Nổi mề đay có kiêng gió không vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân hiện nay nhất là khi thời tiết nắng nóng 39, 40 độ. Thực hư về vấn đề này như thế nào, chuyên gia giải đáp ra sao trong nội dung bài đọc dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn.
Nổi mề đay có kiêng gió không?
Nổi mề đay có kiêng gió không vẫn đang là tranh cãi của rất nhiều người bởi theo quan niệm dân gian bệnh nhân cần tránh gió vì đây là tác nhân chính dẫn đến bệnh lý này.
Nếu cơ thể bị nhiễm phong hàn do nước và gió có thể dẫn đến nổi mề đay. Vì vậy, đa số các trường hợp mắc bệnh đều nên tránh gió, nước để cải thiện triệu chứng. Như vậy “nổi mề đay có cần tránh gió” thì câu trả lời là có.
Tuy nhiên, ngoài tác nhân thời tiết thì triệu chứng mề đay còn có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác như thực phẩm, hóa chất, lông động vật,… Trong các trường hợp này bệnh nhân không nhất thiết phải kiêng gió, kiêng nước mà chỉ cần hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng là được.
Kiêng cữ trong giai đoạn bị nổi mề đay là điều cần thiết tuy nhiên nếu kiêng khem quá kỹ như không ra gió, không ngồi quạt, không tắm có thể khiến da bí bách, mồ hôi đổ nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tóm lại, nổi mề đay có kiêng gió không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân nổi mày đay do yếu tố thời tiết thì nên hạn chế ra gió, còn do những tác nhân khác thì không cần thiết phải kiêng.
Bị nổi mề đay có cần kiêng gió không? Có nên dùng quạt không?
Bên cạnh vấn đề “nổi mề đay có ra gió được không?” thì câu hỏi “có nên dùng quạt khi bị mày đay không?” cũng rất được bệnh nhân quan tâm và cần lời giải đáp.
Nổi mề đay vào mùa hè, người bệnh cần có sự thoải mái, da phải được thông thoáng, mát mẻ nhờ vậy các triệu chứng mới được cải thiện, vì vậy bạn có thể nằm quạt được.Nếu muốn giảm các cơn nóng rát, khó chịu do bệnh mày đay gây ra người bệnh tốt nhất nên ở trong phòng điều hòa có mức nhiệt hợp lý. Bởi lúc này cơ thể sẽ bị nóng trong và ngoài, tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn khiến triệu chứng sẩn phù, mẩn ngứa càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu có tác động cào gãi thì nguy cơ nhiễm trùng da càng tăng cao.
Lưu ý, khi dùng quạt hoặc điều hòa người bệnh tránh nằm quá gần và phải điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp. Một số ca bệnh nằm phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp đã tạo điều kiện cho các triệu chứng nổi mày đay bộc phát, khiến tình trạng mày đay càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh mề đay cần kiêng những gì?
Nổi mề đay có ra gió được không và cần phải kiêng khem những gì để cải thiện nhanh triệu chứng là điều cần thiết mà mọi người nên nắm rõ. Cụ thể những điều cần tránh khi đang bị nổi mề đay như sau:
Người bệnh không được cào gãi, chà xát lên vùng da bệnh
Bị nổi mề đay người bệnh sẽ khó tránh khỏi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da. Nhiều trường hợp mắc bệnh bị ngứa cả ngày lẫn đêm gây mất ngủ, cơ thể mệt mỏi. Phản xạ tự nhiên lúc này của bệnh nhân là cào gãi, chà xát vào vùng da tổn thương để làm dịu nhanh cảm giác khó chịu.
Việc gãi ngứa sẽ khiến tình trạng nổi mày đay càng trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sẽ lan rộng sang những vùng da khác. Đặc biệt, cào gãi còn có thể khiến da trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các yếu tố xấu tác động vào bên trong và phát sinh nhiễm trùng.
Trường hợp da bị nhiễm trùng khi nổi mề đay người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác như viêm mô tế bào da, nhiễm trùng, bội nhiễm da,…
Chính vì vậy, khi bị nổi mề đay bệnh nhân không nên cào gãi hoặc tác động mạnh. Kèm theo đó, hãy chủ động vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay ngắn đế tránh làm tổn thương lên vùng da bệnh, ngăn chặn nguy cơ da bị trầy xước, nhiễm trùng.
Kiêng các loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe khi đang nổi mề đay
Ngoài vấn đề “nổi mề đay có kiêng gió không” thì bệnh nhân cần chú ý đến vấn đề mề đay kiêng ăn gì cho nhanh khỏi. Cụ thể như sau:
- Hạn chế ăn các món có nhiều đạm như hải sản có vỏ, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa,… Các loại thực phẩm này có nhiều protein khiến cơ thể phát tín hiệu sai lệch, kích thích sản sinh histamin gây nổi mề đay.
- Không ăn đồ mặn, có nhiều muối bởi chúng có thể làm giảm chức năng thận, kích thích dây thần kinh ngoại biên, gia tăng triệu chứng mẩn ngứa mề đay.
- Không ăn đồ cay nóng và gia vị có tính kích thích bởi chúng có thể gây kích ứng, làm da bong tróc, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
- Tránh các loại thức ăn nhanh và đồ nhiều dầu mỡ bởi khi cơ thể dung nạp các loại thực phẩm này sẽ tích tụ độc tố bên trong, gây hại dạ dày, ảnh hưởng chức năng hoạt động của gan và thận từ đó làm tăng các triệu chứng mẩn ngứa và phát ban.
- Hạn chế tiêu thụ sữa động vật và các chế phẩm từ sữa bởi chúng có chứa nguồn protein dồi dào khiến triệu chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt bệnh nhân nên kiêng dùng bơ, phô mai, sữa chua,…bởi đây là các loại thực phẩm khiến da ngừng tiết dầu, tạo điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tránh xa dị nguyên gây dị ứng nổi mề đay
Người bệnh cần chủ động tránh xa các dị nguyên như lông động vật, phân hoa, khói bụi, hóa chất,…bởi đây là những tác nhân kích thích cơ thể sản sinh histamin gây nổi mẩn đỏ, khô rát và ngứa ngáy.
Bệnh nhân cần giữ khoảng cách với các dị nguyên để kiểm soát triệu chứng bệnh, năng ngừa nguy cơ lan rộng các nốt đỏ, sẩn phù cũng như khả năng chuyển biến sang giai đoạn mề đay mãn tính.
Không ngâm nước quá lâu hoặc tắm nước nóng khi đang nổi mề đay
Bệnh nhân cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ khi đang nổi mề đay để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân dị ứng trên da nhưng cần phải tắm đúng cách, khoa học.
Khi tắm bạn không nên chà xát mạnh để hạn chế tổn thương và tăng nguy cơ lan rộng các nốt sần đỏ. Thay vào đó người bệnh chỉ nên vệ sinh da nhẹ nhàng, tránh tạo thêm yếu tố kích ứng da.
Chú ý về nhiệt độ nước khi tắm, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh bởi có thể làm vỡ màng lipid khiến da không còn độ ẩm tự nhiên từ đó trở nên sần sùi, bong tróc, cảm giác ngứa ngáy tồi tệ hơn.
Kèm theo đó bạn không nên để da tiếp xúc nước quá lâu, điều này sẽ khiến tình trạng mất nước của da thêm phần nghiêm trọng, kích thích triệu chứng nổi mề đay bùng phát. Mỗi ngày bệnh nhân chỉ nên tắm 1 lần trong khoảng 15 đến 20 phút.
Không được làm dụng thuốc khi đang bị nổi mề đay nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ
Bệnh nhân đang bị nổi mề đay tuyệt đối tránh sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý uống thuốc trị nổi mề đay khi chưa có sự chỉ định tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu, dùng sai thuốc có thể khiến bệnh nặng hơn, biến chứng thành bệnh lý khác, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
Tránh dùng mỹ phẩm hoặc lạm dụng kem dưỡng ẩm khi đang mắc bệnh
Nhiều bệnh nhân cho rằng bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày sẽ cải thiện nhanh các triệu chứng tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm cần phải loại bỏ bởi nếu lạm dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, phản tác dụng.
Một vài trường hợp có thể dị ứng với thành phần kem dưỡng khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng vì vậy bạn cần phải chú ý về tần suất và số lượng kem dưỡng ẩm sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm khi đang nổi mề đay. Các chuyên gia da liễu cho biết trong mỹ phẩm có thể chứa dị nguyên kích thích nổi mề đay ở mặt, gây mẩn ngứa khó chịu. Nhất là với người có làn da nhạy cảm thì phản ứng này càng dễ xảy ra hơn.
Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có chỉ số tia UV cao khi bị mề đay
Bên cạnh việc nổi mề đay có kiêng gió không, người bệnh cần chú ý hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có cường độ cao bởi tia UV không chỉ khiến da xấu hơn, kích thích nổi tàn nhang – nám mà còn khiến các triệu chứng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bệnh cần hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ 9 đến 15h. Nếu buộc phải di chuyển hãy trang bị chống nắng kỹ lưỡng, hỏi qua ý kiến bác sĩ khi dùng kem chống nắng với da đang bị mẩn ngứa.
Lưu ý khi chăm sóc và phòng bệnh mề đay mẩn ngứa
Người bệnh nên thực hiện chăm sóc da đúng cách, chủ động biện pháp phòng ngừa để bệnh nhanh khỏi hơn. Cụ thể các lưu ý đó như sau:
- Người bệnh nổi mề đay nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu may thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Mỗi ngày uống đủ 2 đến 3 lít nước để duy trì độ ẩm cho da.
- Luôn giữ khoảng cách với các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay.
- Sản phẩm vệ sinh da nên chọn loại có tính tẩy rửa thấp, ưu tiên dùng loại có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên.
- Không mặc quần áo bó sát hoặc được may từ sợi vải tổng hợp vì dễ cọ xát vào da khiến triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp phương pháp điều trị bác sĩ chỉ định với mẹo chữa tại nhà để tăng hiệu quả điều trị. Với những trường hợp mới khởi phát nổi mề đay bạn nên áp dụng các bài thuốc nam để cải thiện triệu chứng.
- Nếu bệnh lý kéo dài nhiều ngày, triệu chứng không thuyên giảm bạn nên di chuyển đến cơ sở y tế để kiểm tra.
- Chú ý trong chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều khoáng chất và các loại vitamin để da nhanh phục hồi.
Nổi mề đay có kiêng gió không, cần kiêng những gì và chăm sóc ra sao chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu. Do đó, bạn nên chủ động tìm hiểu và nắm rõ các biểu hiện bệnh lý để phát hiện và tìm cách xử lý nhanh chóng trước khi có biến chứng nguy hiểm.
Cập nhật lúc: 3:37 AM , 30/09/2023