Nhổ răng sữa cho bé: Khi nào nên nhổ? Nhổ ở đâu an toàn

Nhổ răng sữa cho bé là quá trình hoàn toàn tự nhiên mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua trong giai đoạn trước 5 tuổi. Các răng sữa lần lượt rụng dần đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn nên quá trình này có ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp của hàm răng sau này. Do đó thay răng sữa đúng thời điểm, đúng cách là việc vô cùng quan trọng với trẻ, ba mẹ cần lưu tâm. 

Răng sữa là gì? Vai trò của răng sữa đối với trẻ em

Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ đang bú sữa mẹ, đây là giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển và tăng trưởng ở trẻ. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ tuần 7 đến tuần 10 khi trẻ còn là bào thai và xuất hiện trên cung hàm của trẻ vào khoảng tháng thứ 6 sau sinh.

Hàm răng sữa sẽ được hoàn thiện khi trẻ khoảng 2 – 3 tuổi với 20 răng cho cả hàm trên và dưới. Khi trẻ lớn hơn đến độ tuổi phù hợp những chiếc răng này sẽ rụng dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Do đó mà nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng răng sữa không hề quan trọng và thường bỏ qua những biện pháp chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho bé.

Răng sữa có vai trò quan trọng đến việc hình thành hàm răng vĩnh viễn của trẻ
Răng sữa có vai trò quan trọng đến việc hình thành hàm răng vĩnh viễn của trẻ

Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, việc phát âm và sự phát triển hàm mặt của trẻ, cụ thể:

  • Tiêu hóa: Hàm răng sữa giữ một chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa các loại thực phẩm mà trẻ ăn vào cơ thể. Răng sữa giúp nhai và nghiền nhỏ thức ăn khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
  • Giữ khoảng: Thông thường một chiếc răng sữa mọc lên trên cung hàm và sau vài năm chân răng sẽ tiêu dần để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Do đó, nếu răng sữa bị sâu, phải nhổ sớm khi chưa đến thời điểm này sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc chậm. Thậm chí nếu nhiều răng sữa bị thay sớm có thể gây ra hiện tượng lệch lạc khớp cắn.
  • Kích thích xương hàm phát triển: Nhờ vào răng sữa, bé có thể cắn xé, nhai thức ăn tạo ra tác động góp phần vào việc làm các cơ và xương hàm phát triển bình thường và đảm bảo chức năng.
  • Phát âm tốt: Chức năng ít được biết đến của răng sữa là giúp trẻ có thể phát âm đúng, chuẩn khi học nói. Nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, đặc biệt là răng cửa có thể gây khó khăn trong việc nói chuyện của trẻ và bé có thể nói ngọng khi học ngoại ngữ.
  • Thẩm mỹ cho khuôn mặt của bé: Dù còn nhỏ nhưng nếu răng sữa bị rụng nhiều cũng sẽ khiến trẻ bị trêu đùa và đôi khi là ngại ngùng trước hàm răng “móm” của mình. Với những trẻ đã đi học còn có thể khiến trẻ lười giao tiếp và tự tin trước đám đông.

Do hàm răng sữa có vai trò quan trọng như vậy, nên ba mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc và giữ gìn răng sữa cho trẻ thật kĩ lưỡng. Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự vệ sinh răng miệng của mình hàng ngày, đồng thời đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kì 6 tháng một lần.

Thời điểm nhổ răng sữa cho bé tốt nhất là khi nào?

Theo y khoa, độ tuổi thay răng sữa thay răng sữa được chia ra thành từng giai đoạn như sau:

  • 2 răng cửa giữa: trẻ 6 – 7 tuổi
  • 2 răng cửa bên: trẻ 7 – 8 tuổi
  • 2 răng nanh: trẻ 9 – 12 tuổi
  • 2 răng hàm trước: trẻ 9 – 11 tuổi
  • 2 răng hàm thứ: trẻ 10 – 12 tuổi

Vì vậy, thời điểm mọc răng vĩnh viễn là khi trẻ khoảng 6 tuổi và kết thúc lúc 12 tuổi với răng sữa số 5. Tuy nhiên, nếu như đến thời điểm thay răng mà răng sữa chưa rụng ba mẹ cũng cần nghĩ đến biện pháp nhổ răng sữa cho trẻ, để hàm răng được phát triển tốt nhất.

Thời điểm nhổ răng sữa cho bé tốt nhất là khi nào?
Thời điểm nhổ răng sữa cho bé tốt nhất là khi nào?

Việc nhổ răng sữa cho bé thường không được nha sĩ khuyến khích thực hiện sớm bởi nó không lợi cho sự phát triển của trẻ. Nhưng, trong một số trường hợp bắt buộc, ba mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành nhổ răng sữa cho bé càng sớm càng tốt. Cụ thể như:

  • Trẻ đã đến tuổi răng vĩnh viễn mọc nhưng các răng sữa mới có dấu hiệu lung lay hoặc lung lay lâu mà không rụng đi. Khi này cần phải nhổ răng sữa để tạo “khoảng trống” cần thiết cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
  • Phát hiện răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu trồi lên mà răng sữa ở trên vẫn chưa rụng.
  • Khi răng của trẻ bị mẻ vỡ, sâu nặng chỉ còn chân răng hoặc đã chữa trị mà không cải thiện.
  • Răng sữa có tình trạng bị viêm nhiễm, chết tủy ảnh cũng cần phải tiến hành nhổ để tránh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Khi răng sữa bị viêm quanh chóp, tụt nướu răng,… và có nguy cơ viêm nhiễm xuống vùng răng vĩnh viễn cũng cần phải tiến hành nhổ bỏ cho trẻ.

Tuy nhiên chỉ nên nhổ khi có chỉ định của bác sĩ, ba mẹ không được nhổ răng sữa của trẻ trước thời điểm thay răng theo quá trình sinh lý của chúng. Răng bị nhổ quá sớm vừa để khoảng trống lâu trong khoang miệng dễ gây nên các bệnh lý khác vừa ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Bên cạnh đó, khả năng ăn nhai cũng kém đi và lợi không có răng để lâu ngày dễ bị co khít lại gây đau nhức cho bé khi răng vĩnh viễn mọc.

Do đó, ba mẹ cần lưu ý đến trẻ trong giai đoạn thay răng. Nếu khó quan sát được tình trạng này hãy cho trẻ đi khám răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa để bác sĩ theo dõi và nhổ răng kịp thời.

Có nên tự nhổ răng sữa cho bé?

Theo các bác sĩ nha khoa, việc nhổ răng cho bé chỉ nên được thực hiện khi trẻ đã được thăm khám nha khoa và được bác sĩ chỉ định nhổ trong trường hợp thật sự cần thiết bởi vì:

  • Hàm răng đầu đời của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển về mặt thể chất của trẻ. Nếu chưa đến thời điểm “vàng” để thay thế mà ba mẹ đã tiến hành nhổ sớm có thể khiến trẻ đau đớn, sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý về sau của trẻ. Thậm chí việc tự nhổ tại nhà nếu tay và các dụng cụ không được kháng khuẩn sạch trước khi nhổ răng có thể gây nhiễm trùng răng miệng.
  • Việc duy trì đầy đủ hàm răng sữa đảm bảo các chức năng ăn nhai của trẻ. Nếu nhổ răng sớm thì sẽ gây đau nhức hàm của trẻ và dẫn đến giảm sức nhai.
  • Đến thời điểm thay răng sữa, ba mẹ nên đưa trẻ tới các bệnh viện, phòng khám nha khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và nhổ răng đúng cách an toàn nhất.
  • Nếu trẻ tự ý nhổ răng sữa của trẻ tại nhà, bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh những lệch lạc hàm răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm.
Việc tự nhổ răng sữa cho bé có thể gây ra nhiều tác hại sau này
Việc tự nhổ răng sữa cho bé có thể gây ra nhiều tác hại sau này

Với những lý do trên đây, ba mẹ có thể hiểu rõ hơn về việc răng sữa có vai trò quan trọng như nào. Tuy nhiên, đừng vì quá lo lắng khi răng sữa của trẻ mọc chậm hay mọc lệnh mà ba mẹ nhổ răng sữa của trẻ quá sớm.

Cách nhổ răng sữa cho bé đúng cách

Việc nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ khi trưởng thành có đều đẹp hay không.

Nhổ răng sữa tại nhà cho bé

Nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà nên thực hiện trong các trường hợp tình trạng sức khỏe của trẻ bình thường, không có bệnh lý đặc biệt gì đi kèm và răng đã lung lay nhiều. Việc này phải đảm bảo các yếu tố: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước sát khuẩn rửa tay và dùng dụng cụ đảm bảo. Chỉ như vậy mới đảm bảo an toàn và tránh các trường hợp viêm nhiễm răng lợi xảy ra với hàm răng của trẻ.

Cha mẹ có thể tiến hành thực hiện nhổ răng cho bé tại nhà khi nắm vững các kiến thức cơ bản sau đây:

  • Rửa tay bằng nước sát khuẩn và thấm khô bằng khăn bông sạch trước khi chạm vào răng trẻ
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối để loại bỏ mọi vi khuẩn và vụn thức ăn còn trong khoang miệng.
  • Để nhổ răng sữa an toàn cho bé, ba mẹ hãy quấn bông đã được sát khuẩn xung quanh răng sữa cần nhổ. Dùng lực của ngón trỏ và ngón cái để đưa răng sữa ra theo hướng ngoài cửa miệng để tránh răng rụng ra trẻ nuốt răng sữa vào bụng.
  • Cho trẻ cắn bông gạc trong khoảng 5 – 10 phút để cầm máu tại vị trí răng rụng. Sau khi máu đã cầm, đừng quên kiểm tra nướu tại vị trí chiếc răng được nhổ để đảm bảo không còn bất kỳ “dấu tích” nào của chân răng cũ còn sót lại.
  • Trong trường hợp tiến hành thất bại đầu tiên ba mẹ hãy bình tĩnh để nói cho trẻ hiểu và hợp tác. Tuyệt đối không vì quá lo lắng mà làm trẻ hoảng sợ với các động tác thô bạo.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng một số mẹo nhỏ để nhổ sữa cho bé nhẹ nhàng hơn như dùng chỉ nha khoa buộc vào chân răng rồi giật mạnh ra ngoài. Hoặc khuyến khích trẻ dùng lưỡi thường xuyên tác động nên chiếc răng sữa đang lung lay để răng tự rụng và hỗ trợ việc nhổ răng dễ dàng hơn.

Quá trình nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà cũng khá đơn giản, nhưng nếu bố mẹ cần thao tác một cách dứt khoát, trọn vẹn để không gây ra tổn thương và sợ hãi cho trẻ sau đó.

Nhổ răng sữa cho bé tại Nha khoa

Đã có nhiều trường hợp phụ huynh tự tiến hành nhổ răng cho con ở nhà nhưng không đảm bảo được các yêu cầu y khoa hoặc nhổ còn để sót lại chân răng. Việc này dẫn đến các biến chứng như: bị viêm lợi, nhiễm trùng răng hay thậm chí là áp xe răng lan ra toàn hàm.Vì vậy, ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ thực hiện nhổ răng sữa nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn với các thiết bị chuyên dụng.

Nhổ răng sữa tại nha khoa đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng của trẻ
Nhổ răng sữa tại nha khoa đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng của trẻ

Hơn nữa, hàm răng của trẻ được bác sĩ chuyên khoa theo dõi sẽ  đảm bảo nhổ răng đúng thời điểm, hoặc có những can thiệp từ sớm đối với các răng đã mọc lệch trên cung hàm. Như vậy sẽ đảm bảo các răng vĩnh viễn sau này được đều đẹp và giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ tốt nhất.

Nên nhổ răng sữa cho trẻ ở đâu tốt nhất?

Trẻ em là đối tượng thường rất sợ bác sĩ, sợ đau nên nếu lần đầu trẻ bị “sợ hãi” khi đang khám hay điều trị răng thì điều này có thể trở thành nỗi ám ảnh của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần thực phải cẩn trọng trong việc chọn lựa các phòng khám hay bệnh viện uy tín và chất lượng để tránh điều này xảy ra.

Dưới đây là các một số địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng tốt không chỉ được phụ mà mà cả trẻ em yêu thích khi cần đi kiểm tra răng miệng phụ huynh có thể tham khảo.

Bệnh viện răng hàm mặt TW Hà Nội

Khoa răng trẻ em của bệnh viện RHM Trung ương tại Hà Nội là địa chỉ uy tín hàng đầu tại miền Bắc chuyên điều trị các bệnh lý về răng ở trẻ. Là một khoa khám chữa bệnh lâu đời tại bệnh viện sở hữu đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn cao và vô cùng tâm huyết với nghề. Hàng năm khoa đón tiếp hàng ngàn lượt người bệnh tới khám và điều trị về các dịch vụ chăm sóc răng miệng cho bé.

Ưu điểm của khoa Răng trẻ em là khi tới đây các bé sẽ được bác sĩ thăm cám ân cần, vui vẻ trò chuyện để bé cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó có một khu vui chơi giải trí tại phòng chờ được đặt rất nhiều đồ chơi như: xích đu, cầu trượt, xích đu, ô tô điện, tivi… giúp trẻ không còn thấy sợ hãi và lo lắng khi vào khám.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: số 40A đường Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Điện thoại liên hệ: (84.4) 3.826.9722 – 3.826.9275

Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

Bệnh viện ĐH Y Hà Nội là đơn vị trực thuộc Trường ĐH Hà Nội. Tại đây có khoa răng hàm mặt được thành lập với mong muốn đem đến những nụ cười tươi tắn nhất cho trẻ em Việt Nam. Tại khoa răng hàm mặt bệnh viện Đại học y có rất nhiều bác sĩ lâu năm giàu kinh nghiệm, thấu hiểu tâm lý trẻ giúp giải quyết các vấn đề răng miệng của trẻ một cách hiệu quả nhất.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Khoa Răng hàm mặt hiện đang có các dịch vụ chăm sóc răng miệng cho trẻ em như: niềng răng, chữa sâu răng, viêm tủy, điều trị răng sữa, đóng cuống răng vĩnh viễn bằng canxi- hydroxit,.. Chất lượng khám chữa bệnh tại đây khá ổn định và ít khi bị quá tải nên thường được các phụ huynh lựa chọn làm nơi khám chữa răng cho bé ở Hà Nội.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: tại đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3574 7788

Bệnh viện Bạch Mai

Khoa răng hàm mặt – bệnh viện Bạch Mai không còn là cái tên xa lạ với phụ huynh khi có nhu cầu đưa con đi điều trị răng miệng. Tại đây quy tụ các bác sĩ hàng đầu trong ngành nha khoa cùng hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại. Không gian phòng khám thoáng mát, sạch sẽ cũng khiến các bé thoải mái và không còn cảm giác sợ hãi khi đến đây.

Nếu ba mẹ đang băn khoăn tìm địa chỉ nhổ răng sữa cho bé uy tín, khoa răng hàm mặt bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ tin cậy mà ba mẹ nên lựa chọn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: số 78 Giải Phóng thuộc quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0869 587 728

Bệnh viện răng hàm mặt TW TP. Hồ Chí Minh

Khoa Răng Hàm Mặt trẻ em hiện nay là một trong những khoa lớn của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.Hồ Chí Minh.

Khám răng hay nhổ răng sữa luôn là nỗi sợ hãi rất lớn với trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn là cản trở nếu ba mẹ cho trẻ tới khám tại bệnh viện RHM Trung ương TP. Hồ Chí Minh. Đội ngũ y bác sĩ tại khoa đều được đào tạo vô cùng chuyên nghiệp sẵn sàng trò chuyện và hỗ trợ để các bé có tâm lý thoải mái nhất khi tiến hành nhổ răng sữa.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: tại đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3855 6732

Để đảm bảo kết quả tốt nhất khi nhổ răng cho trẻ em, các phụ huynh nên tìm hiểu thông tin kỹ càng và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị cho trẻ. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây hữu ích cho các phụ huynh trong quá trình nhổ răng sữa cho bé.

Cập nhật lúc: 9:30 AM , 14/03/2023

Tin liên quan

Cạo Vôi Răng Giá Bao Nhiêu Nếu Thực Hiện Tại Nha Khoa Uy Tín?

Cạo vôi răng định kỳ chính là giải pháp chăm sóc răng miệng quan trọng được nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn...

Cách trị hôi miệng bằng lá ổi nào là tốt nhất? Hướng dẫn chi tiết

Lá ổi là một loại lá cây rất nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho răng miệng. Như đã biết bên cạnh khả năng kiểm soát sâu răng, lá...

Các triệu chứng của bệnh lý khá đặc trưng

Các mức độ sâu răng và phương pháp đặc trị tương ứng

Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến và chia thành nhiều mức độ. Việc phân loại các mức độ sâu răng có vai trò quan trọng...

Axit béo cùng chất oxy hóa trong dầu dừa sẽ thẩm thấu vào biểu bì, giúp làm mềm da từ sâu bên trong, đồng thời bổ sung độ ẩm và giảm viêm, ngứa

Review 10 Chai Xịt Thơm Miệng Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Hôi miệng là vấn đề mà rất nhiều người đang gặp phải, gây cảm giác khó chịu, tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Trước tình trạng...

Sâu răng có chữa được không? Cách trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người đang không khỏi thắc mắc. Tình trạng sâu răng xuất hiện ở rất nhiều người và gây đau...

Tưa lưỡi ở trẻ nhỏ nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Tưa lưỡi là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống và sự phát triển của bé....

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *