Nấm Candida Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Dứt Điểm

Nấm Candida có thể tồn tại ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là ở âm đạo của phụ nữ. Khi nhiễm nấm, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, thiếu thông tin về Candida albicans khiến phụ nữ gặp khó khăn trong việc phòng ngừa và điều trị tình trạng này.

Nấm Candida là gì?

Nấm Candida, một loại nấm men được biết đến thông qua loài Candida albicans. Từ “albicans” trong tiếng Latinh có nghĩa là trắng, xuất phát từ màu sắc trắng của chúng khi trồng trên lam. Chúng có hình dạng oval và kích thước trung bình khoảng 2-4 micromet, thường xuất hiện tự nhiên trong hoa quả, rau xanh và các thức uống lên men.

Nấm Candida thường xuất hiện tự nhiên trong hoa quả, rau xanh và các thức uống lên men

Nấm Candida có khả năng gây bệnh từ nhẹ đến nặng, từ cấp tính sang mãn tính, có thể ký sinh và tạo ra các vấn đề sức khỏe ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể người. Mức độ nguy hiểm của nó phụ thuộc vào tình trạng hệ miễn dịch của người bệnh và các biến thể khác nhau của nấm men.

Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida

Thông thường, nấm Candida là một chủng vi sinh vật tồn tại cân bằng trong cơ thể và không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu, đây là cơ hội để chủng vi sinh vật này bùng phát chuyển dạng sang trạng thái ký sinh và gây bệnh. Một số yếu tố có thể gây nhiễm candida điển hình như:

  • Thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
  • Thuốc kháng sinh, thuốc steroids, hormone và thuốc tránh thai là kháng sinh phổ rộng với liều cao và lâu dài sẽ diệt các vi khuẩn có lợi sống chung với nấm. Điều này làm phá vỡ thế cân bằng vi sinh tại chỗ.
  • Những vùng cơ thể ẩm ướt hoặc đổ mồ hôi nhiều như là nách, bẹn, vùng da giữa các ngón tay, ngón chân, khoé miệng và vùng dưới ngực.

Triệu chứng nhiễm nấm Candida

Ngứa và khó chịu thường là những dấu hiệu phổ biến của bệnh nấm Candida, nhưng người bệnh cũng có thể trải qua một loạt các triệu chứng như:

  • Đỏ, sưng, và ngứa ở vùng âm đạo và âm hộ.
  • Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, không có mùi hôi.
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục.
Nhiễm nấm Candida có thể gây đau đớn khi quan hệ tính dục nam nữ
  • Phát ban, tiết ra nhiều khí hư.
  • Tiểu đau hoặc rát và tiểu nhiều.
  • Các biểu hiện nặng hơn như đỏ và phù nề ở vùng âm hộ.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong danh sách này, hãy đến cơ sở y tế tin cậy để được khám và điều trị ngay. Điều này giúp tránh tình trạng lan rộng và ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Cách điều trị nhiễm nấm Candida

Việc điều trị nhiễm nấm Candida ở âm đạo phụ thuộc vào mức độ bệnh và tần suất tái phát của bệnh nhân.

Đối với những triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và các cơn tái phát không thường xuyên, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng kem chống nấm không cần đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đặt (bao gồm miconazole hoặc clotrimazole) để xử lý nhiễm trùng. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong khoảng 1-7 ngày và bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống đơn liều fluconazole (thuốc chống nấm) nếu cần.

Trong trường hợp triệu chứng nặng hoặc tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể đề xuất:

  • Điều trị kéo dài: Bác sĩ kê đơn thuốc chống nấm sử dụng hàng ngày trong tối đa 2 tuần, sau đó chuyển sang mỗi tuần 1 lần, có thể kéo dài trong 6 tháng.
  • Thuốc uống nhiều liều: Bác sĩ có thể kê đơn 2 hoặc 3 liều thuốc chống nấm uống thay vì sử dụng thuốc bôi (không khuyến khích cho phụ nữ có thai).
  • Liệu pháp kháng Azole: Sử dụng thuốc dạng viên nang đặt vào âm đạo. Lưu ý, sử dụng thuốc này qua đường uống có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và chỉ nên được áp dụng khi điều trị nấm Candida kháng với các loại thuốc chống nấm thông thường.
Sử dụng thuốc đặt âm đạo ngăn ngừa nhiễm nấm Candida

Lưu ý khi điều trị nhiễm nấm Candida

Khi điều trị nhiễm nấm Candida, có vài điều quan trọng cần lưu ý:

  • Uống thuốc và thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ định của chuyên gia bác sĩ.
  • Rửa sạch và khô ráo vùng bị nhiễm nấm, sử dụng quần lót và quần áo thông thoáng, sạch sẽ.
  • Tránh thức ăn nhiều đường, tinh bột và chất béo; ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, và protein.
  • Nấm Candida có thể mất thời gian để điều trị hoàn toàn, bạn cần phải kiên nhẫn và không bỏ cuộc.
  • Sau khi điều trị, duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để tránh tái phát nấm.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng trở lại sau điều trị, cần tham khảo ý kiến y tế ngay lập tức để tránh tình trạng lan rộng hoặc nặng hơn.

Câu hỏi thường gặp

Nấm Candida thường sống tự nhiên trong cơ thể mà không gây hại. Tuy nhiên, khi nó phát triển quá mức do hệ miễn dịch suy yếu, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng nội tiết, da và niêm mạc.

Nhiễm nấm Candida âm đạo không thể tự khỏi hoàn toàn, cần có thời gian nhất định để điều trị thông qua thuốc đặc trị và hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc vì sẽ bị nhờn thuốc mà bệnh còn khó trị dứt điểm.

Đường gây nhiễm ở Candida khá đa dạng như: có thể do trực tiếp tiếp xúc dịch âm đạo, mồ hôi, tế bào bong ra từ người mang bệnh, từ những thức ăn đồ uống nhiễm nấm,…

Điều trị nấm Candida là một thách thức vì nó có thể tái phát. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách kết hợp với thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh thì bệnh sẽ được kiểm soát và giảm nguy cơ tái phát.

Để hỗ trợ điều trị nấm Candida, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, protein từ nguồn thực phẩm không chứa đường như thịt gia cầm không mỡ, cá, hạt, và các loại rau củ. Đồng thời, bạn cần kiêng đường và thực phẩm có đường, các loại thực phẩm lên men như bia, rượu.

Cập nhật lúc: 2:00 PM , 12/12/2023

Tin liên quan

TOP 5 Thuốc Trị Nấm Candida Tốt Nhất Hiện Nay

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị nấm Candida, mỗi loại phù hợp với từng trường hợp và có chất lượng khác nhau. Hãy khám phá cùng chúng tôi...

TOP 5+ Thuốc Bôi Trị Nấm Candida Tốt Nhất Hiện Nay

Các loại kem bôi trị nấm candida có thể giảm triệu chứng nhanh chóng ở vùng kín do khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh. Tuy nhiên, việc...

7 Loại Thuốc Đặt Âm Đạo Trị Nấm Phụ Khoa Tại Nhà Hiệu Quả

Thuốc đặt âm đạo trị nấm là loại thuốc được thiết kế dưới dạng viên nang hoặc viên đạn. Bên trong có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh có tác...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *