Niềng Răng Bị Tụt Lợi Nguyên Nhân Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Niềng răng bị tụt lợi là nỗi lo lắng, băn khoăn của nhiều người khi có ý định niềng răng – chỉnh nha. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Và dù là nguyên nhân nào cũng cần người bệnh điều trị càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng về sau, nhất là khiến quá trình niềng răng bị gián đoạn. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn một số những thông tin về vấn đề này, biện pháp phòng ngừa tốt nhất. 

Thế nào là niềng răng bị tụt lợi?

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay giúp những đối tượng có khiếm khuyết về răng miệng như răng lệch lạc, hô, móm, vẩu,… có thể điều chỉnh để lấy lại tính thẩm mỹ và chức năng nhai cắn của răng miệng. Về cơ bản niềng răng tương đối an toàn và không gây tác động quá nhiều đến sức khỏe con người. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, xuất hiện tình trạng niềng răng bị tụt lợi. Vấn đề này không quá phổ biến ở người niềng răng nhưng vẫn có nhiều người mắc phải.

Niềng răng bị tụt lợi là tình trạng không phải hiếm gặp
Niềng răng bị tụt lợi là tình trạng không phải hiếm gặp

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, lúc này phần nướu bị co rút lại, người bệnh có thể dễ dàng thấy phần chân răng lộ ra bên ngoài. Tạo cảm giác như răng dài hơn bình thường, ảnh hưởng khá nhiều đến tính thẩm mỹ và cả quá trình niềng răng sau này. Tụt nướu có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới:

  • Tụt nướu hàm trên: Khi niềng răng bị tụt lợi ở hàm trên sẽ dễ dàng phát hiện hơn do vị trí dễ thấy, dễ quan sát. Phần nướu bị rút sâu khiến cổ chân răng lộ hẳn ra ngoài màu trắng trong và tạo ra một lỗ hổng lớn giữa các răng trên cung hàm.
  • Tụt nước ở hàm dưới: Khi gặp tình trạng tụt nướu hàm dưới sẽ khó để phát hiện hơn, nên đa số bệnh nhân chỉ biết khi bệnh đã trở nặng. Đặc biệt tụt nướu hàm dưới dễ bị người bệnh nhầm lẫn là viêm lợi do phần chân răng và nướu bị bao phủ bởi môi dưới, các triệu chứng tụt nướu cũng không rõ ràng.

Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi ở người bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng niềng răng tụt lợi. Phần lớn xuất phát từ chính người bệnh, do những thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày. Cụ thể như sau:

  • Do mảng bám cao răng

Trong thời gian đeo niềng răng, việc vệ sinh răng gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên, nếu không thực hiện đúng cách và thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn thừa bị kẹt lại ở mắc cài và kẽ răng. Lâu dần những mảng bám này sẽ tích tụ lại với nhau thành cao răng, bám chặt ở chân răng và nướu khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó, hình thành nên bệnh viêm nướu và viêm nướu chính là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi.

Mảng bám trên cao răng khi niềng cũng là nguyên nhân gây tụt lợi
Mảng bám trên cao răng khi niềng cũng là nguyên nhân gây tụt lợi
  • Vệ sinh răng sai cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng được xem là nguyên nhân gây nên tụt lợi khi niềng răng. Một trong những sai lầm phổ biến nhất chính là chải răng càng mạnh càng sạch. Tuy nhiên, việc chà xát quá mức càng khiến tổn thương nướu và chân răng, đặc biệt là khi sử dụng những loại bàn chải lông cứng. Cho nên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn chải răng của bác sĩ hướng dẫn khi thực hiện niềng răng hoặc tốt nhất có thể sử dụng máy tăm nước để loại bỏ thức ăn kẹt lại kẽ răng tốt hơn.

  • Niềng răng bị tụt lợi do bệnh lý nha chu

Một nguyên nhân nữa khiến người niềng bị tụt lợi trong quá trình niềng chính là bị bệnh lý về nha chu trước khi niềng nhưng không điều trị khỏi, triệt để. Đây là một sai sót lớn bởi trước khi niềng bao giờ người bệnh cũng phải điều trị khỏi tất cả những bệnh lý về răng miệng. Việc không chữa khỏi, còn vi khuẩn trong khoang miệng sẽ gây nên bệnh tụt lợi khi niềng răng như đau răng hàm, sâu răng, hôi miệng,…

  • Do lực siết mắc cài

Một vài trường hợp bị tụt lợi do lực siết mắc cài quá mạnh, khiến răng không chịu được, tạo áp lực lên phần nướu quá lớn gây tụt lợi.

Lực siết mắc cài quá lớn cũng có thể gây tụt lợi
Lực siết mắc cài quá lớn cũng có thể gây tụt lợi

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Bị tụt lợi có gây nguy hiểm cho người bệnh không?

Đến đây có lẽ đã giúp bạn hiểu niềng răng có bị tụt lợi không. Vậy nếu tình trạng này xảy ra có nguy hiểm không hay ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nói chung và việc niềng răng nói riêng.

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn: Khi bị tụt lợi, răng miệng sẽ bị ảnh hưởng hơn, trở nên nhạy cảm và yếu dần nếu không được chữa trị sớm. Cổ chân răng bị lộ ra ngoài, khiến việc ăn nhai, cắn gặp nhiều khó khăn, khi uống nước hoặc ăn đồ nóng dễ bị ê buốt và đau nhức hàng giờ.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng: Chân răng không được nướu bảo vệ sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công. Lúc này người bệnh có thể mắc các bệnh về răng miệng điển hình là viêm chân răng, viêm nha chu,….
  • Nguy cơ mất răng: Tụt lợi càng nghiêm trọng khiến chân răng không có vị trí bám sẽ yếu hơn. Khi gặp lực tác động quá mạnh sẽ làm gãy răng.
  • Tiêu ổ xương hàm: Trường hợp này chỉ xảy ra khi tụt lợi làm mất răng và không được khắc phục kịp thời. Hệ quả này vô cùng nghiêm trọng khi ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn và toàn bộ cấu trúc của răng miệng.
Niềng răng bị tụt lợi sẽ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng rất nhiều
Niềng răng bị tụt lợi sẽ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng rất nhiều

Cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi

Tụt lợi trong quá trình niềng răng không thể tự khắc phục mà cần có sự can thiệp của nha khoa điều trị. Bệnh nhân cần đến phòng khám để bác sĩ thăm khám và xác định mức độ nghiêm trọng. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho bệnh nhân đảm bảo sức khỏe răng cũng như không làm ảnh hưởng tới kết quả niềng cuối cùng.

  • Trong trường hợp nhẹ, mới khởi phát bệnh: Người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng hằng ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, cạo vôi răng. Ngoài ra nếu thấy ê buốt răng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại kem đánh răng có chất chống ê buốt hoặc dùng gel fluor ngậm dưới sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp bệnh nặng hơn: Lúc này bác sĩ bắt buộc phải tháo mắc cài, ưu tiên điều trị phục hồi nướu rồi mới được đeo niềng lại. Phương pháp phù hợp nhất để điều trị là phẫu thuật ghép mô nướu, mục đích phục hồi và che phủ chân răng. Ngoài ra cũng còn một số những phương pháp như ghép lợi tự do tự thân, ghép mô sinh học. Thời gian sau khi phẫu thuật để được niềng lại có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm.
Tùy từng trường hợp để có cách giải quyết tốt nhất
Tùy từng trường hợp để có cách giải quyết tốt nhất

Cách phòng tránh trong quá trình niềng răng không bị tụt nướu

Tụt lợi khi niềng răng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến răng miệng cũng như kéo dài thời gian niềng hơn. Chính vì vậy để phòng tránh tình trạng này người bệnh cần lưu ý một vài điều dưới đây:

  • Thăm khám bệnh lý răng miệng và chắc chắn không bị bệnh hoặc đã điều trị khỏi trước khi thực hiện niềng răng.
  • Lựa chọn các loại bàn chải lông mềm, sử dụng máy tăm nước cho những bàn chải lông cứng.
  • Đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng, từ từ loại bỏ thức ăn thừa kẹt lại ở mắc cài và kẽ răng.
  • Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa làm sạch răng miệng trước khi đánh răng.
  • Chọn dùng những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, ít nhai, đặc biệt là vào những tháng đầu sau niềng, thời gian nong hàm,…
  • Hạn chế những loại đồ ăn ngọt, đồ ăn nhanh, nước ngọt, nước uống có gas,… đây là nguyên nhân gây nên bệnh lý về răng miệng như hôi miệng nặng.
  • Thường xuyên tới tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình hình răng miệng.
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng nổi tiếng trên thị trường để niềng răng.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề niềng răng bị tụt lợi. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn tại sao niềng răng lại bị tụt lợi cũng như biện pháp khắc phục và cách phòng tránh khi thực hiện chỉnh nha.

Bài viết hữu ích

Cập nhật lúc: 9:15 AM , 16/03/2023

Tin liên quan

Dán Răng Sứ: Thời Điểm Nên Dán, Quy Trình Và Chi Phí Chi Tiết [1 Răng – Toàn Hàm]

Dán răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp bạn khắc phục nhanh chóng những khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên thực tế không phải bất cứ...

[KHÁM PHÁ NGAY] Top 10 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Uy Tín, Giá Rẻ Bất Ngờ Tại Hà Nội

Lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín để bọc răng sứ sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng cũng như mức độ an toàn, đồng thời...

Lượng giá đỗ ăn khuyến nghị trong ngày tối đa là 550gr

Thuốc Dorogyne Có Tốt Không? Thành Phần, Công Dụng Và Liều Dùng

Thuốc Dorogyne được biết đến với khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng, phòng các triệu chứng nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật. Vậy trên thực...

Người bệnh nên thử áp dụng các bài thuốc Đông y trị viêm amidan

Giá Dán Răng Sứ Mới Nhất Và Quy Trình Thực Hiện (Cập nhật)2023

Dán răng sứ là xu thế đang thịnh hành hiện nay được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì tính thẩm mỹ cao mà còn do phương pháp ít phải...

Mòn Men Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị An Toàn

Mòn men răng là tình trạng khá phổ biến có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Khi men răng bị suy thoái, người bệnh sẽ xuất hiện...

Men Răng Là Gì? Những Vấn Đề Liên Quan Và Cách Khắc Phục An Toàn

Men răng là một trong những yếu tố được khá nhiều người quan tâm bởi sự ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng....

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *