Niềng răng sắt là phương pháp niềng răng truyền thống đã có từ lâu. Mặc dù hiện nay đã có thêm nhiều phương pháp mới với những ưu điểm vượt trội hơn, song phương pháp này vẫn là một giải pháp khó thay thế. Vậy niềng răng sắt là gì? Niềng răng mắc cài sắt bao nhiêu tiền?
Niềng răng sắt là gì?
Niềng răng sắt hay còn gọi là niềng răng mắc cài kim loại. Đây là phương pháp niềng răng truyền thông và đã có từ rất lâu đời. Nó mang đến hiệu quả điều trị cao đối với cả những trường hợp phức tạp.
Phương pháp niềng răng này thường áp dụng cho những trường hợp như: Bệnh nhân bị răng hô, móm, răng thưa, khấp khểnh. Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn hoặc một số trường hợp đặc biệt người bệnh bị thiếu răng bẩm sinh, các bác sĩ sẽ sử dụng niềng răng mắc cài sắt để khắc phục.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài sắt đó là có chi phí khá thấp, có thể xem là rẻ nhất trong các phương pháp niềng răng hiện nay. Bên cạnh đó phương pháp niềng răng bằng sắt thường sử dụng hợp kim không gỉ như Niken, Titanium để đảm bảo độ bền cao, chịu được lực tác động đều, ổn định và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Điểm hạn chế của phương pháp niềng răng bằng sắt đó là thiếu tính thẩm mỹ, điều này khiến đa số người niềng răng không cảm thấy tự tin với việc cười hoặc giao tiếp với người khác. Ngoài ra các dây kim loại cũng dễ bị cọ sát với lưỡi và má gây vướng víu, đau nhức và khó chịu cho người bệnh.
Niềng răng sắt có những loại nào?
Hiện nay y học phát triển, có rất nhiều phương pháp niềng răng để bạn lựa chọn. Do đó khách hàng chỉ cần dựa vào nhu cầu và tình hình tài chính của mình để chọn ra được phương pháp phù hợp nhất. Hiện nay, các phương pháp niềng răng mắc cài sắt phổ biến nhất có thể kể đến như sau:
Dựa theo phương thức niềng
Niềng năng mắc cài mặt ngoài và niềng răng mắc cài mặt trong là 2 phương pháp niềng răng được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.
Niềng mắc cài mặt ngoài
Niềng răng mặt ngoài là phương pháp niềng răng sắt khá phổ biến hiện nay. Nó sử dụng 2 loại là mắc cài kim loại (kim loại thường/mắc cài buộc chun/mắc cài tự buộc/ mắc cài thông minh) và mắc cài pha lê (Pha lê thường/pha lê tự buộc).
Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó giá thành của mỗi phương pháp này cũng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và độ sai lệch hàm răng của bạn mà các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên nên áp dụng phương pháp niềng răng nào.
Niềng răng mắc cài mặt trong là phương pháp các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mắc cài và dây cung ở mặt trong của răng để giúp những chiếc răng sai lệch di chuyển đúng vào vị trí trên cung hàm.
Ưu điểm của phương pháp này đó là giúp tạo được tính thẩm mỹ, người khác sẽ rất khó phát hiện bạn đang niềng răng kể cả khi có nồi đối diện nói chuyện. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là gây ra nhiều sự bất tiện, làm ảnh hưởng đến giao tiếp và việc phát âm của bạn. Hơn thế nữa, do đặc thù là lắp ở mặt trong của hàm răng nên những mắc cài này rất dễ bị giắt thức ăn, làm ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng của bạn. Đấy là chưa kể đến tình trạng nhiệt miệng, đau môi, lưỡi,… do mắc cài va vào.
Dựa theo loại mắc cài
Dựa theo loại mắc cài sẽ có 2 dạng đó là niềng răng mắc cài kim loại thường và niềng răng mắc cài kim loại tự buộc. Cụ thể như sau:
Mắc cài thường
Đối với loại mắc cài thường hay còn gọi là mắc cài truyền thống. Loại mắc cài này được sử dụng dây thun niềng răng để cố định phần dây cung trong rãnh trượt. Ưu điểm của nó là được thiết kế khá gọn nhẹ, chi phí thấp hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc.
Tuy nhiên nhược điểm của của phương pháp này là tạo ra lực ma sát giữa dây cung và mắc cài mỗi khi răng di chuyển. Điều này khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau buốt khó chịu. Ngoài loại mắc cài thường này còn dễ bị bung tuột khiến thời gian điều trị kéo dài, gây khó khăn cho quá trình siết lực và tháo lắp khung niềng.
Mắc cài tự buộc
Đối với mắc cài kim loại tự buộc, loại này được thiết kế nắp đóng mở tự động, giúp cố định dây cung với mắc cài trên rãnh trượt. Ưu điểm của loại mắc cài này là nó có nắp đóng mở gắn liền với mắc cài, giúp làm giảm lực ma sát trên răng, giúp người bệnh không bị đau nhức khi niềng. Làm hạn chế được tình trạng bung tuột mắc cài và giúp dễ dàng điều chỉnh lại mắc cài khi niềng răng.
Điểm trừ của loại mắc cài tự buộc này chính là phần nắp đóng khá cồng kềnh. Đồng thời giá thành cũng tương đối cao nên không phổ biến bằng loại mắc cài thông thường.
Niềng răng mắc cài sắt mất thời gian bao lâu?
Thời gian điều trị đối với phương pháp niềng răng sắt tương đối ngắn, bởi loại mắc cài này có lực kéo khá ổn định, giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha xuống khoảng từ 1 – 6 tháng. Thông thường một lộ trình niềng răng sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm. Tuy nhiên thời gian niềng răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng răng miệng hiện tại, độ tuổi niềng răng và khả năng chăm sóc răng miệng sau khi sử dụng mắc cài niềng răng.
Trước khi tiến hành niềng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và dự đoán thời gian niềng cho mỗi ca bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình niềng có thể phát sinh thêm một vài vấn đề nên thời gian có thể kéo dài hơn. Sau mỗi 1 – 2 tháng, bạn cần quay lại nha sĩ để thăm khám, lúc này các bác sĩ sẽ tiện trong quá trình theo dõi ca bệnh hơn.
Xem thêm: Mắc cài tự đóng và mắc cài thường: Ưu nhược điểm và lưu ý khi sử dụng?
Niềng răng mắc cài sắt bao nhiêu tiền?
Niềng răng sắt bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, chi phí của phương pháp niềng răng này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
- Tình trạng hàm răng của người bệnh: Nếu răng của bạn có độ xô lệch nhẹ thì chi phí niềng răng sắt cũng sẽ rẻ hơn và ngược lại.
- Những vấn đề răng miệng khác của người bệnh: Nếu trước khi niềng răng người bệnh gặp phải các bệnh về răng miệng thì bạn cần phải tiến hành điều trị ngay. Phần chi phí này không nằm trong gói niềng răng cơ bản.
- Phương pháp niềng răng và loại mắc cài: Sử dụng mắc cài thường giá sẽ rẻ hơn sử dụng mắc cài tự đóng, chênh lệch khoảng 10 triệu đồng. Ngoài ra, với phương pháp niềng răng mắc cài mặt lưỡi, giá sẽ cao hơn đáng kể so với niềng thông thường.
Vậy niềng răng sắt giá bao nhiêu? Dưới đây là bảng giá niềng răng sắt tại các cơ sở y tế chuyên khoa mà bạn có thể tham khảo:
- Niềng răng bằng mắc cài kim loại từ dễ đến khó giá từ 40 – 50 triệu/2 hàm.
- Niềng răng bằng mắc cài tự khóa kim loại giá từ 55 – 65 triệu/2 hàm.
- Niềng răng bằng mắc cài mặt lưỡi giá từ 110 – 150 triệu đồng/2 hàm
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về niềng răng sắt là gì cũng như niềng răng sắt bao nhiêu tiền. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về phương pháp điều trị nha khoa này. Để biết được bản thân phù hợp với phương pháp niềng răng nào nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra được lộ trình điều trị hợp lý nhất.
Cập nhật lúc: 12:59 AM , 15/03/2023Được đề xuất: