Phương pháp dán răng sứ Veneer được khá nhiều người áp dụng để “thay áo mới” cho răng. Đáng chú ý, kỹ thuật nha khoa này còn có thể đảm bảo chức năng nhai của răng với tính thẩm mỹ cao mà hoàn toàn không gây xâm lấn. Vậy cụ thể làm răng Veneer sứ có ưu, nhược điểm gì và giá thành thực hiện ra sao?
Răng sứ Veneer là gì?
Răng sứ Veneer là vật liệu có dạng vỏ mỏng với độ dày chỉ từ 0,3 – 0,5mm, được thiết kế phù hợp với màu răng để gắn vào bề mặt trước của răng. Mục đích của việc này là cải thiện hình thức bên ngoài, giúp răng đạt được tính thẩm mỹ mong muốn. Veneer thường được làm từ chất liệu sứ, composite hoặc nhựa tổng hợp cực kỳ an toàn cho răng, không gây kích ích nướu.
Trường hợp cần dán sứ Veneer:
- Răng thưa, gãy vỡ nhẹ.
- Răng hô, móm nhẹ.
- Răng bị xỉn màu, ố vàng hoặc nhiễm màu do dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
- Kích thước các răng trên cung hàm không đồng đều.
Trường hợp không được chỉ định dán sứ:
- Bị viêm nha chu.
- Răng mọc lệch nặng.
- Răng bị sai khớp cắn nặng
- Sâu răng.
- Răng đã chữa tủy (răng chết).
Ưu, nhược điểm của kỹ thuật dán răng sứ Veneer
Dán răng sứ Veneer là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay bởi sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
- Mài răng ít: Nếu bọc răng sứ bắt buộc phải mài cả mặt trong lẫn mặt ngoài của răng thì dán sứ Veneer chỉ cần mài một chút mặt ngoài. Thậm chí, có khá nhiều trường hợp răng thưa, tỷ lệ mài còn rất nhỏ, thậm chỉ là bằng không. Do đó, việc thực hiện phương pháp nha khoa thẩm mỹ này sẽ giúp bảo tồn tối đa răng thật đồng thời cũng không ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.
- Bảo vệ tủy răng: Dán sứ Veneer thực tế chỉ cần mài răng với một lớp rất mỏng nên hoàn toàn không ảnh hưởng tới cấu trúc răng. Đồng thời, phương pháp này cũng không lấn sâu vào mô răng nên không tác động tới tủy, từ đó tủy răng được bảo vệ một cách tốt nhất. Đây chính là ưu điểm nổi bật của dán sứ Veneer.
- Độ bền cao: Kỹ thuật dán sứ Veneer của bác sĩ tốt kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ có độ bền rất cao. Thậm chí mặt dán này có thể tồn tại vĩnh viễn trên cung hàm cùng với răng thật.
- Độ cảm biến thức ăn tốt: Mặt dán sứ Veneer có kích thước siêu mỏng nên hoàn toàn không gây cộm hay vướng víu cho người thực hiện. Do đó, quá trình ăn nhai cũng như độ cảm biến thức ăn cũng không bị ảnh hưởng.
Ngoài những ưu điểm trên, kỹ thuật dán sứ Veneer cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Kỹ thuật thực hiện khó: So với bọc răng sứ thì kỹ thuật dán sứ Veneer được cho là phức tạp hơn nhiều. Bởi mặt dán sứ phải được thiết kế mỏng, nhẹ vào trùng khớp vào bề mặt răng. Bên cạnh đó, bác sĩ cần thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ từng thao tác, chỉ cần sai lệch một chút, miếng dán có thể có lỏng lẻo và rơi ra ngoài sau một thời gian ngắn sử dụng.
- Công nghệ thực hiện cao: Để tạo nên mặt dán sứ phù hợp với mỗi người thì cần áp dụng công nghệ 3D CAD/CAM. Đây là phần mềm mô phỏng hình ảnh 3 chiều tiên tiến nhất cho tới thời điểm hiện tại. Chỉ khi áp dụng công nghệ này, mặt dán sứ Veneer mới được chế tác phù hợp và đều đẹp với răng từng người.
- Chi phí cao: Do kỹ thuật thực hiện khó và cần phải áp dụng công nghệ 3D CAD/CAM nên chi phí dán sứ Veneer cao hơn hẳn so với phương pháp bọc sứ thẩm mỹ.
Dán răng sứ Veneer có tốt không, có hiệu quả không?
Dán răng sứ được đánh giá là một liệu pháp điều trị tốt cho tình trạng răng ố vàng, răng bị khiếm khuyết, nứt, bể hay mọc không đều… Khi áp dụng cho đúng đối tượng kết hợp với tay nghề bác sĩ tốt, phương pháp này sẽ đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Cụ thể, dán sứ Veneer có thể mang lại cho người thực hiện một hàm răng trắng sáng, đều, đẹp mà không hề ảnh hưởng đến cấu hình, sức khỏe và khả năng ăn nhai của chiếc răng nguyên thủy.
Quy trình dán răng sứ veneer
Quy trình dán sứ Veneer chuẩn nha khoa bao gồm 5 bước cơ bản như sau:
- Bước 1 (Kiểm tra răng): Nha sĩ kiểm tra toàn bộ hàm răng của bạn để xem phù hợp với phương pháp dán sứ Veneer hay không. Tiếp đó, bước kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng và chụp phim X quang sẽ được thực hiện để kiểm tra khiếm khuyết, xác định nguyên nhân cũng như số lượng răng cần phục hình. Trường hợp răng bị sâu, có nhiều cao răng, hay mất răng, nha sĩ sẽ cần điều trị trước khi dán sứ Veneer.
- Bước 2 (Mài men răng): Nha sĩ mài bỏ một lượng nhỏ men răng ở mặt trước và hai bên răng nhằm tạo chỗ để dán Veneer. Đây là bước cực kỳ quan trọng, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết để tránh gây tổn hại tới răng.
XEM THÊM
- Bước 3 (Lấy dấu hàm): Nha sĩ lấy dấu hàm răng bằng cao su chuyên dụng và chuyển đến phòng thiết kế. Tiếp đó màu sắc răng cũng được lựa chọn sao cho phù hợp nhất với hàm răng của bạn.
- Bước 4 (Thiết kế miếng dán sứ): Mẫu lấy dấu hàm răng sau khi được gửi đến phòng labo sẽ được các kỹ thuật viên tạo hình miếng dán Veneer trên phần mềm thiết kế 3D CAD/CAM sao cho phù hợp với răng của bạn. Thời gian thực hiện bước này có thể mất vài ngày nên nha sĩ có thể gắn răng tạm thời cho bạn trong lúc chờ đợi.
- Bước 5 (Dán Veneer lên răng): Nha sĩ sẽ đặt thử Veneer lên răng để kiểm tra mức độ phù hợp và điều chỉnh sao cho phù hợp với hình dạng của răng thật. Sau khi mọi thứ đã hoàn hảo, răng thật sẽ được làm sạch và dán Veneer.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành quá trình dán sứ Veneer, nha sĩ sẽ đánh giá, kiểm tra mức độ chịu lực của răng. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo chức năng nhai tốt và tính thẩm mỹ cao cho răng. Ngoài ra, nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng cũng như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp răng sứ có độ bền và duy trì màu sắc trắng nhất.
Giá thành dán răng sứ Veneer hiện nay
Hiện nay giá mặt dán sứ Veneer khá đa dạng và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
- Chất liệu mặt dán sứ Veneer.
- Địa chỉ nha khoa thực hiện bọc răng, dán sứ Veneer.
- Số lượng răng cần dán sứ.
- Tình trạng sức khỏe răng miệng của người cần dán sứ Veneer.
Theo khảo sát, tại đa số các địa chỉ nha khoa uy tín, giá mặt dán sứ Veneer hiện đang có 2 mức là 6 triệu và 10 triệu. Trong đó:
- Mặt dán sứ Veneer Emax (CAD/CAM): 6 triệu đồng/răng.
- Mặt dán sứ Veneer thủy tinh 3D (không cần mài răng thật): 10 triệu/răng.
Như vậy có thể thấy giá mặt dán sứ cao hơn hẳn so với bọc răng sứ. Nguyên nhân là do kỹ thuật và công nghệ dán sứ có nhiều yêu cầu khắt khe hơn.
Làm răng Veneer sứ ở đâu uy tín tại Hà Nội?
Để có một hàm răng sứ Veneer đều đẹp, có độ bền cao, bạn cần phải lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng và có giá thành thực hiện hợp lý. Bởi kỹ thuật thẩm mỹ răng tương đối khó, đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề tốt, tỉ mỉ, cẩn thận và dày dặn kinh nghiệm.
Một số địa chỉ nha khoa tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo để dán răng sứ là:
Vidental
- ViDental là tên viết tắt của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam (Website: https://vidental.vn/ )
- Là đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha khoa hiện đại tại Việt Nam, trong đó dán răng sứ Veneer.
- Quy tụ đội ngũ nha sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức. Trong đó, nổi bật nhất là công nghệ lấy dấu mẫu hàm Scan 3D, máy chụp X-Quang toàn cảnh Panorex, thiết kế răng sứ bằng CAD/CAM 3D.
Dán răng sứ Veneer tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Là địa chỉ nha khoa thẩm mỹ và điều trị nổi tiếng nhất nhì tại khu vực miền Bắc.
- Sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, trong đó có trồng răng sứ Veneer.
- Trang bị đầy đủ máy móc, kỹ thuật hiện đại phục vụ quá trình dán sứ Veneer hay bọc sứ răng cửa, bọc răng mọc lêch,…
Dán sứ Veneer tại Khoa Răng Hàm Mặt (BV Đại học Y)
- Là địa chỉ được người dân thủ đô đánh giá cao trong điều trị các bệnh lý hoặc khiếm khuyết tại Răng – Hàm – Mặt.
- Quy tụ giáo sư, giảng viên của Đại học Y Hà Nội. Đây đều là những người không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có kinh nghiệm thực tiễn.
- Quy trình thực hiện dán sứ Veneer an toàn với chi phí hợp lý.
Một số lưu ý sau khi thực hiện dán răng sứ Veneer
Sau khi dán sứ Veneer, bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng. Cụ thể:
Chế độ ăn uống:
- Chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt và ít bám dính.
- Ăn đủ dưỡng chất, chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe của răng.
- Hạn chế ăn đồ ngọt để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng.
- Không ăn đồ cứng, dai và có độ bám dính tốt, chẳng hạn như kẹo cao su, đồ nếp, bánh dẻo, kẹo dẻo. Chúng có thể ảnh hưởng đến độ bền của mặt dán sứ Veneer.
- Không uống nước có màu sẫm để đảm bảo răng sứ luôn trắng sáng, đều màu.
- Phân chia lực cắn khi ăn nhai vào cả hai hàm.
Chăm sóc răng miệng:
- Không hút thuốc để bảo vệ sức khỏe răng miệng và độ trắng sáng của miếng dán.
- Tuyệt đối không dùng răng mở nắp chai hoặc xé bao bì…
- Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng sát khuẩn tốt.
- Dùng nước súc miệng, chỉ nha hoặc tăm nước khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch mảng bám trong khoang miệng
- Đến gặp bác sĩ định kỳ sau khi dán sứ Veneer để được nha sĩ kiểm tra răng, khớp cắn, độ bám keo… Lịch tái khám tốt nhất là từ 3 – 6 tháng hoặc khi gặp bất cứ vấn đề nào liên quan đến răng miệng.
Vừa rồi là những thông tin quan trọng liên quan đến dán răng sứ Veneer. Đây là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, giúp khắc phục nhiều khuyết điểm trên răng nên có mức phí khá đắt đỏ. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên lựa chọn bệnh viện hoặc địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ nha sĩ tay nghề cao thực hiện dán sứ Veneer cho răng.
Cập nhật lúc: 9:03 AM , 16/03/2023ĐỌC NHIỀU