Không chỉ đối mặt với các chứng đau đầu, bốc hỏa, phụ nữ độ sau 40 tuổi còn gặp phải tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh. Lúc này cơ thể trở nên mệt mỏi hơn, dễ sinh ra cáu gắt, căng thẳng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Mất ngủ tiền mãn kinh là gì?
Mất ngủ tuổi tiền mãn kinh là tình trạng rối loạn giấc ngủ gặp phải ở phụ nữ trong độ tuổi 40+, những người bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Khảo sát trên 5000 phụ nữ tiền mãn kinh cho thấy, có hơn 40% trong số họ gặp phải triệu chứng mất ngủ. Vì thế bên cạnh những triệu chứng của tuổi tiền mãn kinh như bốc hỏa, cáu gắt, căng thẳng thì mất ngủ cũng được xem là một trong những biểu hiện của thời kì này.
Nguyên nhân nào gây mất ngủ tiền mãn kinh?
Mất ngủ thời kì tiền mãn kinh có nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Lúc này, các hormone Estrogen và Progesterone có trong buồng trứng bị sụt giảm trầm trọng. Trong khi đó, để có thể ngủ, tuyến thần kinh trung ương phải phát tín hiệu vào não bộ để não bộ phóng ra các chất có tác dụng phong bế thần kinh, đưa toàn thể não và các vùng dưới đồi, vùng cấu trúc lưới đi vào tình trạng ức chế. Có nghĩa là để ngủ thì cần sự kết hợp giữa cơ quan thần kinh và nội tiết. Phụ nữ tiền mãn kinh gặp vấn đề về nội tiết, vì thế thường gặp khó khăn hơn khi vào giấc ngủ.
Các biểu hiện của tiền mãn kinh như: bồn chồn chân tay, thường xuyên nóng bừng gặp mặt và đầu, khó thở khi ngủ hay tiểu đêm nhiều cũng là nguyên nhân trực tiếp phá vỡ giấc ngủ. Ngoài ra ở tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với chứng trầm cảm cao hơn so với các độ tuổi khác. Đó cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ tiền mãn kinh mất ngủ.
Một chiếc vòng luẩn quẩn được tạo ra khi rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh. Đó là càng mất ngủ thì người bệnh càng dễ lo lắng. Và càng lo lắng thì ngủ càng khó hơn, không sâu giấc và dễ dàng thức giấc.
Hậu quả nếu bị mất ngủ tiền mãn kinh
Phụ nữ tiền mãn kinh khi bị mất ngủ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
- Đầu tiên là luôn phải sống trong trạng thái mệt mỏi. Tâm tính trở nên cáu gắt thất thường không rõ lý do. Chất lượng cuộc sống vì thế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Trí nhớ bị suy giảm, thần kinh suy nhược và hệ miễn dịch suy yếu. Thiếu ngủ, mất ngủ ở tuổi tiền mãn kinh sẽ làm đứt gãy hàng rào miễn dịch của cơ thể. Do đó, người bệnh dễ mắc các bệnh lây nhiễm virus, vi khuẩn hơn, cơ thể cũng không có sức chống lại các tế bào xấu – vốn là các tế bào tiền đề cho sự phát triển của ung thư.
- Mất ngủ thời kì tiền mãn kinh có thể gây ra béo phì. Thật buồn là phụ nữ thì luôn muốn mình đẹp với số đo 3 vòng hoàn hảo nhưng cơ thể lại thường phải chịu rất nhiều thách thức. Từ việc béo khi mang thai, thừa cân sau sinh, cho đến béo phì ở độ tuổi tiền mãn kinh. Khảo sát mới đây đã cho thấy, những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày có khả năng bị béo phì gấp 3 lần so với những người khác.
- Phụ nữ tiền mãn kinh phải đối mặt với các rối loạn về tâm lý do thiếu ngủ, mất ngủ trầm trọng. Nếu như người trẻ tuổi thường chỉ mất ngủ trong vài ngày thì ở độ tuổi trung niên, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh thì mất ngủ kéo dài triền miên từ ngày này sang ngày khác. Khi bị thiếu ngủ, khó ngủ trong thời gian dài, người bệnh sẽ có thể mắc các chứng rối loạn thâm thần, hay lo âu, dễ bị stress, trầm cảm. 33% người mắc chứng mất ngủ cũng có biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ.
- Mất ngủ độ tuổi tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Điều này đã được khẳng định bởi các bác sĩ, các chuyên gia về lão khoa, tim mạch và nội tiết hàng đầu thế giới.
- Giảm ham muốn tình dục là tác hại không nhỏ của chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Phụ nữ độ tuổi này đang phải chống chịu với sự sụt giảm của lượng lớn hormone sinh lý nữ, lại phải đối mặt với chứng mất ngủ thường xuyên. Chính điều này khiến cho khả năng tình dục vốn đang giảm (do suy giảm nội tiết tố nữ) lại càng giảm hơn nữa. Nhiều chị em khi nhắc đến chuyện vợ chồng cảm thấy sợ hãi, không hứng thú. Việc quan hệ vợ chồng chẳng qua chỉ để đáp ứng nhu cầu của đối phương mà không hề có hứng thú.
Chữa mất ngủ sau khi mãn kinh như thế nào cho đúng?
Khi quan tâm đến vấn đề mất ngủ, bạn sẽ thấy được hàng loạt quảng cáo, các lời kêu gọi sử dụng sản phẩm và hứa hẹn với rất nhiều công dụng. Thế nhưng trên thực tế không phải phương pháp nào cũng tốt như vậy. Việc điều trị mất ngủ tiền mãn kinh cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh, giải quyết được căn nguyên gây bệnh đồng thời có hiệu quả lâu dài, không gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc, không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số biện pháp điều trị mất ngủ tiền mãn kinh gồm:
Các biện pháp hỗ trợ cải thiện mất ngủ dạng nhẹ
Để cải thiện chứng mất ngủ tiền mãn kinh dạng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giúp dễ ngủ sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Sắp xếp một thời khóa biểu thật khoa học, trong đó thời gian lên giường ngủ không quá 10 rưỡi tối. Bạn cần thiết lập một chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, nhẹ nhàng như: đi bộ, tập aerobic, dưỡng sinh… Không sử dụng các chất kích thích, các chất chứa cafein như: rượu bia, nước tăng lực, cafe, trà… Bên cạnh đó, ăn vừa phải đủ no, không xem các loại phim gây xúc động mạnh, kích thích não bộ khiến bạn phấn khích và không ngủ được.
Tránh xa thiết bị điện tử: Tránh xa các thiết bị như tivi, điện thoại, ipad vì chúng có thể khiến bạn khó ngủ. Phòng ngủ cần thoáng mát, nhiệt độ mát mẻ, đồng thời không bị quá sáng. Nếu khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, hãy thử kết hợp tiếng ồn trắng trong giấc ngủ. Đây là những âm thanh đều đều, nhẹ nhàng như tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng máy sấy tóc…
Giải quyết các công việc trước khi ngủ: Hãy giải quyết tất cả các công việc trước khi ngủ. Có như vậy bạn sẽ không phải suy nghĩ hay bận tâm về chúng trước khi đi ngủ. Giấc ngủ vì thế cũng chất lượng hơn rất nhiều.
Thay đổi chế độ ăn uống: Phụ nữ tiền mãn kinh bị mất ngủ nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học để chữa bệnh mất ngủ. Các thực phẩm giàu vitamin B, magie, canxi sẽ giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Xoa bóp bấm huyệt: Bạn hãy thử xoa bóp bấm huyệt để điều trị mất ngủ tại nhà. Bấm huyệt sẽ giúp khai thông kinh lạc, giải quyết tận gốc vấn đề mất ngủ. Một số vị trí huyệt đạo như huyệt nội quan, huyệt thần môn, huyệt dũng tuyền, huyệt thái kê, ấn đường và thái dương, huyệt tam âm giao sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Bạn cần kiên trì bấm huyệt 1-2 lần mỗi ngày. Lưu ý trong thời gian bấm huyệt chữa mất ngủ tuổi mãn kinh, bạn cần ăn đồ ăn thanh đạm, không sử dụng các chất kích thích, luôn giữ cơ thể ở trạng thái thoải mái và vui vẻ nhất có thể.
LƯU Ý: Các phương pháp kể trên chỉ có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ nhẹ, mất ngủ thoáng qua và chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống. Trường hợp mất ngủ kéo dài, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, người bệnh cần có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Trong đó, sử dụng các loại thuốc ngủ Tây y, các bài thuốc Đông y là cần thiết.
Sử dụng thuốc tây y cải thiện tình trạng mất ngủ
Người bệnh có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc Tây như:
Nhóm thuốc an thần benzodiazepine: Đây là nhóm lâu đời nhất, giúp an thần, giải lo âu như diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam…
Nhóm thuốc an thần non-benzodiazepins: Bao gồm Etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon… Loại này có thời gian bán hủy ngắn hơn đáng kể so với nhóm benzodiazepine nên tránh được tác dụng phụ không có lợi (buồn ngủ, chóng mặt) vào ban ngày như benzodiazepine, cũng như duy trì giấc ngủ tốt hơn.
Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc trong nhóm này như: Amitriptyline, mirtazapine, trazodone, doxepin… Các loại thuốc này được sử dụng chủ yếu để điều trị trầm cảm nhưng cũng có thể cải thiện triệu chứng mất ngủ khi được dùng với liều lượng thấp hơn.
Thuốc kháng histamin: Tiêu biểu như diphenhydramine và doxylamine, hai thuốc này cũng được coi là an toàn trong thai kỳ và được khuyến cáo để điều trị đầu tiên cho chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai vì có thể chúng có hiệu quả với chứng nôn nghén. Ngoài ra, còn có hydroxyzine là một loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng an thần.
Nhóm đồng vận thụ thể melatonin: Đây là hormone giúp kiểm soát chu kỳ thức – ngủ tự nhiên. Mức melatonin tự nhiên trong cơ thể cao nhất vào ban đêm.
LƯU Ý: Tuy nhiên cần lưu ý rằng sử dụng thuốc tây để chữa mất ngủ ở độ tuổi tiền mãn kinh cần theo chỉ dẫn và phác đồ của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc an thần hoặc các loại thuốc tây y gây buồn ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính mạng, nhẹ hơn thì gây ra các hệ lụy lệ thuộc vào thuốc, đau dạ dày, loét dạ dày…
Có rất nhiều cách để đẩy lùi chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên để hiệu quả nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, kê đơn chính xác. Tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc Tây sẽ gây ra vô vàn hệ lụy mà bạn chính là người phải trực tiếp gánh chịu.
Chữa mất ngủ bằng thuốc đông y
Bài thuốc 1:
Thành phần của bài thuốc đông y cho phụ nữ tiền mãn kinh khi bị mất ngủ bao gồm:
- Chem chép khô: 100 gram.
- Thịt nạc heo: 100 gram.
- Tóc tiên: 25 gram.
- Muối (tùy theo khẩu vị mà nêm cho vừa miệng).
Để điều chế bài thuốc này, bạn cần cho tất cả nguyên liệu trên vào một nồi nước, sau đó đun sôi với lửa nhỏ trong liên tục 1 giờ. Khi hoàn thành, bạn có thể thưởng thức bài thuốc đông y chữa mãn kinh này như một món ăn bình thường.
Bài thuốc 2:
Bài thuốc đông y này có thành phần gồm:
- Phù tiểu mạch: 30 gram.
- Đại táo: khoảng 10 quả.
- Cam thảo: 10 gram.
Sau khi rửa sạch và để hỗn hợp vào nồi, thêm khoảng 2 chén nước, cô cạn đến khi nước thuốc còn khoảng 1 chén nhỏ. Uống nước này mỗi ngày trong vòng 1 tháng, tình trạng bốc hỏa cũng như đổ mồ hôi đêm trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc 3:
Hoa mắt, đau đầu và chóng mặt cũng là một dấu hiệu thường thấy khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Để điều trị triệu chứng này, bài thuốc Đông Y cho phụ nữ tiền mãn kinh có thành phần như sau:
Cam cúc hoa: 12 gram.
Kỷ tử: 14 gram.
Để nấu thuốc, bạn nên cho cả 2 vị thuốc này vào cốc, sau đó thêm một lượng nước sôi vừa đủ, đợi khoảng 15 – 20 phút thì có thể uống.
Khắc phục chứng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh
Để có giấc ngủ ngon ở giai đoạn này thì phụ nữ có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau:
- Xây dựng và tuân theo thời khóa biểu làm việc nghỉ ngơi một cách khoa học.
- Chăm chỉ rèn luyện và tăng cường sức khỏe bằng cách duy trì chế độ tập luyện điều độ những môn thể thao vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, aerobic, yoga… Thời gian tập luyện nên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Hạn chế và tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… vào buổi tối.
- Để giảm triệu chứng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh, cần hạn chế ăn no và xem phim ảnh gây xúc động mạnh, phấn khích thái quá trước khi đi ngủ.
- Phòng ngủ, nơi để ngủ cần sạch sẽ và thoáng mát.
- Cân bằng nội tiết progesterone và estrogen bằng cách bổ sung estrogen.
- Trong trường hợp vẫn bị mất ngủ, có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ cần phải được bác sĩ tư vấn, chỉ định và hướng dẫn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh. Thực tế, mất ngủ không đơn giản như bạn nghĩ. Hãy thăm khám và điều trị dứt điểm chứng bệnh này để tránh tác động xấu đến sức khỏe.
TIN BÀI NÊN ĐỌC