Hiện tượng thay răng sữa ở trẻ diễn ra là điều hết sức bình thường để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Việc này tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng đôi khi những can thiệp của phụ huynh gây ra tình trạng nhổ răng còn sót chân răng. Nếu như không được kiểm tra kỹ lưỡng sẽ gây viêm nhiễm, đau nhức và tổn hại đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Vậy cần làm gì khi trẻ nhổ răng sữa còn sót chân răng?
Nhổ răng sữa còn sót chân răng do nguyên nhân gì?
Việc nhổ răng sữa sót chân răng xảy ra nhiều nhất là khi cha mẹ tự nhổ răng cho các bé tại nhà. Nguyên nhân chủ yếu gây ra điều này là bởi cha mẹ nhổ sai cách và sử dụng lực không đúng hoặc nhổ răng không đúng thời điểm.
Khi răng sữa của trẻ vẫn còn chắc và chưa lung lay, nếu cha mẹ không kiểm tra trước khi nhổ mà nhổ quá sớm rất dễ bị sót chân răng. Bởi lúc này, thân răng còn khá yếu và giòn, khi gặp một lực quá mạnh sẽ rất dễ bị gãy bung ra khỏi chân răng.
Còn nếu trường hợp, nhổ răng sữa cho bé nhổ răng tại nha khoa còn sót lại chân răng là do nguyên nhân chủ quan của các bác sĩ. Có thể do tay nghề bác sĩ còn ít kinh nghiệm, căn lực không đúng hoặc hướng nhổ bị sai lệch nên khiến sót lại chân răng.
Thậm chí, ở một số nha khoa kém chất lượng, sau khi nhổ răng bác sĩ không xem lại răng nhổ ra đã đủ chân chưa hoặc không chụp X-ray lại để kiểm tra cẩn thận. Cũng không thể loại trừ có nhiều bác sĩ biết bị sót chân răng nhưng lại không nói với phụ huynh do chủ quan nghĩ chân răng sẽ tiêu biến.
Mối nguy hiểm khi con nhổ răng bị sót chân răng
Phụ huynh cũng không cần quá lo lắng nếu nhổ răng sữa còn sót chân răng. Bởi theo quá trình sinh lý tự nhiên, khi răng vĩnh viễn mọc thì những phản ứng của cơ thể sẽ làm tiêu hủy đi chân răng này và hoàn toàn không hề gây ảnh hưởng gì cho những răng mới mọc. Nên chính vì thế, theo như các bác sĩ nha khoa thì việc nạo chân răng của trẻ là điều không nhất thiết phải thực hiện. Do đó, việc cố tình can thiệp quá đà đôi khi còn làm tổn hại đến mầm răng của các bé sau này.
Mặc dù vậy, chân răng sữa còn sót lại cũng là một mối lo ngại tiềm ẩn gây ra nguy cơ cho trẻ dễ bị viêm nha chu nhất là khi những can thiệp không đảm bảo vệ sinh trong quá trình nhổ.
Bởi trong khoang miệng của trẻ vốn dĩ là nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Chân răng bị cắt ngang kèm với dòng máu hở là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và xâm nhập. Hậu quả nhiễm trùng đôi khi còn khiến bị áp xe lan rộng một vùng hàm mặt và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng,….
Tình trạng này dễ gặp phải với những trẻ em có hệ miễn dịch kém, bệnh lý tim bẩm sinh, đái tháo đường type 1,… Do đó, việc tự ý nhổ răng cho bé ở nhà là tuyệt đối không được làm mà cha mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ nha khoa để đảm bảo an toàn cho con.
Mặt khác, việc nhổ răng sữa lung lay cho con tại bác sĩ nha khoa sẽ giúp đảm bảo ngăn chặn những biến chứng do nhổ răng sữa sót chân răng. Cha mẹ nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín cùng với các bác sĩ có tay nghề cao để tiến hành nhổ răng cho con.
Xem thêm: Răng trẻ mọc lẫy vì sao, có nhổ được không, xử lý thế nào?
Cách khắc phục nhổ răng sữa còn sót chân răng
Cách khắc phục khi nhổ răng sữa vẫn còn chân răng còn tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của nó.
Chân răng sữa còn sót lại nhưng không gây viêm nhiễm
Nếu phát hiện chân răng sữa còn sót lại những bé không có biểu hiện viêm nhiễm, quấy khóc, bỏ ăn hay đau nhức thì cha mẹ hoàn toàn yên tâm. Sau khi nhổ răng cơ thể bé có thể tự điều chỉnh để tiêu hủy mầm răng sữa còn sót lại.
Việc cha mẹ cần làm ngay lúc này là nên hỗ trợ và nhắc nhở bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ và hiệu quả nhất. Đến thời điểm điểm răng vĩnh viễn trồi lên sẽ làm thức đẩy quá trình tự tiêu hủy chân răng sữa còn lại của bé.
Chân răng còn sót lại gây viêm, đau nhức
Nếu nhổ răng sữa sót chân răng gây ra viêm nhiễm và đau nhức thì cần can thiệp tích cực nhằm tránh ổ nhiễm trùng gây lan rộng. Trong trường hợp này, phụ huynh không được xử lý tại nhà mà cần đưa bé thăm khám tại phòng khám nha khoa để được thăm khám và tư vấn. Các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau cho trẻ và hạ sốt nếu trẻ bị sốt.
Cha mẹ cần đảm bảo lượng nước và đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Do trẻ bị đau răng nên ăn những thức ăn mềm, sệt và lòng hoặc cho trẻ uống sữa. Mỗi ngày, cha mẹ cần chú ý đến nướu răng của trẻ.
Trong trường hợp nếu sưng đau nhiều và lan rộng ra khiến bé bị sốt kéo dài và quấy khóc thì nên tái khám lại. Các bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra đánh giá để làm tiểu phẫu nhỏ, lấy chân răng cũ và dọn sạch ổ viêm nhiễm.
Những thông tin trong bài viết trên đã cho thấy việc nhổ răng sữa còn chân răng khá nghiêm trọng và đáng lo ngại khi phụ huynh thực hiện nhổ răng cho bé tại nhà. Do đó, cha mẹ không chắc chắn và hiểu biết về quy trình nhổ răng cho bé thì nên đưa con đến phòng khám nha khoa uy tín để đảm bảo việc nhổ răng sữa an toàn tuyệt đối cho các bé.
Cập nhật lúc: 3:48 AM , 14/03/2023Gợi ý xem thêm: