Trẻ em thông thường đều sẽ trải qua quá trình thay răng sữa thành răng vĩnh viễn nhưng nếu răng sữa chưa lung lay thì các bậc cha mẹ nên xử lý ra sao? Liệu có cần nhổ răng sữa chưa lung lay cho con? Những thông tin dưới đây sẽ cho mọi người biết đáp án.
Quy luật thay răng sữa
Thông thường trẻ em bắt đầu mọc răng sữa vào giai đoạn 6 tháng tuổi và tiếp tục mọc răng cho đến giai đoạn 25 – 33 tháng tuổi. Bộ răng sữa hoàn thiện của trẻ có tất cả 20 răng, trong đó bao gồm 10 răng hàm dưới và 10 răng hàm trên. Theo quy tắc thường, răng sữa mọc theo thứ tự từ răng cửa hàm dưới đến răng cửa hàm trên rồi tiếp đến những chiếc răng bên cạnh.
Đến một giai đoạn nhất định, những chiếc răng sữa của trẻ bắt đầu lung lay và rụng theo quy luật:
- Giai đoạn bé 5 – 7 tuổi thay răng cửa giữa
- Giai đoạn bé 7 – 8 tuổi thay răng cửa trên
- Giai đoạn bé 9 – 10 tuổi thay răng hàm sữa thứ nhất
- Giai đoạn bé 10 – 11 tuổi thay răng nanh sữa
- Giai đoạn bé 11 – 12 tuổi thay răng hàm sữa thứ 2
Ngoài ra một số bé có thể bắt đầu giai đoạn thay răng sớm hoặc trễ hơn so với độ tuổi. Các bậc phụ huynh nên nắm rõ quy luật thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn của bé để dễ dàng kiểm soát tình hình thay răng tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay?
Có nên nhổ răng sữa khi răng của trẻ còn chưa lung lay? là câu hỏi thường gặp của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong một số trường hợp cụ thể thì câu trả lời ở đây là có. Các trường hợp sau đây cần nhổ răng sữa khi chưa lung lay:
- Trong trường hợp răng vĩnh viễn của bé đã mọc lệch vào trong dù răng sữa chưa lung lay, phải tiến hành việc nhổ bỏ răng sữa. Vì lúc này mầm răng vĩnh viễn đã bị mọc lệch nên không thể làm tiêu răng sữa hoặc chỉ có thể làm tiêu một phần. Việc không nhổ răng sữa kịp thời mà cứ để tình trạng mọc răng như vậy sẽ khiến răng vĩnh viễn không có vị trí phát triển và mọc xô lệch, không thẳng hàng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả hàm răng sau này.
- Nếu răng sữa của bé mọc lẫy, mọc xiên sang răng bên cạnh, mọc lệch ra ngoài hoặc cụp vào trong gây ra sự khó khăn trong quá trình nhai nuốt và thiếu thẩm mỹ cho hàm răng cũng phải nhổ bỏ.
- Trường hợp trẻ mọc răng sữa nhưng bị kẹt, thời gian lâu không nhú lên được cũng cần loại bỏ vì tình trạng này sẽ khiến răng vĩnh viễn của trẻ khó mọc hay mọc lên không đúng vị trí. Tương lai muốn cải thiện sẽ phải can thiệp bằng những biện pháp tốn kém chi phí như niềng răng.
- Răng sữa bị sâu nặng gây ra đau đớn nhưng không thể khắc phục bằng phương án điều trị tủy thì sẽ tiến hành nhổ bỏ.
Việc nhổ răng sữa khi chưa lung lay tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nên cần tìm đến các nha khoa uy tín để được thăm khám trực tiếp. Sau khi xem xét kỹ tình trạng răng của trẻ, bác sĩ mới quyết định có nên nhổ răng hay không. Cha mẹ không thể tự ý thực hiện nhổ răng sữa cho bé tại nhà vì có thể gây ra đau đớn khiến trẻ không chịu được, làm sót chân răng, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.
Các bậc cha mẹ không nên chủ quan đối với giai đoạn thay răng của con vì đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến tính thẩm mỹ về răng và ngoại hình của bé sau này.
Xem thêm: Nhổ răng sữa còn sót chân răng phải làm sao? Cách xử lý an toàn
Những lưu ý quan trọng khi nhổ răng sữa cho bé
Trước khi nhổ răng sữa cho bé, cha mẹ cần tìm kỹ lưỡng để chăm sóc tốt hơn cho bé và giúp bé có hàm răng khỏe đẹp. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết:
- Nếu răng sữa của bé lung lay cha mẹ có thể nhổ cho bé tại nhà nhưng cần lưu ý đảm bảo vệ sinh trong quá trình nhổ răng sữa và tránh gây ra đau đớn cho bé. Nếu quá trình nhổ răng không đảm bảo vệ sinh rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng nhiễm trùng chân răng.
- Tuyệt đối không tự ý nhổ răng sữa cho bé tại nhà khi răng sữa chưa lung lay hoặc gặp vấn đề bất thường.
- Cha mẹ nên hướng dẫn cho bé cách dùng lưỡi nhẹ nhàng đẩy răng vĩnh viễn ra ngoài để răng có thể phát triển đúng vị trí, không bị lệch vào trong. Trẻ nên thực hiện hành động này lặp đi lặp lại đến khi răng vĩnh viễn của trẻ mọc hoàn thiện.
- Điều thiết yếu để có một hàm răng chắc khỏe là cha mẹ cần hướng dẫn để con đánh răng đúng cách, đều đặn mỗi ngày ít nhất là 2 lần vào buổi sáng và tối. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn để làm sạch răng miệng hiệu quả hơn.
- Các bậc phụ huynh cần phải xây dựng cho con một chế độ ăn uống phù hợp. Nếu chỉ cho bé ăn những thực phẩm mềm, nhỏ, nhuyễn sẽ khiến hàm răng trẻ bị thụ động, răng sữa khó rụng hơn, quá trình thay răng cũng chậm hơn quy luật bình thường. Ở giai đoạn thay răng cha mẹ nên bổ sung cho bé các thực phẩm nhiều chất xơ, có độ cứng vừa phải để kích thích quá trình thay răng.
- Ngăn ngừa các thói quen xấu của con như đẩy lưỡi, cắn móng tay, cắn bút,… Những thói quen này có thể khiến trẻ có nguy cơ hỏng mầm răng vĩnh viễn và làm răng mọc sai lệch.
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi có nên nhổ răng sữa chưa lung lay và cung cấp những kiến thức cần biết trong quá trình thay răng sữa của trẻ. Hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm thông tin để chăm sóc trẻ tốt hơn.
Cập nhật lúc: 9:30 AM , 14/03/2023Gợi ý cho bạn: