Răng khôn là gì tưởng chừng là một khái niệm quen thuộc nhưng lại bị không ít người hiểu sai. Răng số 8 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình phát triển của hàm và không phải trường hợp nào cũng buộc phải nhổ bỏ. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc về răng khôn và một số vấn đề liên quan.
Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là răng hàm lớn thứ ba, xuất hiện cuối cùng trong hàm (sau răng sữa và răng vĩnh viễn). Những chiếc răng số 8 thường bắt đầu mọc ở độ tuổi 17 đến 25. Sự xuất hiện này có thể ít nhiều gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tình trạng sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên đến nay, căn cứ khoa học của quá trình loại bỏ răng khôn vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.
Việc tìm hiểu răng khôn là gì sẽ giúp bạn hiểu đúng bản chất của những chiếc răng này. Thực tế, mỗi người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, chia đều 14 chiếc ở hàm trên và 14 chiếc ở hàm dưới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của 4 chiếc răng khôn sẽ làm nảy sinh vấn đề khi không còn đủ chỗ trống, dẫn tới phần lớn tình trạng mọc lệch, mọc ngầm, chèn ép lên răng hàm bên cạnh.
Các biến chứng của răng số 8
Sự tồn tại của răng số 8 đối khi sẽ tạo điều kiện để gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa. Việc nhận biết là loại bỏ sớm sẽ giúp bạn bảo đảm sức khỏe răng miệng lâu dài.
Sâu răng
Do vị trí nằm ở phía trong cùng của hàm thế nên răng số 8 rất khó để làm sạch thức ăn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Nếu răng số 8 chỉ mọc lên được 1 phần hoặc mọc lệch đâm vào răng bên cạnh có thể gây nhiễm trùng, đau đớn dữ dội về mặt lâu dài.
Viêm lợi
Vị trí của răng số 8 rất dễ dẫn tới tình trạng lợi trùm. Khi đó, một phần của nướu vẫn bám trên bề mặt của răng dẫn tới việc tích tụ đồ ăn và vi khuẩn. Điều này về lâu dài dễ gây ra viêm nhiễm phần nướu quanh răng, gây hôi miệng và làm xuất hiện các triệu chứng như đau răng, sưng lợi, sốt không lý do, khiến người bệnh khó khăn khi há to miệng. Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.
Gây hình thành khối u nang
Nếu vị trí răng số 8 mọc lệch, mọc ngang hoặc mô răng phát triển bất thường có thể gây ra các khối u lành tính ở nướu, hoặc liền kề một răng trong xương hàm. Bên trong các khối u này sẽ sẽ khí, chất lỏng hoặc chất mềm và không có biểu hiện rõ ràng. Lâu dần sẽ gây hỏng răng hàm, xương hàm và dây thần kinh tủy sống.
Hủy hoại xương và hàm răng
Nếu hàm không đủ khoảng trống cho răng số 8 thì khi mọc sẽ dẫn tới việc mọc ngược về phía xương hàm, mọc xiên, đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai, mọc lệch và chèn ép các răng bên cạnh. Thường thấy nhất là răng hàm bị xô, lâu dài dễ bị đau nhức âm ỉ, lung lay hoặc tiêu xương.
Khi nào nên nhổ răng số 8?
Trên thực tế, không phải bất cứ trường hợp nào cũng buộc phải nhổ răng số 8. Việc chủ động tìm hiểu kỹ răng số 8 là gì, khi nào nên nhổ sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình phương án xử lý và chăm sóc răng miệng phù hợp nhất. Các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ đối với tình trạng dưới đây:
- Răng số 8 mọc lệch gây ra đau đớn, nhiễm trùng tái phát nhiều lần, xuất hiện u nang và ảnh hưởng xấu đến các chiếc răng xung quanh.
- Có sự xuất hiện của khe giắt nằm giữa răng số 8 và răng kế bên, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng cho chiếc răng bên cạnh.
- Răng khôn dù mọc thẳng, hàm có đủ chỗ trống nhưng lại có hình dạng bất thường, kích thước nhỏ và có nguy cơ cao sẽ gây ra sâu răng hay viêm nha chu răng.
- Răng số 8 mọc thẳng không gây chèn ép sang các vị trí bên cạnh nhưng không có răng đối diện ăn khớp làm cho thức ăn bị dễ bị nhồi nhét và lở loét vùng nướu đối diện.
- Răng số 8 bị sâu răng nghiêm trọng có nguy cơ lây lan hoặc viêm nha chu.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ tiến hành đánh giá mức độ cần thiết đối với sự phát triển của hàm. Nếu vị trí răng số 8 không bất thường hoặc không gây tổn hại tới các vị trí bên cạnh có thể không nhất thiết phải loại bỏ.
- Răng số 8 mọc thẳng, toàn bộ phần thân răng mọc bình thường, không xuất hiện biến chứng và không bị kẹt gây tình trạng lợi trùm.
- Người có tiền sử mắc những bệnh lý khó kiểm soát như đái tháo đường, tim mạch, tâm thần, rối loạn đông máu,…
Quy trình nhổ răng số 8 an toàn, không đau
Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhổ răng khôn không đau và tiết kiệm thời gian. Để xác định được tình trạng răng khôn hiện tại, các nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám theo quy trình như sau:
- Bước 1: Thăm khám toàn diện và chụp X-quang để xác định kích thước và vị trí răng số 8.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ, lấy cao răng, sát khuẩn để quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu kéo dài…
- Bước 3: Nha sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê trực tiếp và phần lợi để giảm tối đa cảm giác đau đớn khi nhổ răng khôn.
- Bước 4: Ở quá trình này, nha sĩ sẽ sử dụng khí cụ nha khoa và các thiết bị hiện đại để loại bỏ dần dần toàn bộ răng khô ra khỏi hàm.
- Bước 5: Tư vấn chăm sóc và đặt lịch tái khám.
Nhổ răng khôn ở đâu tốt nhất?
Hiện nay độc giả có rất nhiều lựa chọn dịch vụ nhổ răng khôn như các phòng khám tư hoặc bệnh viện công, bệnh viện Quốc tế… Mỗi địa điểm sẽ có mức giá nhổ khác nhau, phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị, tình trạng răng và trang thiết bị… chủ yếu dao động từ:
- Nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch mức độ 1: 1.000.000 – 3.000.000 đồng/răng.
- Nhổ răng khôn mọc ngầm, chân răng khó lấy: 3.000.000 – 5.000.000 đồng/răng.
Một số địa chỉ nhổ răng khôn uy tín được nhiều người lựa chọn bạn có thể tham khảo là:
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương: Nơi đây không chỉ tiếp nhận những ca nhổ răng thông thường mà còn điều trị và chăm sóc toàn diện các vấn đề răng miệng phức tạp như nhổ răng khôn, viêm nha chu, triệt tủy, implant…Với thế mạnh về đội ngũ chuyên gia, trang thiết bị hiện đại, quá trình nhổ răng số 8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương diễn ra trong thời gian tương đối ngắn và hạn chế tối đa cảm giác đau đớn.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Với hệ thống phòng khám trải rộng khắp cả nước, người dân ở mọi tỉnh thành có nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng đều có thể đến với bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Tại đây, các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn phương pháp nhổ răng phù hợp nhất, toàn bộ quá trình điều trị sẽ được diễn ra với quy trình nghiêm ngặt, loại bỏ cảm giác đau đớn và nguy cơ biến chứng. Sau khi kết thúc, người bệnh sẽ được tư vấn chăm sóc và hẹn ngày tái khám.
- Vidental: Nơi đây là hệ sinh thái nha khoa phức hợp trực thuộc Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam. Không chỉ có nền tảng hình thành vững chắc, trung tâm còn đầu tư mạnh mẽ nhằm phát triển hệ thống thiết bị hiện đại, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đem tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Hướng dẫn chăm sóc ngăn biến chứng sau khi nhổ
Ngoài việc chủ động tìm hiểu định nghĩa răng khôn là gì, độc giả không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc răng giúp giảm nguy cơ biến chứng sau khi nhổ:
- Nên cắn chặt bông thấm máu trong khoảng 10 – 15 phút. Nếu mãi chảy nhiều nên thay bông mới.
- Nếu xảy ra tình trạng ê buốt, bạn có thể súc miệng lại bằng nước muối ấm, nước trà hoặc chườm lạnh bên ngoài.
- Chỉ nên chải răng nhẹ nhàng kết hợp với nước súc miệng để làm sạch toàn diện.
- Ưu tiên các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai nuốt như cháo, canh, súp… Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc cứng, cạnh sắc nhọn.
- Đến kiểm tra lại theo đúng lịch hẹn của nha sĩ.
Trên đây là những kiến thức tổng quát nhất về răng số 8. Hy vọng rằng thông qua bài viết, độc giả đã có cho mình đáp án thỏa đáng nhất cho thắc mắc răng khôn là gì, có nên nhổ không. Qua đó xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt, chăm sóc phù hợp nhất.
Cập nhật lúc: 12:44 AM , 14/03/2023