Tẩy trắng răng bị ê buốt nên xử lý thế nào? Cách khắc phục nhanh

Tẩy trắng răng bị ê buốt là hiện tượng hoàn toàn bình thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài giờ hoặc lâu hơn tùy mức độ và sức khỏe răng miệng của mỗi người. 

Nguyên nhân khiến tẩy trắng răng bị ê buốt

Tẩy trắng răng được hiểu là việc sử dụng thuốc tẩy trắng quét lên bề mặt ngoài của toàn bộ hàm răng giúp răng trắng sáng hơn. Nguyên lý làm trắng răng là phản ứng oxi hóa khử từ thuốc tẩy răng và đèn chiếu tẩy răng, phân tách chuỗi protein bám trên bề mặt răng gây xỉn màu, từ đó giúp răng trắng dần lên.

Mặc dù phương pháp này chỉ tác động bề mặt ngoài của răng, song nhiều người lại gặp hiện tượng ê buốt răng sau khi tẩy trắng. Vậy, tại sao tẩy trắng răng bị ê buốt và tẩy trắng răng bị ê buốt bao lâu? Thực tế, tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người trước khi tẩy trắng sẽ quyết định thời gian ê buốt kéo dài bao lâu.

Tẩy trắng răng giúp răng trắng sáng hơn bằng việc sử dụng thuốc tẩy trắng
Tẩy trắng răng giúp răng trắng sáng hơn bằng việc sử dụng thuốc tẩy trắng

Thông thường, cảm giác ê buốt sau khi tẩy trắng chỉ là những cơn đau âm ỉ, đau từng đợt với mức độ nhẹ và kéo dài khoảng vài giờ rồi biến mất với những người có cơ địa bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp sức khỏe răng miệng yếu, dễ nhạy cảm nên cơn ê buốt có thể kéo dài 1 – 2 ngày. Trường hợp kéo dài lâu hơn có thể do một vài nguyên nhân như:

Do nền răng bị yếu

Hầu hết các loại thuốc tẩy trắng răng được sử dụng phổ biến hiện nay đều chứa thành phần Hydrogen Peroxide với tác dụng chính là làm trắng răng và ức chế sự hình thành men răng.

Tuy nhiên, ngoài thành phần này thì trong thuốc tẩy trắng còn chứa nhiều thành phần hóa học khác có nguy cơ gây kích ứng sau khi sử dụng.

Đối với những người có nền răng khỏe mạnh và chắc chắn, tỉ lệ bị kích ứng bởi tác dụng phụ sẽ ít hơn. Ngược lại, những người có nền răng bị yếu sẽ dễ gặp kích ứng và đặc biệt là bị ê buốt sau khi tẩy trắng răng.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng và sử dụng sai cách các thuốc tẩy trắng răng còn có thể gây ra một số bệnh lý như: Viêm nướu, viêm lợi, viêm chân răng, mòn men răng,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc răng và xương ổ răng.

Nền răng yếu khiến tỉ lệ kích ứng bởi thuốc tẩy trắng răng cao hơn
Nền răng yếu khiến tỉ lệ kích ứng bởi thuốc tẩy trắng răng cao hơn

Do kỹ thuật tẩy trắng răng không đúng tiêu chuẩn

Có một số người tẩy trắng răng tại nhà bị ê buốt một phần là do dùng thuốc không đảm bảo. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn bởi thao tác tẩy trắng răng sai cách.

Trong quy trình tẩy trắng răng, việc làm thuốc dính vào nướu hoặc bôi lượng thuốc quá nhiều sẽ gây ra cảm giác ê buốt và rát xung quanh răng. Do đó, cần tuyệt đối cẩn trọng trong thao tác tẩy trắng, đặc biệt là khi tự làm tại nhà.

Do nồng độ thuốc vượt mức an toàn

Việc tự ý sử dụng thuốc tẩy trắng tại nhà, không tham khảo ý kiến của bác sĩ, không thực hiện tại các phòng khám uy tín và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm cho người dùng.

Đối với phương pháp tẩy trắng truyền thống, những thuốc có thành phần tẩy trắng cao sẽ mang lại hiệu quả nhanh, răng càng trắng sáng nhanh hơn. Nhưng đi kèm với đó là mức độ ê buốt cũng mạnh hơn.

Nồng độ thuốc quá mạnh
Nồng độ thuốc quá mạnh

Tẩy trắng răng bị ê buốt làm thế nào khắc phục?

Làm trắng răng có bị ê buốt không và ê buốt kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể nói, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng ê buốt kéo dài bất thường, bạn có thể khắc phục bằng một số cách như sau:

  • Uống thuốc giảm ê buốt 

Sau khi tẩy trắng răng, để giảm thiểu tình trạng ê buốt, bạn có thể nhờ sự hướng dẫn của nha sĩ kê một số loại thuốc bôi hoặc uống.

Một số thuốc dạng gel bôi ngăn ê buốt răng cấp tính như: SensiKin, Emoform, GC Tooth Mousse, Eucryl, Venci Fluor Pro Varnish,… Công dụng chung của các sản phẩm này là hỗ trợ các trường hợp ê buốt răng do tẩy trắng, ê buốt sau phẫu thuật nha chu hoặc sau khi trám răng, mài răng phục hình,…

Trong khi sử dụng, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn, tuyệt đối không tự ý dùng hay tăng giảm lượng thuốc, tránh những biến chứng và tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Dùng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm 

Khi gặp tình trạng ê buốt sau tẩy trắng răng, bạn nên đổi sang các loại kem chuyên biệt dành riêng cho răng nhạy cảm. Các loại kem đánh răng này có nhiều nhiều hợp chất có tác dụng ngăn chặn ê buốt chân răng. Đặc biệt, kem cho răng nhạy cảm còn có thành phần chính là Kali Nitrat có tác dụng chặn cơn đau từ các dây thần kinh răng lên não bộ.

Một số loại kem mà độc giả có thể tham khảo như: Sensodyne, Median Hàn Quốc, PS Sensitive Expert, Ngọc Châu, Pro Max Sensitive Hàn Quốc, Emoform-F của Thụy Sỹ,…

Xem thêm: Ê buốt răng sau khi sinh phải làm sao? Cách điều trị an toàn cho các mẹ

Tham khảo một số loại kem đánh răng có thể khắc phục tình trạng đau buốt
Tham khảo một số loại kem đánh răng có thể khắc phục tình trạng đau buốt
  • Sử dụng nước muối sinh lý 

Súc miệng với nước muối sinh lý không chỉ là cách giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, làm sạch răng, ngăn ngừa viêm nhiễm, vi khuẩn mà còn có tác dụng giảm cơn ê buốt vô cùng hiệu quả.

Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý tại các nhà thuốc thay vì nước muối tự pha. Bởi bạn có thể pha sai tỉ lệ, sai nồng độ cồn khiến nước muối không đảm bảo vô trùng, không phát huy tác dụng.

Cách làm: Sau khi đánh răng xong, lấy một lượng nước muối ngậm và súc miệng trong vòng 1 – 2 phút. Có thể thực hiện 3 – 4 lần để giảm ê buốt răng nhanh chóng hơn.

  • Giảm ê buốt răng bằng tỏi 

Tỏi được biết đến là thực phẩm tốt trong việc nâng cao sức đề kháng. Đối với sức khỏe răng miệng, tỏi có chứa thành phần allicin với tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và bảo vệ răng khỏi sự kích ứng.

Cách làm: Tỏi khô bóc vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Lấy lát tỏi chà trực tiếp lên vùng chân răng bị ê buốt liên tục trong 2-3 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần sẽ thấy tình trạng ê buốt giảm đáng kể.

  • Súc miệng bằng trà xanh

Theo nghiên cứu cho thấy, lá trà xanh chứa các catechin EGCG và ECG có khả năng liên kết với nhau tạo màng bọc ngăn chặn vi khuẩn. Bên cạnh đó, trong trà xanh cũng có thành phần fluoride cao có tác dụng làm chắc men răng và chống oxy hóa.

Cách làm: Súc miệng bằng nước trà xanh không đường mỗi ngày 2 – 3 lần sau bữa ăn.

Những nguyên tắc giúp hạn chế tẩy trắng răng bị ê buốt

Tẩy trắng răng có ê buốt không phụ thuộc vào cách bạn tuân thủ một số nguyên tắc để hạn chế tình trạng này. Do đó, khi tẩy trắng răng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng

Bạn chỉ nên sử dụng thức ăn với độ ấm vừa phải. Đặc biệt, đồ ăn quá lạnh sẽ làm bạn bị ê buốt răng trầm trọng hơn. Còn đồ nóng sẽ làm ảnh hưởng đến độ sáng sau khi tẩy trắng.

Bạn không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Bạn không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Sau khi tẩy trắng, răng đang nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt, có chứa thành phần Potassium Nitrate hoặc Strontium Acetate.

Bên cạnh đó, nên chọn bàn chải đánh răng có đầu lông mềm, mảnh và sợi nhỏ có thể làm sạch sâu mảng bám và giảm ê buốt. Tránh dùng bàn chải đánh răng thô, cứng sẽ gây hại đến lớp men răng bao phủ bên ngoài.

  • Chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Để hạn chế tình trạng ê buốt một cách triệt để, bạn nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn các địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín. Quá trình tẩy trắng được thực hiện bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ đảm bảo an toàn nhất cho bạn.

  • Nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt

Sau khi tẩy trắng, bạn hạn chế ăn những món ăn dai, cứng, thô như xương sườn, thịt đà điểu, thịt sườn sụn,… Thay vào đó, nên ăn các món ăn dễ nuốt, mềm như thịt hầm, cháo thịt, cơm mềm, súp,…

Có thể thấy, tẩy trắng răng bị ê buốt là tình trạng rất bình thường và hoàn toàn có thể khắc phục ngay sau khi thực hiện tẩy trắng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp độc giả nắm vững kiến thức khắc phục tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng để vận dụng một cách triệt để.

Cùng chuyên mục:

Cập nhật lúc: 4:57 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Hemagold hỗ trợ chữa xuất tinh sớm

Nong Hàm Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Một Số Lưu Ý Cần Biết

Nong hàm thường được chỉ định cho các trường hợp có cung hàm hẹp và thiếu khoảng trống để niềng răng. Vậy thực chất đây là kỹ thuật gì, có...

Cắt amidan bao lâu thì lành

Bệnh viêm nha chu cấp có gây nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm nha chu cấp là bệnh thường gặp với nhiều đối tượng bị viêm lợi nặng và dễ gây ra tình trạng mất răng ở người trưởng thành. Mọi người...

Mặt Trái Xoan Là Như Thế Nào, Mang Ý Nghĩa Gì Theo Tướng Số?

Mặt trái xoan (mặt oval) từ rất lâu đã được xem là chuẩn mực vẻ đẹp của người Á Đông. Vậy khuôn mặt này là như thế nào, mang ý...

Những điều con gái không thích ở con trai

Cắt Lợi Trùm Là Gì? Thực Hiện Thế Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Cắt lợi trùm răng khôn là một tiểu phẫu trong nha khoa được ứng dụng rất rộng rãi. Phương pháp này giúp loại bỏ phần lợi trùm phía trên răng...

Răng Khôn Bị Sâu: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng mọc muộn nhất trong cung hàm. Nó nằm vị trí trong cùng nên thức ăn rất dễ đọng lại gây nên...

Mặt Trái Xoan Đeo Kính Gì Hợp Mốt, Hợp Thời Trang?

Mặt trái xoan là khuôn mặt ưa nhìn và rất dễ tạo thiện cảm cho người đối diện do đó không khó để tìm một mắt kính phù hợp. Vậy...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *