Nếu bạn đang tìm hiểu về việc chỉnh nha, chắc hẳn bạn đã nhìn thấy những bộ khay niềng răng tại nhà trên internet ít nhất một lần. Tuy nhiên bạn thắc mắc không biết phương pháp này có mang lại hiệu quả như quảng cáo, có an toàn không. Trước khi quyết định niềng răng tại nhà, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nhé.
Niềng răng tại nhà là gì? Các loại niềng răng tại nhà
Dụng cụ niềng răng tại nhà thường là một loại khí cụ chỉnh nha tại nhà (hàm trainer) sử dụng phổ biến cho trẻ em. Khí cụ niềng răng này được làm vật liệu tổng hợp như silicon mềm, nhựa trong suốt an toàn trong nha khoa giúp hỗ trợ quá trình sắp xếp lại các răng bị xô lệch mọc đúng vị trí. Bên cạnh đó, các loại khí cụ này còn có thể giúp ngăn chặn được các thói quen xấu của trẻ như: đẩy lưỡi, mút môi, mút ngón ngay, nuốt ngược hay thở bằng miệng.
Hiện nay có nhiều cách chỉnh nha tại nhà, nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 phương pháp dưới đây:
Niềng răng tại nhà bằng silicon
Một trong những sản phẩm niềng răng tại nhà thường được sử dụng phổ biến hiện nay là niềng răng hàm silicon (hay Trainer). Đây là công cụ hỗ trợ niềng răng cho trẻ từ 2 – 15 tuổi, giúp dịch chuyển răng về vị trí như mong muốn và hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha sau này.
Điểm khác biệt của hàm Trainer silicon là được thiết kế ôm sát vào cung răng. Thiết bị chỉnh nha này không có dây cung, mắc cài, hay thun buộc như các phương pháp niềng răng mắc cài khác.
Đọc thêm: Niềng răng trước và sau khác biệt như thế nào? Vì sao nên niềng răng sớm
Niềng răng bằng mắc cài “tự chế” từ dây thép
Dây thép được sử dụng tạo hình thành một loại mắc cài tương tự như khí cụ chỉnh nha chuyên dụng. Người bệnh sẽ tác động lực lên dây thép để điều chỉnh răng, điều này đôi khi gây ra tình trạng đau nhức răng.
Việc sử dụng những dây kim loại, dây ép không được vệ khử trùng, sát khuẩn trước khi đeo có thể gây viêm nhiễm cho răng lợi. Lâu ngày phá hủy men răng và gây hại cho sức khỏe cơ thể.
Niềng răng tại nhà bằng dây thun
Cách tự niềng răng bằng dây thun được xuất hiện dựa theo cơ chế niềng răng bằng mắc cài truyền thống. Người bệnh sử dụng sợi dây thun có độ đàn hồi tốt để quấn xung quanh những chiếc răng mọc lệch để kéo răng về vị trí như mong muốn.
Người bệnh chỉ cần một vài sợi dây chun để thực hiện phương pháp niềng răng rất đơn giản này. Tuy nhiên, hầu hết những ai áp dụng biện pháp này đều nhanh chóng từ bỏ bởi sau khi buộc răng sẽ khiến răng bị đau nhức kéo dài và lại không nhận thấy hiệu quả theo thời gian.
Tự chế khay trong suốt để niềng răng
Những chiếc máng nhựa trong suốt được quảng cáo dùng để niềng tại nhà được bán rất nhiều trên thị trường hiện nay với những lời cam kết đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường không rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh có thể khiến răng bị tổn thương. Bên cạnh đó, việc niềng răng không đúng cách còn khiến răng bị xô lệch, gây hỏng răng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các phương pháp trên đây đều chưa được kiểm chứng về mặt hiệu quả. Về nguyên tắc y khoa, việc sử dụng khay niềng răng hay hay bất kỳ biện pháp chỉnh nha nào đều phải được tính toán và thiết kế riêng theo từng tình trạng răng và phác đồ điều trị của nha sĩ. Việc tự chế, mua và sử dụng các khay niềng răng tại nhà không rõ nguồn gốc có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng…
Niềng răng tại nhà có thật sự hiệu quả không? Có nên dùng niềng răng tại nhà không?
Bạn chỉ cần gõ từ khóa “Niềng răng chỉnh nha tại nhà” trên Google, chưa đầy 3 giây sẽ có hàng trăm kết quả hiện nên để bạn tìm hiểu. Nhưng với cách thức thực hiện đơn giản và giá tiền khá rẻ như vậy liệu biện pháp chỉnh nha tại nhà có thực sự mang đến hiệu quả như giới thiệu. Hãy cùng xem đánh giá những ưu nhược điểm của phương pháp này để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: Niềng răng tại nhà có hiệu quả không?
Ưu điểm của tự niềng răng
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dụng cụ niềng răng tại nhà cho từng giai đoạn, độ tuổi khác nhau như: niềng răng hàm trainer, hàm silicon hay thậm chí là có cả các khí cụ tự chế tại nhà. Phương pháp này mang lại những ưu điểm với người bệnh như:
- Giá thành khí cụ khá rẻ, tiết kiệm chi phí chỉnh nha.
- Quá trình đeo niềng đơn giản, ai cũng có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.
- Các khay niềng silicon tại nhà ít gây đau đớn hay khó chịu trong quá trình đeo niềng.
- Phù hợp với trẻ dưới 12 tuổi.
- Có tính thẩm mỹ cao cho người đeo niềng răng.
- Giúp tạo khuôn mẫu hỗ trợ răng vĩnh viễn mọc ổn định.
Niềng răng tại nhà có nhược điểm gì?
Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh được các đơn vị cung cấp giới thiệu, các chuyên gia nha khoa đã có nhiều nhận định và báo động về hậu quả của niềng răng tại nhà. Dưới đây là những hậu quả khôn lường do việc niềng răng tại nhà gây ra
- Chưa được kiểm chứng: Chỉnh nha tại nhà với các phương pháp trên có rất nhiều đánh giá, lời đồn về hiệu quả chỉnh nha. Tuy nhiên chưa có một kết quả niềng răng nào được y khoa công nhận và xác thực về tính chuẩn xác của phương pháp này
- Răng bị đau buốt kéo dài: Do các khí cụ chỉnh nha tại nhà tạo lực kéo không đều, không đúng thời điểm khiến cho quá trình niềng răng không ổn định. Răng được dịch chuyển một chút lại tái xô lệch về vị trí cũ khiến dễ bị đau nhức, ê buốt mà không hề có hiệu quả chỉnh nha.
- Răng bị xô lệch sai vị ví trên cung hàm: Việc tự ý niềng răng tại nhà không có sự theo dõi của bác sĩ có thể khiến răng bị lệch lạc, khấp khểnh nhiều hơn ban đầu. Bên cạnh đó còn gây ra các biến chứng bệnh răng miệng như: viêm tủy răng, viêm nhiễm nướu…. Thậm chí trong các trường hợp răng dịch chuyển đột ngột khiến mạch máu bị đứt dẫn đến răng bị chết tủy.
- Giảm chức năng ăn nhai: Nhiều trường hợp sử dụng các biện pháp niềng răng tại nhà với day thun, dây kim loại làm tổn thương đến mô xương quanh răng khiến răng lung lay. Việc này khiến cho khả năng nhai, nghiền nát thức ăn của người bệnh giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
- Khớp cắn bị sai lệch: Răng và xương hàm ở độ tuổi dậy đang có sự phát triển và dễ dàng thay đổi bởi các yếu tố tác động trực tiếp. Do vậy, nếu sử dụng các phương pháp chỉnh nha không đúng cách sẽ gây ra độ sai lệch nghiêm trọng cho khuôn hàm. khớp cắn. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe hàm răng và thẩm mỹ khuôn mặt khi trẻ trưởng thành.
- Bệnh viêm nướu, nhiễm trùng: Nhiều bác sĩ nha khoa đã chỉ ra rằng việc điều chỉnh răng sai lệch sẽ gây ra các tác động xấu đến các mạch máu quanh răng, khiến mô nướu chịu áp lực và gây ra viêm nhiễm vùng nướu. Ngoài ra, các trường hợp sử dụng thun buộc để niềng răng không cẩn thận làm chúng lấn sâu vào nướu khiến nguồn cung cấp máu bị đứt và khiến nướu bị thay đổi hình dạng
Ban đầu, phương pháp này có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí niềng răng nhưng việc khắc phục những hậu quả sau đó có thể tốn kém gấp nhiều lần.
Có thể thấy việc niềng răng chỉnh nha tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả chỉnh nha như mong đợi, thâm chí còn gây hại đến sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn không nên tự thực hiện các phương pháp niềng răng khi chưa có sự hướng dẫn và kiểm soát của bác sĩ. Điều này, giúp hạn chế tối đa những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân.
Một số lưu ý khi đeo niềng răng tại nhà
Nếu tình trạng răng lệch lạc nhẹ, đã tìm hiểu các phương pháp chỉnh nha tại nhà an toàn, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo quá trình thực hiện an toàn và mang lại kết quả cao:
- Trước khi đeo niềng tại nhà, ba mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng của trẻ.
- Cần tìm hiểu và đọc kỹ các thông tin như: thông số, tác dụng, đối tượng sử dụng của từng loại dụng cụ chỉnh nha tại nhà để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các loại hàm trainer phù hợp với từng trường hợp răng miệng, sức khỏe của trẻ. Hơn hết là việc sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Tuyệt đối không tự ý “chế” các loại mắc cài niềng răng bộ niềng răng tại nhà và dùng để chỉnh nha. Bởi chúng sẽ gây nguy hiểm cho hàm răng của bạn rất khó khắc phục.
- Sử dụng hàm trainer niềng răng trong thời gian đầu có thể khiến răng trẻ hơi đau nhức và vướng víu do chưa quen. Khi này ba mẹ nên cho trẻ tập làm quen đeo khoảng 2 – 3h/ngày sau đó tăng dần khoảng 8h/ngày. Thời gian đeo tốt nhất là ban đêm trong khi ngủ.
- Trong quá trình đeo khay niềng nếu có bất kỳ triệu chứng đau nhức, viêm sưng lợi bố mẹ cần cho trẻ tạm ngưng sử dụng. Sau đó, đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp xử lý phù hợp.
- Vệ sinh sạch sẽ khay niềng bằng nước muối loãng sau mỗi lần sử dụng. Bảo quản hàm đeo tại những nơi khô ráo và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Các bác sĩ nha khoa khuyên người bệnh không nên tự niềng răng tại nhà để tránh ảnh hưởng tới cả hàm răng, xương mặt và chân răng. Tốt hơn hết là bệnh nhân nên đến tới các cơ sở nha khoa uy tín để lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp và tiến hành dưới sự quan sát trực tiếp của bác sĩ nha khoa.
Cập nhật lúc: 8:19 AM , 15/03/2023Bài viết liên quan: