Mùi Hôi Miệng Phát Nguồn Từ Ký Sinh Trùng Là Bệnh Gì?

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng liệu có phải là bệnh lý không? Tại sao khi được chẩn đoán lại khiến cho không ít người rơi vào lo lắng và hoang mang. Thực chất đây là bệnh gì? Diệt ký sinh trùng gây hôi miệng bằng cách nào hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Hôi miệng là dấu hiệu của ký sinh trùng phải không?

Trong y học, ký sinh trùng là sinh vật sống nhờ sinh chất của các sinh vật khác. Những loại ký sinh trùng thường gặp trong cơ thể người đó là ký sinh trùng sốt rét và giun sán trong đường tiêu hóa,… Ngoài ra, còn có những loại ký sinh trùng khác sống trong gan, dạ dày, ruột, não, phổi, máu.

Tất cả những ký sinh này đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chúng có đặc điểm lây lan và sinh sản rất nhanh. Trong quá trình phát triển chúng sẽ giải phóng độc tố gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Có một số bác sĩ cho rằng hôi miệng ký sinh trùng xuất phát từ dạ dày, những người mắc phải bệnh này thường là do bị nhiễm giun sán đường tiêu hóa. Và ký sinh trùng có thể gây ra những bệnh như ung thư, rối loạn chức năng, bệnh tim,…

Hôi miệng là dấu hiệu của ký sinh trùng phải không?
Hôi miệng là dấu hiệu của ký sinh trùng phải không?

Các chuyên gia nha khoa cũng chỉ ra rằng, ở một vài trường hợp ký sinh trùng là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng hôi miệng nặng vì khi ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa của người bệnh sẽ gây ra những bệnh lý liên quan như trào ngược dạ dày. Mỗi loại ký sinh trùng sẽ tấn công vào những cơ quan khác nhau, ví dụ như: Ấu trùng sán lợn tấn công lên não, sán dây chó, sán lá gan tấn công vào gan và sán lá phổi tấn công phổi.

Biểu hiện thường thấy khi mắc hôi miệng ký sinh trùng

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng thường có những biểu hiện như sau:

  • Ợ hơi, hơi thở nặng mùi, giống như mùi phân hủy.
  • Thường xuyên bị ứng, phát ban, chảy nước mắt, nước mũi.
  • Cảm cúm, ngạt mũi, viêm họng không rõ nguyên nhân.
  • Uể oải, không tập trung, hay mệt mỏi.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Thường xuyên đau nhức đầu, cơ và xương khớp.
  • Ăn uống ngủ nghỉ không khoa học, thất thường.
  • Mắt sưng, thâm quầng.
  • Mắc các bệnh lý về dạ dày, gan, thực quản,…
  • Khô môi, miệng khô, cổ họng rát.

Đọc thêm:

Đau nhức đầu, cơ và xương khớp thường xuyên có thể là dấu hiệu của hôi miệng ký sinh trùng.
Đau nhức đầu, cơ và xương khớp thường xuyên có thể là dấu hiệu của hôi miệng ký sinh trùng.

Điều trị mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng bằng cách nào?

Vì chưa khẳng định được nguyên nhân gây mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng nên hiện vẫn chưa có cách điều trị cụ thể cho bệnh này. Các chuyên gia cho rằng những người gặp vấn đề về hơi thở nên tới những cơ sở y tế uy tín gần nhất để thực hiện khám sàng lọc tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra để cải thiện tình trạng hôi miệng, người bệnh có thể điều trị các bệnh lý về răng miệng đang mắc phải và những bệnh lý gián tiếp gây ra tình trạng hôi miệng.

Điều trị bệnh lý răng miệng

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do mắc các bệnh lý về răng miệng thì người bệnh cần phải xử lý triệt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khi bị vi khuẩn tấn công, lợi của người bệnh sẽ sưng đỏ, viêm tấy, không ôm sát chân răng khiến cho vi khuẩn phát triển tạo thành túi nha chu. Nếu không điều trị kịp thời, mất răng là điều không thể tránh khỏi .

Thời gian này, người bệnh cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng. Nếu tình trạng viêm nhiễm có chiều hướng phát triển nha sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc tiêu viêm, chống viêm, thuốc kháng sinh hoặc dung dịch nha khoa để điều trị tình trạng bệnh.

Điều trị các bệnh lý cơ thể

Những bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày, thận yếu, loét dạ dày,… đều dẫn tới tình trạng hôi miệng dù đã cố gắng bằng cách cải thiện vệ sinh răng miệng. Khi bị vi khuẩn tấn công, amidan sẽ sưng đau, xuất hiện mủ, bã trắng, sỏi amidan hơi thở có mùi rất khó chịu.

Sỏi amidan gây ra hơi thở có mùi rất khó chịu.
Sỏi amidan gây ra hơi thở có mùi rất khó chịu.

Đối với những trường hợp hôi miệng lâu năm xuất phát từ trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… nha sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày hoặc men tiêu hóa để giảm thiểu nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng khó chịu .
Ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách để loại bỏ nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở răng miệng.

Lưu ý khi điều trị mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng

Nguyên tắc điều trị hôi miệng là phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, người bệnh không nên tự áp dụng bất kỳ một phương pháp nào khi chưa được các bác sĩ chỉ định để tránh việc điều trị sai cách, khiến tình trạng bệnh gia tăng mức độ nguy hiểm và biến chứng.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý với những trường hợp sau:

  • Trường hợp dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày nhưng tình trạng hôi miệng vẫn kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám trực tiếp và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
  • Với những trường hợp hôi miệng là do mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng,… thì bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc tây hoặc điều trị tại khoa để điều trị bệnh lý nhằm cải thiện tình trạng hôi miệng.
  • Với những nguyên nhân mắc bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, thực quản,… sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày tương ứng hoặc thuốc diệt ký sinh trùng đường tiêu hóa.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng phải thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh răng miệng kết hợp với dùng các sản phẩm hỗ trợ làm sạch sâu như nước súc miệng, chỉ nha khoa, gạc lưỡi,…
Thường xuyên thăm khám nha khoa để phát hiện sớm những bệnh lý tại khoang miệng.
Thường xuyên thăm khám nha khoa để phát hiện sớm những bệnh lý tại khoang miệng.

Cách phòng ngừa mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng

Để phòng ngừa, ngăn chặn mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng và những bệnh lý răng miệng khác mọi người cần lưu ý những điều sau:

  • Mỗi người nên tự xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân.
  • Thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất.
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ, an toàn, chỉ sử dụng nước đã qua xử lý.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm chưa được nấu chín như thịt gỏi, gỏi cá, rau sống, tiết canh,…
  • Rau củ, trái cây rửa ít nhất 3 nước và phải ngâm nước muối để loại bỏ ký sinh trùng.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm nặng mùi như mắm tôm, tỏi, hành tây, sầu riêng, đậu thối,….
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường vì vi khuẩn có thể lên men và bám dính vào chân răng gây sâu răng.
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đạm, cay nóng,.. vì nó khiến hệ tiêu hóa sinh ra khí sulfur, gây mùi hôi khó chịu.
  • Hạn chế dùng cà phê, rượu bia, thuốc lá… vì những chất này khiến cho miệng bị khô, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Xây dựng chế độ sống lành mạnh, ăn – ngủ – nghỉ đúng giờ, tránh căng thẳng, thức đêm, stress,…
  • Giữ thói quen tập luyện thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đánh cầu,…để tăng sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ 2 lần trong năm để phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý nguy hiểm.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh hiện tượng nhờn thuốc.

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng thực chất vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học công bố thông tin chính xác, chính vì vậy các bạn không nên hoang mang trước thông tin dư luận. Nếu tình trạng hôi miệng diễn ra trong thời gian dài và có chiều hướng gia tăng người bệnh hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để có phương án điều trị hợp lý nhất.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 3:58 PM , 30/05/2023

Tin liên quan

Thuốc Trị Sâu Răng Dạ Thảo Liên Công Dụng, Liều Dùng Như Thế Nào?

Thuốc trị sâu răng Dạ Thảo Liên là một loại tinh dầu được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về răng miệng như viêm lợi, sâu răng,...

Thuốc Giảm Đau Răng Cho Trẻ Em: #6 Thuốc Cho Hiệu Quả Nhanh

Đau răng là tình trạng dễ gặp phải ở trẻ em do thói quen sinh hoạt không khoa học và nhiều lý do khác. Khi những cơn đau nhức răng...

Viêm Nha Chu Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Và Không Bị Tái Phát

Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng ăn gì là thông tin sẽ được nha sĩ đưa ra cho người bệnh sau khi tư vấn và thực hiện các...

Cách Ngâm Rượu Cau Chữa Đau Răng Tại Nhà Như Thế Nào?

Cách ngâm rượu cau chữa đau răng tại nhà đã có từ lâu đời bởi trong cau có chứa nhiều dưỡng chất kháng viêm tốt. Cách này được áp dụng...

Cách Trị Sâu Răng Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả, Mới Nhất 2023

Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, do thói quen ăn uống và chế độ vệ sinh răng miệng không đảm...

Kem Đánh Răng Trị Sâu Răng Loại Nào Hiệu Quả An Toàn Nhất

Sử dụng kem đánh răng trị sâu răng là giải pháp mà nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sâu răng cùng nhiều bệnh lý về răng miệng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *