Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị tình trạng răng lệch lạc, mọc không đều và niềng răng khấp khểnh chính là một trong số đó. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về niềng răng khấp khểnh và những lưu ý khi thực hiện phương pháp chỉnh nha này.
Răng khấp khểnh là gì và lý do vì sao răng bị khấp khểnh
Răng khấp khểnh là hiện tượng các răng mọc sai vị trí, phương hướng hoặc chiều của răng. Ngoài ra, tình trạng răng mọc chồng chéo, xoắn vào nhau hoặc hàm trên và hàm dưới nhô ra không cùng tỷ lệ cũng được gọi là răng khấp khểnh.
Răng mọc khấp khểnh sẽ ảnh hưởng khả năng ăn nhai, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Từ đó, dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng, viêm nướu, mất răng. Bên cạnh đó người có răng khấp khểnh thường cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng khấp khểnh là do khớp cắn không chuẩn. Trong quá trình thay răng, mầm xương bên trong răng bị sắp xếp lệch lạc. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác có thể kể đến như
- Di truyền: Nếu như răng của bố mẹ bị khấp khểnh thì khả năng răng của con mọc không thẳng, đều là rất cao.
- Mất răng sớm: Khi răng sữa bị rụng sớm, các răng vĩnh viễn sẽ mọc chen chúc nhau tại các vị trí còn trống trên cung hàm. Trong trường hợp răng quá lớn, chiếm hết chỗ và các răng còn lại sẽ chen lấn sang vị trí của các răng khác gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc, không thẳng hàng.
- Ngoài ra, răng khấp khểnh cũng là một biến chứng khi phục hình cầu răng sứ hoặc bọc răng. Lực tác động khiến cho các răng cắn lên nhau, ảnh hưởng xấu đến khớp cắn dẫn đến vị trí răng lệch lạc, không thẳng hàng.
- Răng khấp khểnh còn có thể là do những thói quen xấu từ nhỏ như dùng lưỡi đẩy răng, mút tay,.. Việc này ảnh hưởng đến vị trí mọc của răng, khiến cho răng dễ bị lệch lạc.
Xem thêm: Bảng giá niềng răng các loại mắc cài cập nhật mới nhất
Điều tôi lo ngại nhất khi đi niềng răng chính là phải nhổ răng. Thật may mắn khi tìm được cơ sở nha khoa cam kết niềng răng không cần nhổ.
Các phương pháp niềng răng khấp khểnh phổ biến
Răng khấp khểnh có thể được xử lý bằng nhiều cách chỉnh nha niềng răng khác nhau. Mỗi biện pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng để bạn cân nhắc, cụ thể như sau:
Niềng răng khấp khểnh bằng mắc cài
Để cải thiện răng bị khấp khểnh cho thẳng đều, khắc phục tình trạng sai khớp cắn, niềng răng mắc cài kim loại là một biện pháp được khá nhiều người lựa chọn. Các bác sĩ sẽ dùng khí cụ gắn trực tiếp lên bề mặt răng kết hợp với hệ thống dây cung và dây thun tạo ra lực siết để kéo răng về vị trí mong muốn trên cung hàm.
Ưu điểm của biện pháp này là mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, việc gắn mắc cài kim loại lên răng cũng khiến nhiều người e ngại vì ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Niềng răng khấp khểnh bằng mắc cài sứ
Niềng răng bằng mắc cài sứ ra đời sau mắc cài kim loại, có thể khắc phục được nhiều hạn chế của của niềng răng mắc cài kim loại. Với phương pháp này, các mắc cài được chế tạo từ sứ sinh học đã qua xử lý vô cùng nghiêm ngặt và có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, nếu nhìn không kỹ mọi người khó có thể phát hiện ra bạn đang đeo niềng răng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Niềng răng trong suốt
Đây là phương pháp chỉnh nha mới nhất với nhiều cải tiến về độ tiện lợi cũng như tính thẩm mỹ. Niềng răng trong suốt sẽ sử dụng khay niềng vô hình để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng giúp bệnh nhân linh hoạt hơn trong quá trình vệ sinh và xử lý các vấn đề răng miệng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại niềng răng trong suốt có thể kể đến như 3D Clear, Clear Aligner, Invisalign. Chi phí cho niềng răng vô hình chắc chắn sẽ cao hơn hai phương pháp còn lại.
Ngoài ra, để chỉnh răng khấp khểnh cũng có các phương pháp khác như phẫu thuật chỉnh nha hoặc bọc răng sứ. Tùy vào tình trạng răng của bạn, các bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra giải pháp tối ưu nhất
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến niềng răng khấp khểnh
Toàn bộ quá trình diễn ra trong bao lâu, chi phí hết bao nhiêu, có cần nhổ bớt răng hay không là thắc mắc của không ít người trước khi quyết định thực hiện niềng răng khấp khểnh. Nội dung dưới đây sẽ giúp quý vị giải đáp những thắc mắc đó
Niềng răng khấp khểnh trong bao lâu?
Thông thường trong quá trình chỉnh nha, người bệnh cần đeo trong khoảng từ 12 – 36 tháng. Tuy nhiên thời gian chính xác để niềng răng khấp khểnh còn tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng răng khấp khểnh nặng hay nhẹ, phương pháp sử dụng và trình độ của bác sĩ. Ví dụ như với trẻ em, thời gian niềng sẽ nhanh hơn so với người lớn vì khung xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ giúp việc nắn chỉnh dễ dàng hơn.
Niềng răng khấp khểnh hết bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào tình trạng răng và phương pháp bạn lựa chọn mà chi phí để niềng răng khấp khểnh sẽ rơi vào khoảng từ 20 – 120 triệu đồng. Mỗi phương pháp niềng răng đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào khả năng tài chính của mình bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.
Niềng răng khấp khểnh có phải nhổ răng không?
Đây là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm. Việc có phải nhổ răng hay không bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám và chụp X quang để đưa ra chỉ định. Thường trong trường hợp cung hàm của bệnh nhân có quá ít không gian để răng di chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng trước khi thực hiện quá trình niềng răng bắt đầu.
Niềng răng khểnh có đau không?
Niềng răng khểnh hay bất kỳ phương pháp niềng răng nào cũng sẽ gây đau nhức cho người bệnh. Tuy nhiên cảm giác đau đớn, ê buốt sẽ chỉ diễn ra trong một vài ngày đầu tiên của quá trình niềng răng hoặc khi xiết răng. Bởi lúc này, răng mới chịu tác động của lực kéo từ dây cung và bắt đầu dịch chuyển. Sau khoảng 2 đến 3 tuần những sự khó chịu này sẽ dần dần biến mất.
Một số lưu ý khi niềng răng khấp khểnh
Trong quá trình niềng răng khấp khểnh, để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tối đa, bệnh nhân cần tuân thủ một số lưu ý như sau:
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có đầy đủ chuyên môn để thực hiện niềng răng
- Chú trọng vệ sinh răng miệng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng thể chỉ nha khoa và nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch răng
- Ăn các thực phẩm mềm, được cắt nhỏ để việc ăn nhai dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bạn nên tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh gây ê buốt hàm răng đang niềng
- Theo dõi những biến chuyển của răng và báo lại với bác sĩ ngay khi có điều bất thường xảy ra.
- Thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ về niềng răng khấp khểnh, các phương pháp chỉnh răng khấp khểnh phổ biến và giải đáp các thắc mắc liên quan. Hy vọng những thông tin sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ đến hotline của chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí!
Cập nhật lúc: 9:30 AM , 14/03/2023Bài viết liên quan: