Phồng đĩa đệm l4-l5: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả

Phồng đĩa đệm L4-L5 là một căn bệnh xương khớp gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như nhức mỏi lưng, tê bì, đau nhói từ vùng hông lan xuống chân. Vậy phồng đĩa đệm là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những vấn đề trên.

Phồng đĩa đệm l4-l5 là gì? Có nguy hiểm không?

Theo giải phẫu cơ thể người, cột sống của mỗi người đều được cấu tạo gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt sống cụt. Ở giữa 2 đốt sống cạnh nhau có một cấu trúc là đĩa đệm, có tác dụng giảm sốc cho các đốt sống, giúp cho quá trình vận động linh hoạt hơn. Đĩa đệm có cấu trúc bên ngoài là lớp vỏ bao xơ và phần nhân nhầy gelatin nằm ở trung tâm.

Bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 hay hồi đĩa đệm xảy ra khi lớp vỏ bao xơ bị suy yếu khiến phần nhân keo gelatin bên trong bị lồi ra khỏi vị trí ban đầu. Tuy nhiên phần nhân nhầy này vẫn chưa thoát hoàn toàn ra ngoài.

Hậu quả là khiến cho đĩa đệm của người bệnh bị tổn thương, phồng lên, chèn ép vào các dây thần kinh cột sống khiến bệnh nhân bị đau nhức vùng thắt lưng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 xảy ra khi lớp vỏ bao xơ bị suy yếu khiến phần nhân keo gelatin bên trong bị lồi ra khỏi vị trí ban đầu
Bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 xảy ra khi lớp vỏ bao xơ bị suy yếu khiến phần nhân keo gelatin bên trong bị lồi ra khỏi vị trí ban đầu

Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào ở cột sống, nhưng thường gặp nhất vẫn là vùng thắt lưng, ngực và cột sống cổ. Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, các đốt sống và đĩa đệm vùng thắt lưng là bộ phận phải chịu nhiều áp lực nhất. Do vậy hiện nay bệnh lồi đĩa đệm L4-L5 chiếm tỷ lệ ngày càng cao và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Về cơ bản, bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên bệnh thường không được phát hiện sớm, chỉ khi các triệu chứng của bệnh ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh mới đi thăm khám và điều trị.

Bệnh diễn biến chậm nên nhiều người thường chủ quan. Khi không được can thiệp y khoa kịp thời, lồi đĩa đệm L4-L5 sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bại liệt, tàn phế, mất đi hoàn toàn khả năng vận động, các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lồi đĩa đệm l4-l5 là gì?

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng phồng đĩa đệm L4-L5 có thể kể đến như:

  • Do yếu tố di truyền: Bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bố mẹ bị lồi đĩa đệm thì con cháu đời sau cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3-5 lần so với những người bình thường.
  • Do chấn thương ở cột sống: Những chấn thương ở cột sống bao gồm tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao, thường xuyên phải khuân vác đồ vật nặng,… có thể khiến cột sống và đĩa đệm bị tổn thương gây ra tình trạng phồng đĩa đệm L4-L5
  • Do ngồi sai tư thế: Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ bị mắc các bệnh về xương khớp nhất. Việc ngồi lâu, ngồi sai tư thế sẽ khiến cho cột sống bị ảnh hưởng, đĩa đệm bị chấn thương làm cho bao xơ bên ngoài bị tổn thương.
  • Do thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể càng cao thì áp lực chèn ép lên các đĩa đệm càng lớn. Do đó những người thừa cân béo phì thường gặp các bệnh về xương khớp nhiều hơn những người khác.
  • Do tuổi tác: Khi cơ thể bước vào quá trình lão hóa, các đĩa đệm cột sống cũng dễ bị thoái hóa, xơ cứng và rách nứt khiến nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, gây ra tình trạng lồi đĩa đệm L4-L5 và các bệnh lý về xương khớp khác.
Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phồng đĩa đệm l4-l5
Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phồng đĩa đệm l4-l5

Triệu chứng bệnh lồi đĩa đệm l4-l5

Bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 khi mới phát bệnh không có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết. Người bệnh vẫn đi lại bình thường và gần như không phát hiện ra những cơn đau. Theo thời gian, bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 sẽ diễn biến nặng hơn, người bệnh sẽ cảm nhận thấy một vài dấu hiệu như sau:

  • Người bệnh xuất hiện những cơn đau quặn ở vùng lưng hoặc đau thần kinh tọa.
  • Những cơn đau có thể kéo dài âm ỉ dữ dội và càng đau hơn khi di chuyển hoặc vận động mạnh.
  • Vùng lưng, thắt lưng và mông bị đau, cơn đau lan xuống đùi, bàn chân và mu bàn chân.
  • Co duỗi cẳng chân khó, những cơn đau tái phát nhiều lần và ngày càng dữ dội hơn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Yếu cơ, thường gặp tình trạng tê bì chân tay, cảm giác như bị kiến bò từ vùng thắt lưng xuống chân.
  • Ở một sống người bệnh xuất hiện tình trạng rối loạn cơ vòng như tiểu tiện không tự chủ, rối loạn cương dương,…

NÊU TRIỆU CHỨNG, CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO BẠN GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn

- 40 năm khám chữa bệnh xương khớp bằng YHCT

- Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn Trung tâm CNC - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương

- Phó giám đốc Chuyên môn - Trung tâm Thuốc dân tộc

Triệu chứng của bạn?

Cách điều trị phồng đĩa đệm l4-l5

Có rất nhiều cách để kiểm soát tình trạng phồng đĩa đệm L4-L5, giúp người bệnh khống chế các cơn đau, kiểm soát và ngăn ngừa sự phồng lồi bao xơ, hạn chế tình trạng nhân nhầy bị thoát ra.

Dưới đây là những cách điều trị lồi đĩa đệm L4-L5 được nhiều người bệnh áp dụng nhất, bạn có thể tham khảo:

Chữa phồng đĩa đệm l4-l5 bằng phương pháp Tây y

Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 đó là các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không chứa steroid bao gồm: Acetaminophen, capsaicin( một loại thuốc bôi ngoài giúp giảm đau), các loại thuốc kháng viêm: diclofenac, indomethacin, nhóm coxib,…

Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị bệnh phồng đĩa đệm l4-l5
Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị bệnh phồng đĩa đệm l4-l5

Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ mang tính giảm đau tạm thời, không giúp điều trị bệnh tận gốc và lâu dài. Không những thế, thuốc Tây y còn có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như suy thận, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn ngủ.

Do đó người bệnh không nên quá lạm dụng các loại thuốc này, không được tự ý mua thuốc về điều trị mà phải sử dụng theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chữa lồi đĩa đệm l4 l5 bằng phương pháp Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa lồi đĩa đệm L4-L5 được xem là giảm pháp an toàn, hiệu quả cho những người không muốn dùng thuốc Tây để điều trị.

Y học cổ truyền phương Đông cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng phồng đĩa đệm L4-L5 là do cơ thể chịu tác động của hàn khí và tà khí. Do đó sử dụng thuốc Đông y là để giải phóng tà khí và hàn khí ra khỏi cơ thể.

Hầu hết các bài thuốc Đông y đều có công dụng chính là giúp bồi bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe và cung cấp các dưỡng chất để xương khớp dẻo dai khỏe mạnh. Từ đó giúp giảm đau, kháng viêm, giảm áp lực chèn ép lên các dây thần kinh cột sống.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh từ tận gốc rễ
Người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh từ tận gốc rễ

Để điều trị bệnh lồi đĩa đệm L4-L5 các thầy thuốc thường sử dụng những bị thuốc như: Cam thảo, ma hoàng, quế chi, ý dĩ, thược dược, cát căn, đại táo, đương quy, đỗ trọng, độc hoạt, xuyên khung, thục địa,… Những vị thuốc này đều có tác dụng giảm đau, khám viêm và tăng cường sức khỏe cho xương khớp.

Các thầy thuốc sẽ căn cứ vào tình hình bệnh và thể trạng của từng người để lựa chọn ra những bài thuốc phù hợp nhất. Người bệnh cần lựa chọn những cơ sở khám và chữa bệnh Đông y uy tín, đồng thời kiên trì sử dụng thuốc theo đúng lộ trình mà bác sĩ đã kê đơn để bệnh nhanh được điều trị tận gốc.

Để điều trị hiệu quả và an toàn bệnh phồng địa đệm, ngăn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Đây là bài thuốc y học cổ truyền điều trị xương khớp được đông đảo người bệnh truyền tai nhau hiện nay.

Cách điều trị lồi đĩa đệm l4 l5 bằng vật lý trị liệu

Người bệnh có thể kết hợp thêm với phương pháp vật lý trị liệu để đẩy lùi tình trạng phồng đĩa đệm L4-L5 một cách hiệu quả nhất.

Các bài tập vật lý trị liệu được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng đều có tác dụng giúp kéo dãn cột sống, thư giãn gân cốt, giảm áp lực lên các dây thần kinh, giảm đau nhức và ngăn ngừa biến chứng sang thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh có thể tham gia một số bài tập vật lý trị liệu như sau:

  • Bài tập với bóng: Người bệnh dùng 2 chân làm trọng tâm rồi nằm ngửa lên trái bóng, hít thở thật chậm và thư giãn cơ bắp. Kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 20 phút sẽ giúp làm giảm đau thắt lưng hiệu quả.
  • Bài tập uốn cong lưng: Người bệnh dang rộng hai chân bằng vai, tay chống ngang lưng và đưa khủy tay ra sau, uốn cong lưng ngực, cứ thế giữ nguyên động tác đến khi mỏi thì ngừng. Bài tập này giúp đĩa đệm cột sống L4-L5 trở về đúng vị trí của nó.
  • Bài tập rắn hổ mang: Bạn nằm úp xuống sàn, hai tay úp đặt ở trên sàn gần ngực, khuỷu tay co lại và áp sát vào người, đầu-lưng-chân thẳng hàng với nhau. Bạn hít một hơi thật sâu, ưỡn đầu và ngực, mắt nhìn lên trần nhà. Giữ nguyên tư thế này khoảng 8 giây rồi thực hiện 4 lần như thế. Bài tập này giúp điều hòa cột sống thắt lưng ở vị trí L4 – L5.
  • Bài tập hình chữ V: Người bệnh ngồi trên sàn nhà, duỗi thẳng 2 chân, lưng ngả ra sau cách mặt đất một góc 45 độ. Sau đó đưa 2 chân lên cao và tạo thành hình chữ V, hai tay dơ về phía trước song song với mặt đất.
  • Bài tập tư thế vặn mình: Người bệnh ngồi trên sàn, chân phải duỗi thẳng, chân trái co lên, khuỷu tay phải chống lên chân trái, tay trái đưa về phía sau, chống lên sàn. Sau đó bạn quay người lại phía sau bên trái và giữ nguyên động tác này trong vòng 10 giây, thực hiện lặp đi lặp lại 4 lần. Sau đó đổi tay chân và thực hiện tương tự tác động tác trên. Bài tập này giúp thắt lưng linh hoạt hơn, giảm tối đa tình trạng đau lưng.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng thêm phương pháp châm cứu, bấm huyệt. Phương pháp này mang đến hiệu quả chữa bệnh tương đối tốt, ít rủi ro, khi kết hợp với các bài tập rèn luyện phía trên sẽ mang đến hiệu quả điều trị lâu dài. Bên cạnh đó, việc châm cứu bấm huyệt cũng sẽ giúp làm giảm bớt mệt mỏi, stress cho người bệnh.

Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau hiệu quả
Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau hiệu quả

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc châm cứu sẽ giúp kích thích cột sống sản sinh ra chất steroid hexacosanol tự nhiên. Đồng thời giúp tự giải phóng hormone endorphin giúp giảm đau, giảm sưng viêm.

Cách phòng bệnh lồi đĩa đệm l4-l5 hiệu quả

Đối với bệnh lồi đĩa đệm L4-L5, để phòng ngừa hiệu quả, bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D, kali, magie, photpho,…
  • Làm việc hợp lý, có chuẩn mực, khi học tập và làm việc nên ngồi thẳng lưng, cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, không khuân vác đồ vật nặng thường xuyên để bảo vệ xương khớp cột sống của bạn.
  • Nên tham gia những bộ môn thể thao nhẹ như yoga, cầu lông, đi bộ, đạp xe, chạy bộ để xương khớp được dẻo dai và linh hoạt.
  • Khi cơ thể thường xuyên xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau lưng, tê bì chân tay, đau vai gáy,… bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là một vài thông tin về tình trạng phồng đĩa đệm L4-L5. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên chủ động tới bệnh viện để thăm khám nếu nhận thấy xương khớp ở vùng thắt lưng của mình có vấn đề.

CHUYÊN GIA ĐANG ONLINE – CLICK NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật lúc: 5:34 AM , 06/01/2024

Tin liên quan

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần Như Thế Nào?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là biện pháp được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Vậy...

Thoát Vị Đĩa Đệm L5 S1: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là căn bệnh xương khớp có số lượng bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Điều đáng lo ngại là người bệnh thường chỉ...

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không? Cách thực hiện an toàn

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đã có từ lâu trong điều trị. Qua việc sử dụng các kim châm cấy chỉ tự tiêu vào huyệt...

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Các giai đoạn

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục và chăm sóc sau mổ như thế nào là câu hỏi của nhiều bệnh nhân khi được bác sĩ chỉ...

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh xương khớp phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng...

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ Như Thế Nào? (Cập Nhật)

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào là vấn đề bất kỳ người bệnh nào cũng quan tâm. Việc lựa chọn cách điều trị sẽ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *