Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán phục vụ cho các doanh nghiệp có quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, không phải phần mềm nào trong số đó cũng được gọi là phần mềm kế toán ERP và đủ chất lượng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
I. Phần mềm kế toán ERP là gì?
Phần mềm kế toán ERP là một phân hệ, một module trong bộ giải pháp quản lý tổng thể ERP, được xây dựng theo định hướng quản lý tài chính kế toán. Do hầu hết hoạt động của các bộ phận và mọi nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp đều liên quan mật thiết đến bộ phận kế toán nên phân hệ quản lý tài chính kế toán trong hệ thống giải pháp ERP tổng thể cực kỳ quan trọng.
Với tính liên kết dữ liệu đồng nhất toàn hệ thống ERP, phân hệ kế toán ERP sẽ có sự kế thừa dữ liệu chặt chẽ, chính xác và tức thời từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp như quản lý kho, bán hàng,… giúp tối đa hóa năng suất làm việc của cán bộ nhân viên hay giúp nhà quản trị, ban lãnh đạo luôn có được những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, giải pháp ERP kiểm soát số liệu trên phiếu xuất vật tư theo một quy trình hoặc quy tắc nhất định, còn phần mềm kế toán không có khả năng này. Ví dụ với giải pháp ERP số lượng vật tư xuất phải nằm trong khuôn khổ định mức vật tư cho sản phẩm, và số lượng sản phẩm lại phụ thuộc kế hoạch sản xuất…
Đối với phần mềm kế toán kho xuất bao nhiêu thì bộ phận kế toán sử dụng số liệu tương ứng mà không thể kết luận được rằng số liệu này là đủ hay thiếu. Hiện nay khi quy mô doanh nghiệp lớn hơn thì việc ứng dụng ERP trong quản lý được sử dụng nhiều hơn. Chính vì thế mà các phần mềm kế toán truyền thống dần được thay thế bởi những hệ thống phần mềm lớn hơn, toàn diện hơn.
II. Các tính năng cần có của một phần mềm kế toán ERP
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp các phần mềm kế toán phục vụ cho doanh nghiệp có quy mô khác nhau và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: thương mại, dịch vụ, xây lắp, sản xuất. Tuy nhiên, không phải phần mềm nào trong số đó cũng được gọi là phần mềm kế toán ERP và không phải phần mềm kế toán ERP nào cũng đủ chất lượng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
Một phần mềm kế toán ERP tốt cần có những tính năng sau:
1. Kết nối với các nghiệp vụ khác để tối ưu hoá nguồn lực:
Kết nối với hệ thống bán hàng, hệ thống nhân sự … thành một hệ thống quản trị doanh nghiệp hợp nhất để tiếp nhận tự động thông tin đầu vào giúp kế toán không cần phải nhập liệu, giảm thiểu các sai sót khi hạch toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn lực.
2. Quản trị kế toán trên thiết bị Mobile
Quản trị kế toán mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị di động có hệ điều hành là iOS, Android giúp CEO, Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng luôn nắm bắt được mọi thông tin về hình hình tài chính, công nợ, dòng tiền của doanh nghiệp.
3. Qũy, ngân hàng
Danh sách thu, chi; Phiếu thu thông thường, thu bằng tiền gửi; Thu hoàn thuế; Thu tiền khách hàng, trả tiền nhà cung cấp; Tích hợp vai trò thủ quỹ tham gia vào hế thống; Đối chiếu ngân hàng; Kiểm kê quỹ; Dự báo dòng tiền.
4. Mua hàng
Quản lý hợp đồng mua hàng, mua dịch vụ; Phân bổ chi phí mua hàng; Chiết khấu thương mại cho cả hóa đơn mua hàng, phân bổ chiết khấu cho từng mặt hàng; Trả lại hàng mua; Đối trừ chứng từ; Bù trừ công nợ
Xem thêm:
5. Bù trừ công nợ
Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử; Thông báo phát hành hóa đơn điện tử; Hủy hóa đơn; Xóa hóa đơn; Cấp hóa đơn.
6. Bán hàng
Báo giá; Đơn đặt hàng; Tiếp nhận yêu cầu xuất hóa đơn từ nhân viên kinh doanh để thực hiện xuất hóa đơn; Hóa đơn bán hàng; Hóa đơn xuất khẩu; Quản lý hàng khuyến mại; Lập hóa đơn bán hàng đối với đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu; Kế toán công nợ: Lập đợt thu nợ và theo dõi kết quả thu nợ. Phân loại tình trạng nợ: Nợ bình thường, Nợ khó đòi, Nợ không thể đòi; Thiết lập chính sách giá
7. Kho
Nhập kho; Xuất kho; Chuyển kho; Lắp ráp, tháo dỡ; Lệnh sản xuất Kiểm kê kho; Tính giá xuất kho bình quân cuối kỳ; Tính giá xuất kho bình quân tức thời; Tính giá xuất kho nhập trước, xuất trước; Tính giá xuất kho đích danh; Quản lý VTHH có mã quy cách; Quản lý VTHH có nhiều đơn vị tính; Tích hợp vai trò thủ kho tham gia vào hế thống; Sắp xếp thứ tự chứng từ nhập xuất.
8. Tài sản cố định
Ghi tăng TSCĐ; Đánh giá lại TSCĐ (Điều chỉnh TSCĐ); Điều chuyển TSCĐ; Ghi giảm TSCĐ; Tính khấu hao TSCĐ; Phân bổ khấu hao TSCĐ cho đối tượng chịu chi phí; Kiểm kê TSCĐ; Khai báo TSCĐ từ năm trước (TSCĐ đưa vào sử dụng từ trước khi sử dụng phần mềm)
9. Công cụ dụng cụ
Ghi tăng CCDC; Điều chuyển CCDC; Ghi giảm CCDC; Phân bổ CCDC; Phân bổ chi phí CCDC cho đối tượng chịu chi phí; Báo hỏng CCDC; Kiểm kê CCDC; Khai báo CCDC từ năm trước (CCDC đưa vào sử dụng từ trước khi sử dụng phần mềm)
10. Giá thành
Tính giá thành cho công trình/vụ việc; Tính giá thành cho đơn hàng; Tính giá thành cho hợp đồng; Tính giá thành sản xuất liên tục – PP giản đơn; Tính giá thành sản xuất liên tục – PP hệ số/tỷ lệ; Tính giá thành sản xuất liên tục – PP phân bước
11. Thuế
Tờ khai thuế GTGT khấu trừ tháng; Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư; Tờ khai thuế TTĐB; Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý; Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.
12. Tổng hợp
Nhập số dư ban đầu; Chứng từ nghiệp vụ khác; Chứng từ ghi sổ; Hạch toán chi phí lương; Kết chuyển lãi lỗ; Đánh giá lại các khoản ngoại tệ cuối năm; Tính tỷ giá xuất quỹ
13. Phân tích tài chính
Phân tích doanh thu; Phân tích chi phí; Phân tích lãi lỗ; Phân tích công nợ; Phân tích tồn kho; Chỉ tiêu tài chính
14. Hệ thống/tiện ích khác
Mở nhiều giao diện cùng một lúc; Báo cáo; Trên chứng từ cho phép tùy chỉnh độ rộng, thứ tự các cột và cất mẫu ngay trên giao diện; Trên chứng từ, cho phép tham chiếu đến các chứng từ liên quan để người dùng tra cứu, đối chiếu số liệu; Cho phép đính kèm các file tài liệu trên từng chứng từ để quản lý và làm căn cứ đối chiếu số liệu; Trộn mẫu chứng từ
15. Danh mục
Vật tư, hàng hóa; Khách hàng, nhà cung cấp; Nhân viên; Gộp khách hàng, Nhà cung cấp, Nhân viên
16. Quản lý dữ liệu đa chi nhánh
Đối với những doanh nghiệp có từ hai chi nhánh trở lên, việc sử dụng phần mềm kế toán ERP sẽ giúp tổng hợp toàn bộ dữ liệu của chi nhánh về văn phòng tổng tức thì trên hệ thống mà không cần phải gửi email hay gửi link file drive. Nhờ vậy doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian cùng chi phí mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.
