ứng và chỉ định của bác sĩ.
- Giá bán: 100.000 – 200.000 đồng.
Baclofen
Nhóm thuốc giãn cơ này thường được sử dụng trong trường hợp gặp các di chứng thứ phát của các rối loạn mãn tính của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, xơ cứng rải rác, tổn thương cột sống, u cột sống, thiếu máu cục bộ tủy sống,…
- Thành phần chính: GABA và phenylethylamin.
- Công dụng: Điều trị chứng co cứng xương khớp và có thể sử dụng thay thế phẫu thuật cắt bỏ thần kinh.
- Cách dùng:
Người lớn: Bắt đầu với liều 5 mg/lần uống 3 lần/ngày, tăng dần lên tùy theo mức độ đáp ứng.
Trẻ em: Từ 300 microgam/kg/ngày chia 4 lần uống. Tăng liều sau mỗi 3 ngày cho tới khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Giá bán: 170.000 – 190.000 đồng.
Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì – Gabapentin
Gabapentin thuộc nhóm thuốc chống động kinh hoặc thuốc co giật. Được bác sĩ chỉ định cho trường hợp đau do thoái hóa đốt sống cổ, viêm dây thần kinh, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh đái tháo đường, đau dây thần kinh sinh ba,…
- Thành phần chính: Gabapentin.
- Công dụng: Giảm đau do thần kinh, chống cơn duỗi cứng các chi.
- Cách dùng: Bắt đầu từ 300mg/ lần/ ngày, sau đó tăng lên 300 mg/lần uống 2 lần/ngày, sang ngày thứ 3 dùng 300mg/lần uống 3 lần/ ngày.
- Giá bán: 85.000 – 90.000 đồng.
Piascledine
Thuốc Piascledine là nhóm thuốc tác dụng chậm, hỗ trợ điều trị triệu chứng của viêm thoái hóa khớp, đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ.
- Thành phần chính: Cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ, dầu đậu nành.
- Công dụng: Kích thích tổng hợp collagen bởi tế bào sụn khớp và tế bào hoạt dịch, cải thiện tình trạng viêm, giảm thoái hóa sụn.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 300mg vào giữa bữa ăn với nhiều nước, tránh nhai thuốc vỡ ra.
- Giá bán: 190.000 – 200.000 đồng.
Chondroitin sulfate
Chondroitin sulfate được chỉ định cho các trường hợp điều trị các bệnh viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ, rối loạn cơ xương.
- Thành phần chính: Chondroitin Sulfate, Glucosamine HCl.
- Công dụng: Giảm đau, phục hồi, tái tạo hệ thống sụn, cải thiện chức năng vận động của xương khớp.
- Cách dùng: Dùng 800mg/lần/ngày, uống sau bữa sáng liên tục trong 3 tháng.
- Giá bán: 650.000 – 700.000 đồng.
Viên uống Glucosamine Kendai
Viên uống Kendai Glucosamine hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, đốt sống cổ.
- Thành phần chính: Glucosamine, Hyaluronic Acid.
- Công dụng: Giảm khô, đau khớp, tăng tiết dịch ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, trơn tru.
- Cách dùng: Uống 1000mg/ngày.
- Giá bán: 550.000 – 600.000 đồng.
Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì – Davinci Disc Discovery
Danvince Disc Discovery có thành phần chứa nhiều dưỡng chất phục hồi hệ xương khớp, cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau nhức xương khớp trường hợp nhẹ.
- Thành phần: Magnesium, sụn khí quản bò; Vitamin C, B6, D3; Canxi; Kẽm; Silicon; Magie
- Công dụng: Giảm đau, tăng cường sức khỏe hệ thống dây chằng, sức dẻo dai, độ bền bỉ cho đốt sống, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp.
- Cách dùng: 2 viên/lần, uống 3 lần/ngày.
- Giá bán: 1.400.000 – 1.500.000 đồng.
Glucosamine Orihiro
Glucosamine Orihiro là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh lý cơ xương khớp, thoái hóa cột sống, đốt sống.
- Thành phần chính: Glucosamine chiết xuất từ cua biển, vỏ tôm hùm.
- Công dụng: Làm trơn ổ khớp, giảm khô đau khớp, bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng cường khả năng vận động.
- Cách dùng: Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần uống 5 viên sau ăn với nhiều nước.
- Giá bán: 580.000 – 650.000 đồng.
Khớp vẹm xanh NZ Green Mussel
Khớp vẹm xanh NZ Green Mussel được sử dụng cho người bị thoái hóa đốt sống, mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp, đau khớp cột sống, khô khớp gây đau ở vận động nhiều, người chơi thể thao, người cao tuổi.
- Thành phần chính: Tinh chất vẹm xanh tươi, Protein, sắt, kẽm, B12, Omega.
- Công dụng: Cải thiện triệu chứng đau nhức, giảm sưng viêm, nuôi dưỡng cơ sụn khớp, hỗ trợ quá trình vận động diễn ra dễ dàng.
- Cách dùng: Uống 1 – 2 viên/ngày, sau ăn.
- Giá bán: 520.000 – 550.000 đồng.
Lưu ý trong sử dụng thuốc thoái hóa đốt sống cổ
Các loại thuốc Tây y phần lớn cho kết quả điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, với dược tính mạnh, thuốc Tây y thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý:
- Thăm khám và dùng thuốc đúng theo chỉ định về liều lượng thuốc do bác sĩ kê đơn.
- Không kết hợp nhiều loại thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
- Dừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh dùng thuốc hỗ trợ điều trị, người bệnh cần chú ý những biện pháp phòng ngừa, chống tái phát cơn đau do tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, cụ thể:
- Thực hiện xoa bóp, massage trực tiếp vùng cổ thường xuyên.
- Hạn chế làm việc quá sức, tạo áp lực cho các đốt sống cổ.
- Thiết lập thời gian làm việc, lao động vừa sức, kết hợp nghỉ ngơi điều độ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng.
- Nằm, ngồi đúng tư thế, không nằm gối quá cao hay nằm sấp.
- Vận động đều đặn kết hợp tập luyện thể dục, thể thao.
- Khám sức khỏe 6 tháng một lần để được chẩn đoán, phát hiện bệnh lý kịp thời.
Mong rằng những thông tin chia sẻ có trong bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho câu hỏi Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? Để khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Câu hỏi thường gặp
Khả năng hồi phục của bệnh thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào nỗ lực của bệnh nhân. Nếu được phát hiện từ sớm, xử lý đúng cách thì bệnh có thể được kiểm soát, ngăn tái phát. Ngược lại, nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách thì nguy cơ biến chứng, bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe là rất cao.
- Bài tập 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, đan mười ngón tay vào nhau. Đặt lòng bàn tay hướng lên trên ép chặt vào bụng, cổ đưa về phía trước, sau đó lật bàn tay xuống phía dưới, duỗi thẳng hai tay rồi ngửa đầu ra sau.
- Bài tập 2: Ngồi thoải mái trên ghế, đặt lòng bàn tay trái/ phải lên sau gáy. Từ từ đẩy đầu về phía sau, đặt bàn tay sau gáy, giữ nguyên trong vòng 10 giây và lặp lại 10 lần.
- Bài tập 3: Ngồi thoải mái, giữ lưng thẳng, cúi thấp cổ đến khi cổ chạm vào cằm. Sau đó nghiêng cổ và gập vào bả vai phía bên trái, tiếp tục nghiêng và gập cổ vào bả vai phải rồi ngửa cổ ra sau, mắt nhìn lên trên trần nhà. Thực hiện mỗi động tác 2 lần, giữ 5 giây với mỗi tư thế.
Lưu ý những điều sau trước khi tiến hành luyện tập:
- Tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng các bài tập phù hợp nhất với mức độ chấn thương và thể trạng.
- Tập trước gương để quan sát, điều chỉnh, kiểm tra tư thế.
- Tập luyện trong tư thế thoải mái, không gồng hoặc lên gân khi thực hiện các động tác.
- Nên bắt đầu tập luyện từ từ, không tập luyện với cường độ quá nặng.
- Khi cảm thấy đau, người bệnh nên ngưng luyện tập và đến gặp bác sĩ.
- Thực phẩm giàu Vitamin A: Gan bò, bê, gà, phô mai, sữa, bơ, trứng, cà rốt, đu đủ, rau chân vịt, khoai lang,..
- Thực phẩm chứa nhiều Vitamin B12: Thịt đỏ, cá, gia cầm, gan, trứng, sữa chua, phô mai,...
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Kiwi, dâu tây, ổi, cam, cải bó xôi, cà chua, khoai tây,...
- Thực phẩm giàu vitamin D: Dầu cá, lòng đỏ trứng,...
- Thực phẩm có hàm lượng magie cao: Ngũ cốc, gạo, các loại đậu, chuối, hạt, tôm hùm, các loại rau xanh,...
- Nhóm thức ăn có lượng canxi phong phú: Sữa và chế phẩm làm từ sữa, sữa chua, cá hồi, các loại đậu hà lan, rau xanh,...
- Thực phẩm giàu sắt: Sò, cua, thịt đỏ, trứng gà, đậu nành,...
- Các loại cá béo chứa Omega 3: Cá trích, cá cơm, cá hồi, cá bơn, cá thu, cá mòi, hàu, trứng cá muối,...
- Trà xanh, các loại hạt.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Thức ăn cay nóng.
- Thức ăn có nhiều muối, đường.
- Các loại chất kích thích như cà phê, trà đặc, bia, rượu, thuốc lá,...