Top 5 Phần mềm kế toán ERP tốt nhất hiện nay
1. Phần mềm kế toán online MISA Amis
MISA Amis là một hệ thống quản trị doanh nghiệp hợp nhất, đáp ứng mọi nghiệp vụ quản trị như Kế toán, Bán hàng, Nhân sự, Công việc,…. Trong đó Phần mềm kế toán online MISA Amis là giải pháp Quản trị Tài chính Kế toán trong hệ thống Misa Amis đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ: Quỹ, ngân hàng, mua hàng, bán hàng, thuế, tài sản cố định,….. Chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9000, ISO 27000, CSA Star
MISA Amis của Công ty cổ phần Misa – đơn vị có trên 20 năm kinh nghiệm xây dựng các nền tảng, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ hơn hơn 179000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 1 triệu khách hàng cá nhân. Sản phẩm được phát triển theo tiêu chuẩn CMMI (level 3) với mô hình điện toán đám mây, giúp điều hành doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi mọi thiết bị.
Phần mềm kế toán online MISA Amis khả dụng trên các nền tảng máy tính, Android, iOS; tiên phong trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo với chức năng giám đốc tài chính số và giám đốc nhân sự số tương tác bằng giọng nói. Kết nối với phần mềm hóa đơn điện tử, giao dịch ngân hàng trực tuyến, hệ thống kê khai của Tổng cục thuế.
Điểm ưu việt của Phần mềm kế toán online MISA Amis so với phần mềm kế toán khác là: Quản lý dữ liệu tập trung đáp ứng tốt cho doanh nghiệp đa chi nhánh; Công nghệ Cloud nhưng vẫn chạy tốt trên mạng LAN ngay cả khi mất kết nối Internet; Tự động kết nối với nghiệp vụ Bán hàng. Nhân sự để trao đổi dữ liệu; Tự động hóa tác nghiệp giữa Thủ quỹ, Thủ kho với Kế toán giúp tiết kiệm 90% thời gian làm việc; Sẵn sàng đáp ứng nghiệp vụ phát hành và quản lý HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ.
Đặc biệt, MISA Amis còn kết nối trực tiếp với phần mềm hóa đơn điện tử meInvoice và chữ ký số eSign tạo nên hệ sinh thái giải pháp CNTT cho doanh nghiệp.
Các lợi ích khi sử dụng MISA Amis là: giám đốc có thể điều hành doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi; Nâng cao năng suất; Tiết kiệm chi phí đầu tư; Tiết kiệm chi phí; Cập nhật kịp thời chế độ chính sách mới.
2. Fast Financial
Phần mềm quản trị tài chính kế toán Fast Financial nằm trong nhóm Phần mềm quản trị doanh nghiệp trên nền web – Fast Business Online cho phép truy cập và làm việc mọi lúc, mọi nơi, từ bất kỳ thiết bị nào. Với giải pháp Fast Business Online, chi phí đầu tư ban đầu và mở rộng cũng như chi phí vận hành sẽ thấp hơn và giảm đáng kể trong tổng chi phí sở hữu.
Ưu điểm của Fast Financial là: Phù hợp chế độ tài chính, kế toán và thuế; Quản lý dữ liệu của các đơn vị thành viên; Bảo mật hệ thống; Quản lý các danh mục từ điển; Thực hiện, xử lý giao dịch (chứng từ); Báo cáo; Công cụ phân tích số liệu kinh doanh nhiều chiều Fast Analytics; Quản lý đa tiền tệ, song tệ; Ngôn ngữ giao diện vào báo cáo
Tuy nhiên nhược điểm của Fast Business Online là không có các tiêu chuẩn như ISO, CMMi, CSA STAR,… Khả năng đáp ứng không cao do chủ yếu tập trung vào dòng sản phẩm customize có chi phí rất lớn và tính ổn định không cao. Ít đơn vị sử dụng nên ít nhận được góp ý để cải tiến sản phẩm. Ngoài ra, kênh hỗ trợ không đa dạng dẫn đến khó khăn cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Thời gian triển khai phần mềm ERP lâu, ít nhất 6 tháng.
3. AccNetERP
Phần mềm quản trị doanh nghiệp AccNetERP là giải pháp quản lý toàn diện cho doanh nghiệp vừa và lớn, từ mua hàng, bán hàng, quản lý tồn kho, quản lý quan hệ khách hàng đến quản lý tài chính kế toán.
Phân hệ kế toán tổng hợp của AccNetERP cung cấp hình thức sổ sách kế toán: Nhật ký chung và chứng từ ghi sổ; giúp phân bổ chi phí linh hoạt; cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo qui định của Việt Nam và hàng loạt các báo cáo quản trị.
Nhược điểm của AccNetERP cũng giống như của Fast Business Online, đó là không có tiêu chuẩn CSA STAR, tập trung nhiều vào dòng sản phẩm customize, kênh hỗ trợ không đa dạng và thời gian triển khai lâu.
4. Effect – ERP
EFFECT-ERP là sản phẩm lớn nhất và chiến lược nhất của công ty trong lĩnh vực phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp. Qua nhiều năm không ngừng phát triển và hoàn thiện sản phẩm, EFFECT – ERP cho đến nay đã trở thành một giải pháp quản trị toàn diện, bao phủ nhiều mảng nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp tổng thể.
Effect – ERP có các tính năng: Tính động và khả năng Lập trình chạy ngay giúp cho EFFECT-ERP có thể được Customize không giới hạn; Khả năng lưu trữ và quản lý các dạng dữ liệu khác nhau; Khả năng liên kết dữ liệu hoặc tác nghiệp giữa các modulesĐiểm yếu của Effect – ERP là: hiện nay Effect mới chỉ phát triển phần mềm kế toán riêng lẻ, chưa tích hợp tốt module kế toán vào giải pháp ERP của mình, do đó phân hệ kế toán ERP chưa có tính liên kết dữ liệu chặt chẽ, đồng nhất toàn hệ thống ERP.
Effect cũng thiếu những tiêu chuẩn chất lượng quan trọng; Tính ổn định không cao; Khó đảm bảo triển khai thành công; Có thể cập nhật không kịp thời; Không kết nối trực tiếp với các hệ thống hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, thuế. Giá sản phẩm customize và dịch vụ bảo trì rất cao, chi phí thực tế thường bị đội lên so với dự tính ban đầu; Dịch vụ triển khai và hỗ trợ tương đối nghèo nàn.
5. Bravo 8
Phần mềm BRAVO 8 được xây dựng cho bài toán quản trị đa ngành nghề, bổ sung thêm nhiều tính năng nổi bật cho từng phân hệ quản trị; giải quyết tốt bài toán xử lý dữ liệu lớn (Big Data), cải tiến tốc độ truy cập dữ liệu; giao diện tối giản phẳng mà người dùng có thể tùy biến hiển thị cho dashboard…
Hiện tại, BRAVO đang có hơn 3000 khách hàng sử dụng, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp, tập đoàn tại Việt Nam có quy mô vừa và lớn. BRAVO cũng đã đạt được các chứng chỉ ISO 9001:2000 từ năm 2005.
Một trong số các tính năng nổi bật của phần mềm BRAVO 8 (ERP-VN) đó là được tích hợp được nhiều hóa đơn điện tử của nhiều nhà cung cấp khác nhau trên thị trường, trong đó có cả phần mềm hóa đơn điện tử meInvoice của MISA (việc hợp tác kết nối đã được 2 bên MISA và BRAVO thực hiện trong năm 2019).
Trên đây là thông tin về phần mềm kế toán ERP là gì và Top 5 Phần mềm kế toán ERP được ưa chuộng nhất Việt Nam. Việc lựa chọn sử dụng sản phẩm nào cần cân nhắc các yếu tố quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; uy tín, chất lượng sản phẩm và dịch vụ CSKH, chi phí triển khai vận hành và bảo trì.
Cập nhật lúc: 9:47 AM , 04/04/2023